Nuôi đúng để cá bớp đớp ra tiền!

Nuôi cá bớp đúng kỹ thuật, phòng trị bệnh đúng cách để tránh dịch bệnh lây lan trên diện rộng để mô hình nuôi cá bớp mang lại lợi ích kinh tế cao.

cá bớp
Cá bớp trở thành loài cá nuôi khá phổ biến. Ảnh: Zoochat

Cá bớp (cá giò) là một loài cá nuôi có tiềm năng kinh tế cao. Khi việc đánh bắt ngày càng suy giảm, thì các mô hình nuôi cá bớp trong lồng ven biển có thể cung cấp đầy đủ cho nhu cầu của người dân, cũng như giúp tăng thu nhập cho người nuôi cá. Nhưng bất kể loài thủy sản nào cũng vậy, việc phòng ngừa và quản lý dịch bệnh là một vấn đề hết sức quan trọng, đóng vai trò thiết yếu trong sự thành công của vụ nuôi.

Nuôi cá bớp
Cá bớp (cá giò) là một loài cá nuôi có tiềm năng kinh tế cao. Ảnh: worldfishing.net

Nuôi cá bớp

So với tôm hùm, thì cá bớp là một đối tượng nuôi có chi phí đầu tư thấp, lại dễ nuôi, nhanh lớn. Quan trọng là tỷ lệ sống cao hơn các vật nuôi khác, và ít rủi ro hơn. Thức ăn cho cá bớp là cá tạp nên cũng dễ cho việc tìm kiếm nguồn thức ăn và quản lý lồng nuôi. Hơn nửa, lợi nhuận từ việc nuôi cá bớp cũng cao hơn một số loài nuôi lồng khác. Ở một số tỉnh ven biển như Kiên Giang, Vũng Tàu, Khánh Hòa, các khu vực nuôi cá bớp trong lồng bè còn được kết hợp với mô hình du lịch sinh thái, mang lại nhiều giá trị kinh tế, nâng cao thu nhập cho người nuôi và quảng bá du lịch cho địa phương.

cá bớp giống
Nuôi cá bớp trong lồng ít rủi ro hơn các loài nuôi lồng khác. Ảnh: TSNT

Thịt cá bớp vừa nhiều lại trắng, có độ béo ngậy, thơm ngon rất cuốn hút, mà lại không có mùi tanh, nên có thể phù hợp với khẩu vị của nhiều đối tượng khác nhau, dù là trẻ nhỏ hay người lớn. Riêng phần đầu của cá bớp chứa rất nhiều sụn, vừa giòn giòn, dai dai lại vừa bổ dưỡng nên thường được lọc và chế biến thành món ăn hấp dẫn. Cá bớp không có nhiều xương dăm nhỏ nên chỉ cần lọc bỏ lớp xương giữa với những xương lớn ở xung quanh là có thể thưởng thức mà không lo đến vấn đề bị hóc xương. Thịt cá chứa một lượng protein khá dồi dào, chất béo ở mức cân đối, giàu omega3, ít cholesterol mà lại nhiều khoáng chất và vitamin cần thiết cho con người. Do vậy mà cá bớp được rất nhiều người ưa chuộng.

Bệnh trên cá bớp

Những loài cá nuôi lồng đặc biệt thường rất dễ mắc bệnh khi các thông số môi trường bị biến đổi, như nhiệt độ, độ mặn, oxy hòa tan, các chất hữu cơ trong nước dao động, và nhất là khi khí hậu thay đổi đột ngột. Dịch bệnh trên cá biển rất phổ biến trong những năm gần đây, với các tác nhân thường là vi khuẩn, vi rút, nấm, nguyên sinh động vật và ký sinh trùng. Tác nhân thừa cơ hội dinh dưỡng cho cá và môi trường biến đổi để tấn công và gây thiệt hại nặng nề.

bệnh trên cá bớp
Bệnh do Vibrio gây ra trên cá bớp. Ảnh: Tép Bạc.

