Nuôi ếch an toàn sinh học- Hướng đi mới ở Hải Ninh

Ủy ban nhân dân xã Hải Ninh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định đã hướng dẫn người dân chuyển đổi 50 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản, trong đó có mô hình nuôi ếch Thái Lan.

Nuôi ếch an toàn sinh học- Hướng đi mới ở Hải Ninh
Nuôi ếch trong lồng lưới theo hướng an toàn sinh học giúp giảm dịch bệnh, tăng hiệu quả kinh tế

Tính đến đầu năm 2018, toàn xã Hải Ninh có tổng cộng 33 hộ nuôi ếch Thái Lan, đa số các hộ nuôi theo hình thức công nghiệp trong bể xi măng hoặc bể bạt; một số hộ sử dụng thảo dược để nuôi ếch, từng bước thay thế thuốc kháng sinh.  

Hình thức nuôi ếch công nghiệp trong bể xi măng hoặc bể bạt đã tồn tại tại Hải Ninh 10 năm nay. Đây là hình thức nuôi sử dụng rất nhiều nước để thay rửa hàng ngày, đặc biệt giai đoạn ếch thương phẩm đạt kích cỡ trên 100gram/con, người nuôi phải thay nước 2 lần/ngày trước mỗi bữa ếch ăn. Nước thay rửa và hóa chất để sát khuẩn nguồn nước cấp được người dân thải thẳng ra ngoài sông ngòi, tích tụ nhiều năm làm môi trường ô nhiễm. Ngoài ra, do thói quen sử dụng thường xuyên thuốc kháng sinh để phòng trị bệnh cho ếch làm sản phẩm ếch bán ra ngoài thị trường không được đánh giá cao.

Từ những hạn chế như trên, năm 2017, ông Nguyễn Văn Thanh, xóm 12, xã Hải Ninh đã lần đầu tiên áp dụng hình thức nuôi ếch Thái Lan trong lồng lưới theo hướng an toàn sinh học. Ông cho biết: Cứ 1 vạn ếch giống nuôi với mật độ 100 con/m2, sau 3 tháng nuôi ông thu được 2,6 tấn ếch thịt bán với giá trung bình 48.000 đồng/kg, ông thu về 124,8 triệu đồng. Trong khi chi phí lớn nhất là tiền thức ăn công nghiệp cho 1 vạn ếch khoảng 50 triệu đồng, tiền thuốc phòng trị bệnh cho ếch chỉ khoảng 1-2 triệu đồng, như vậy sau khi trừ chi phí, ông thu về cả công và lãi hơn 70 triệu đồng/vạn ếch.

Trong khi nuôi theo phương thức công nghiệp trong bể xi măng, ông chỉ thu được 2,2-2,4 tấn ếch thịt/1vạn ếch giống, trong khi chi phí thức ăn công nghiệp và thuốc phòng trị bệnh tốn khoảng 70 triệu đồng/vạn ếch.

Chia sẻ thêm về hình thức nuôi mới này, ông Thanh cho biết: Ông sử dụng tỏi tươi xay cho ếch ăn, dùng một số loại thảo dược như hạt cau để phòng trị giun sán, nhọ nhồi, lá xoan để phòng bệnh đỏ chân… giúp ếch ít bị bệnh, nhanh lớn. Ngoài ra, ông không tốn tiền điện bơm thay nước mà còn thu thêm được vài tạ cá nhờ tận dụng thức ăn thừa và phân ếch thải ra.

Từ thành công của mô hình nuôi ếch Thái Lan trong lồng lưới theo hướng an toàn sinh học của gia đình ông Thanh, đến năm 2018 trên toàn xã Hải Ninh đã có thêm 2 hộ áp dụng hình thức nuôi ếch này, đặc biệt có hộ gia đình anh Tấn tại xóm 7 đã thu về 2,7 tấn ếch thịt/vạn ếch giống.      

Theo ông Cao Văn Viễn – Chủ nhiệm Câu lạc bộ nuôi ếch Hải Ninh cho biết: Hình thức nuôi ếch trong lồng lưới theo hướng an toàn sinh học mang lại hiệu quả kinh tế cao và sẽ là hướng đi mới cho người dân xã Hải Ninh trong những năm tới. Tuy nhiên người nuôi còn nhiều khó khăn khi áp dụng hình thức này như: thiếu kỹ thuật nuôi, thiếu nguồn giống chất lượng cao, giá trị sản phẩm thịt ếch an toàn chưa được nhiều người biết đến… Vì vậy trong những năm tới để nhân rộng hơn nữa hình thức nuôi ếch trong lồng lưới theo hướng an toàn sinh học cần sự chung tay góp sức của các đơn vị sản xuất giống, đơn vị chuyển giao kỹ thuật, các doanh nghiệp và người tiêu dùng sản phẩm sạch, an toàn.