Bệnh do các vi khuẩn vibrio gây ra trên cá bớp là những bệnh nghiêm trọng, đặc trưng bởi các triệu chứng viêm dạ dày, xuất huyết, nhiễm trùng huyết và dẫn đến tử vong. Sau khi kết thúc giai đoạn ương, cá giống (mỗi con nặng 50-80g) sẽ được thả vào lồng ngoài biển để nuôi. Khi có những căng thẳng xảy ra làm hệ miễn dịch của cá bị suy giảm, cá nuôi trong lồng rất dễ bị vi khuẩn Vibrio alginolyticus, V.parahaemolyticus V.harveyi tấn công, đó cũng là lúc dịch bệnh lây lan trên diện rộng. Vì hầu hết các loại kháng sinh đã bị cấm trong nuôi trồng thủy sản, nên giải pháp thay thế tốt nhất là duy trì sức khỏe cho cá dựa trên việc bổ sung chế phẩm sinh học, chất kích thích miễn dịch và sử dụng vaccine.

Phòng và trị bệnh cho cá bớp

Tiêm chủng là lựa chọn tốt nhất để kiểm soát dịch bệnh do vi khuẩn Vibrio gây ra trên cá bớp. Vacxin đầu tiên để phòng ngừa bệnh do Vibrio được sản xuất tại Na Uy năm 1988, được tiêm trên cá hồi. Đến nay, để phòng ngừa dịch bệnh do ba loại vi khuẩn V.alginolyticus, V.parahaemolyticusV.harveyi gây ra, vắc-xin tiêm chủng diện rộng trên cá bớp đã được sử dụng, giúp cá phát triển được khả năng miễn dịch, tạo ra kháng thể đặc hiệu bảo vệ cá.

cá bớp
Vắc-xin tiêm chủng diện rộng trên cá bớp giúp cá phát triển được khả năng miễn dịch. Ảnh: sportfishingmag.com

Cả cá bớp giống và nuôi thương phẩm đều cải thiện được các đáp ứng miễn dịch chống lại vi khuẩn Vibrio, các kháng thể huyết học phát triển rất tốt sau khi cá được tiêm vacxin. Tỷ lệ mắc bệnh do Vibrio đã được kiểm soát thành công bằng chiến dịch tiêm chủng thích hợp. Trong nuôi cá bớp, việc tiêm mũi vắc xin đầu tiên tại trại giống và tiêm nhắc lại sau đó tại lồng nuôi sẽ cho hiệu giá kháng thể và đáp ứng miễn dịch cao hơn trong 3 tháng. Nhờ đó, cá sẽ không bị nhiễm các bệnh do Vibrio gây nên tình trạng dịch bệnh kéo dài, làm thiệt hại lớn về kinh tế nữa!

Đăng ngày 09/09/2021
Hà Tử @ha-tu
Kỹ thuật

Tổng quan về công nghệ MBBR trong nuôi trồng thủy sản

MBBR là Moving Bed Biofilm Reactor, hứa hẹn là công nghệ xử lý nước thải ưu việt trong nuôi trồng thủy sản.

công nghệ MBBR
• 18:17 25/09/2021

Xử lý nước thải chế biến thủy sản bằng công nghệ SNAP

Xử lý nước thải chế biến thủy sản bằng công nghệ SNAP không chỉ loại bỏ hiệu quả nồng độ Ammonium mà còn xử lý đến 90% chất hữu cơ.

Chế biến cá tra
• 07:00 22/04/2020

Quan trắc nước nuôi trồng thủy sản bằng cảm biến nano

Sử dụng được cả trên bờ, dưới nước để quan trắc chất lượng nước, hệ thống cảm biến nano do Viện Công nghệ nano (INT) thuộc Đại học Quốc gia TPHCM nghiên cứu giúp người nuôi trồng thủy sản yên tâm khi chất lượng nước nuôi được cảnh báo tự động kịp thời khi có sự cố.

Quan trắc nước nuôi trồng thủy sản
• 14:35 05/02/2020

Lưu ý về môi trường trong ao nuôi tôm nước lợ

Quản lý môi trường ao nuôi tôm nước lợ là khâu quan trọng, đòi hỏi người nuôi có sự hiểu biết cần thiết về mối quan hệ giữa các yếu tố môi trường và biến động của chúng.Từ đó, có biện pháp điều chỉnh phù hợp, giảm nguy cơ thiệt hại, góp phần vào thành công của vụ nuôi.

Lưu ý về môi trường trong ao nuôi tôm nước lợ
• 08:46 30/10/2019

Gan tôm như thế nào mới gọi là “chuẩn”?

Trong hành trình nuôi tôm, ai cũng mong muốn tôm mau lớn, khỏe mạnh, ít bệnh, năng suất cao và đầu ra ổn định. Tuy nhiên, có một cơ quan cực kỳ quan trọng trong cơ thể con tôm mà nhiều bà con còn ít chú ý tới hoặc chưa thật sự hiểu rõ – đó chính là lá gan tụy.