TTKN Nam Định
Đăng ngày 25/12/2018
Nguyễn Thanh Thuần
Nuôi trồng

Hiện trạng tôm càng chết hàng loạt do ngập mặt tấn công ao nuôi

Trong bối cảnh hiện nay, vấn đề nắng nóng, xâm nhập mặn kéo dài tại các tỉnh miền Nam đang trở nên ngày càng nghiêm trọng đối với ngành nuôi trồng thủy sản. Kiên Giang, với diện tích lớn dành cho việc nuôi tôm càng xanh kết hợp với canh tác lúa, đang phải đối mặt với hậu quả đáng kể của hạn hán và xâm nhập mặn.

Tôm càng xanh
• 09:00 03/05/2024

Ảnh hưởng tiêu cực từ nước xả thải ao tôm

Việc quản lý và xử lý chất thải, xử lý nước thải trong nuôi trồng thủy sản cũng cần được chú trọng. Các vật tư hóa chất, chế phẩm sinh học được sử dụng trong các mô hình canh tác ở các vùng kinh tế đáp ứng tiêu chuẩn môi trường và hạn chế dịch bệnh nuôi trồng thủy sản lây nhiễm để phát triển bền vững ngành nuôi trồng thủy sản.

Nước ao tôm
• 08:00 02/05/2024

Quản lý tốt ao nuôi khi có mưa bất ngờ vào mùa nắng

Giai đoạn giao mùa nắng và mưa, sẽ xuất hiện những cơn mưa đầu mùa bất thường đang gây ra sự biến đổi đột ngột trong môi trường ao nuôi tôm. Sau cơn mưa đó là nắng nóng gay gắt, làm giảm sức đề kháng của tôm và tăng nguy cơ bùng phát bệnh.

Ao nuôi
• 08:00 02/05/2024

Hiểu rõ lợi ích của Edta trong nuôi tôm

Khi thảo luận về việc hiểu rõ lợi ích của Edta trong nuôi tôm, không thể phủ nhận vai trò quan trọng mà chất này mang lại trong quá trình chăm sóc và duy trì môi trường sống cho tôm.

Ao tôm
• 08:00 01/05/2024

Độ hòa tan của thức ăn quan trọng như thế nào?

Để đánh giá nhanh chất lượng thức ăn tôm tốt nhất, bên cạnh các chất dinh dưỡng cần thiết, việc hiểu rõ về độ hòa tan của thức ăn đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ trả lời cho câu hỏi độ hòa tan của thức ăn cho tôm quan trọng như thế nào? và yếu tố nào giúp đánh giá độ hoàn tan của thức ăn.

Thức ăn viên
• 15:38 05/05/2024

Công nghệ “sông trong ao” nuôi cá trắm cỏ ở Việt Nam

Ngày 24/4/2024, Tép Bạc có bài giới thiệu công nghệ nuôi cá “sông trong ao” (IPRS) do các chuyên gia thủy sản của Hội đồng xuất khẩu đậu nành Hoa Kỳ thực hiện ở nhiều nước trên thế giới, trong đó ở Việt Nam từ năm 2017.

Cá trắm cỏ
• 15:38 05/05/2024

Khả năng tái tạo cơ thể kỳ diệu của sên biển

Năm 2021, một nhóm nghiên cứu ở Nhật Bản đã phát hiện một loài sên biển thuộc họ sacoglossans có khả năng tự tái tạo phần cơ thể đã mất đi chỉ trong khoảng từ 2 đến 3 tuần.

Sên biển
• 15:38 05/05/2024

Cá nhám phơi: Loài cá to lớn có tính tình thân thiện

Sở hữu thân hình to lớn và có phần kỳ dị, nhưng cá nhám phơi lại là một sinh vật biển có tính tình rất hiền lành và thân thiện.

Cá nhám
• 15:38 05/05/2024

Xuất khẩu nông lâm thủy sản tăng mạnh trong 4 tháng đầu năm

Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 19,06 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm 2023. Cùng với đó, nhập khẩu nông lâm thủy sản đạt 14,32 tỷ USD. Như vậy, giá trị xuất siêu ngành đạt được 4 tháng là 4,74 tỷ USD, tăng 71,5%.

Tôm thẻ
• 15:38 05/05/2024