Gan tôm
• 09:46 17/04/2025

Thả tôm giống với các bước cần lưu ý điều gì?

Thả tôm giống là một trong những công đoạn quan trọng nhất, quyết định đến 60–70% sự thành công của vụ nuôi. Dù bạn là người nuôi tôm truyền thống hay đang áp dụng mô hình nuôi công nghệ cao, thì việc thả giống đúng kỹ thuật luôn là điều kiện tiên quyết để tôm phát triển khỏe mạnh, hạn chế bệnh tật và đạt năng suất cao. Vậy khi thả tôm giống, cần lưu ý những gì?

Thả tôm giống
• 10:07 16/04/2025

Năng xuất nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao và các yếu tố kỹ thuật

Năng suất sản xuất tôm thẻ chân trắng mô hình siêu thâm canh, công nghệ cao dao động 4 - > 8 tấn/1.000 m2. Với mật độ thả dày ≥ 250 con/m2, mức nước sâu (h > 1,5m). Tỷ lệ sống > 70 %, tôm phát triển tốt, tăng trưởng đạt mức cao, ADG: 0, 3 – 0,4 gr/ngày. Đạt size tôm lớn 28 – 26 con/kg sau 100 ngày nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:00 13/04/2025

Kỹ thuật nuôi tôm sú và các biện pháp phòng bệnh

Tôm sú (Penaeus monodon) là một trong những đối tượng nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao tại Việt Nam và nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á. Tôm sú thích nghi tốt với môi trường nước lợ và có tốc độ tăng trưởng nhanh, giá trị dinh dưỡng cao và được thị trường quốc tế ưa chuộng. Tuy nhiên, nghề nuôi tôm sú hiện đang đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là các vấn đề về dịch bệnh. Bài viết này sẽ giới thiệu các kỹ thuật nuôi tôm sú trong môi trường nước lợ và các biện pháp phòng bệnh hiệu quả.

Tôm sú
• 13:20 02/04/2025

Cảng biển An Thới – Nhịp sống sớm mai đậm đà hơi thở biển Phú Quốc

Khi mặt trời vừa ló rạng nơi đường chân trời, cảng biển An Thới – một trong những cảng nhộn nhịp và đặc trưng nhất của Phú Quốc – đã bắt đầu sôi động. Không cần nhiều dụng cụ, đôi khi chỉ với một tấm lưới nhỏ, người dân nơi đây đã có thể kéo lên những mẻ cá tươi rói, lấp lánh trong nắng sớm như những món quà của biển cả dành cho cư dân đảo.

Cảng biển
• 03:36 19/04/2025

Một số loài nấm dễ xuất hiện trong ao nuôi

Trong hành trình nuôi tôm, ai cũng quen với những “hung thần” như vi khuẩn Vibrio, khí độc NH₃, NO₂ hay tảo độc bùng phát. Nhưng ít ai chú ý đến một nhóm “sát thủ thầm lặng” khác – nấm thủy sinh.

Nấm ở ao nuôi
• 03:36 19/04/2025

Phòng chống dịch bệnh thủy sản trong mùa nắng nóng

Mùa nắng nóng đang đến gần, kéo theo nguy cơ bùng phát nhiều loại dịch bệnh trên thủy sản, đặc biệt là tôm, cá nuôi nước ngọt và nước lợ. Để đảm bảo năng suất và chất lượng, người nuôi cần chủ động áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh kịp thời và hiệu quả.

Ao tôm
• 03:36 19/04/2025

Cá thủy tinh: Vẻ đẹp trong suốt từ thế giới dưới nước

Trong vô số loài cá cảnh đang làm mưa làm gió trên thị trường, cá thủy tinh (Glassfish) nổi bật như một viên ngọc trai trong suốt giữa đại dương sắc màu.

Cá thủy tinh
• 03:36 19/04/2025

Thủy sản quý 1, trọng tâm quý 2 và nhiệm vụ Chính phủ giao năm 2025

Với kết quả của ngành thủy sản trong quý 1, Bộ NN&MT đề ra nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm quý 2, tập trung thực hiện một số nhiệm vụ chủ yếu được Chính phủ giao để hoàn thành trong năm 2025.

Tôm
• 03:36 19/04/2025
Some text some message..