Nuôi ếch khép kín, lãi từ giống đến thịt

Mô hình nuôi ếch này đang được triển khai tại tổ dân phố 6, thị trấn Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh).

nuôi ếch
Sau thành công của 7 mô hình nuôi ếch khép kín được triển khai nhiều năm ở các tỉnh phía Bắc, kỹ sư thủy sản Đặng Xuân Kỳ đã mạnh dạn đưa mô hình nuôi ếch về Hà Tĩnh.

Anh Đặng Xuân Kỳ, cán bộ Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 1 (Bắc Ninh) đã mạnh dạn đưa mô hình về quê hương triển khai. Theo anh Kỳ, trước đó, anh đã triển khai thành công 7 mô hình nuôi ếch Thái Lan khép kín ở các tỉnh phía Bắc.

Được khởi động từ đầu năm 2020 nhưng bị gián đoạn do dịch bệnh nên đến cuối tháng 5, mô hình mới thực sự được triển khai ở tổ dân phố 6, thị trấn Cẩm Xuyên.


Mô hình nuôi ếch khép kín từ khâu sinh sản nhân tạo, ấp trứng ...

Ếch Thái Lan có ưu thế sinh trưởng ngắn ngày. Quy trình khép kín từ việc cho sinh sản nhân tạo, ấp trứng, nuôi nòng nọc đến ếch con, ếch giống, ếch thương phẩm chỉ trong khoảng thời gian 60 đến 65 ngày.

Giống ếch này cũng thích nghi với khí hậu ở Hà Tĩnh và khả năng chống chọi bệnh tật cao. Bể trải bạt, bể xi măng.. đều có thể tận dụng nuôi ếch nên chi phí thấp.


... Đến giai đoạn nòng nọc...

Chính vì thế, chỉ 400 triệu đồng cho việc đầu tư 30 bể nuôi lót bạt và 600 trăm cặp ếch bố mẹ, sau 2 tháng nuôi, mô hình đã mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt.

Từ việc xuất bán 35 vạn con giống, anh Kỳ đã có nguồn thu gần 400 triệu đồng (trừ chi phí đầu tư còn lãi hơn 200 triệu). Ngoài ra, trong tháng 8 này, anh sẽ xuất thêm 2 tấn ếch thương phẩm, dự kiến nguồn thu trên 80 triệu đồng.


... phát triển thành ếch con

Nguồn nước nuôi cũng không làm khó người dân bởi được dùng từ các hồ chứa, thủy nông, nước giếng khoan, nhiệt độ nước trong bể nuôi và ngoài môi trường cũng gần như nhau. Việc thay nước tùy từng giai đoạn được thực hiện 2 - 3 ngày 1 lần và mỗi ngày cho ăn 3 lần vào sáng, chiều, tối. Điều người nuôi ếch cần chú ý nhất vẫn là đảm bảo chỉ số PH trong nước giao động từ 6,5 đến 8.


Ếch giống (chỉ trong vòng 23-28 ngày là có thể xuất ếch giống).

Việc đảm bảo vệ sinh môi trường cũng được thực hiện qua 2 bước đó là xử lý môi trường bằng thuốc vi sinh ngay trong bể nuôi vừa để nâng cao hiệu quả nuôi, phòng chống dịch bệnh cho ếch, vừa để hủy mùn, bã hữu cơ, khí độc. Trước khi thoát ra môi trường, nước thải được dẫn vào mương riêng và qua một khâu xử lý cuối cùng.

Hiệu quả từ mô hình nuôi ếch khép kín của kỹ sư Đặng Xuân Kỳ cũng đã mở ra một bước khởi đầu mới với niềm hy vọng cho người nông dân có ý tưởng nuôi ếch trên địa bàn Hà Tĩnh.


Nuôi ếch Thái Lan khá đơn giản, chi phí thấp, thời gian sinh trưởng chỉ 60-65 ngày, ếch có thể được nuôi trong hồ trải bạt rộng khoảng 18m2, mỗi ngày cho ăn 3 lần và 2 đến 3 ngày thay nước 1 lần

Ông Bùi văn Minh ở Thạch Văn, Thạch Hà cho biết: “Tôi đã gắn bó với kỹ sư Kỳ từ nhiều năm trước với những lần trao đổi để học hỏi kinh nghiệm, để được tư vấn và cung ứng con giống. Hiện nay, việc đưa mô hình nuôi ếch Thái Lan về Hà Tĩnh của Kỳ sẽ tạo điều kiện rất lớn cho những người nuôi như chúng tôi. Đó là giảm chi phí vận chuyển con giống, việc tư vấn kỹ thuật cũng thuận lợi và dễ dàng hơn".


Ông Bùi Văn Minh (người đứng giữa) tham quan học hỏi kinh nghiệm mô hình

Việc đưa mô hình nuôi ếch Thái Lan khép kín về quê hương của kỹ sư Kỳ sẽ tạo điều kiện cho nhiều nông dân có cơ hội thử sức.

Chị Đặng Nữ Trang - Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Cẩm Xuyên cho biết: “Niềm tin mà chúng tôi dành cho anh Kỳ không chỉ là thành công bước đầu của mô hình tại tổ dân phố 6, thị trấn Cẩm Xuyên mà còn là thành công của 7 mô hình nuôi khép kín được anh xây dựng ở 7 tỉnh thành phía Bắc từ nhiều năm lại nay. Chính vì thế, sắp tới, chúng tôi cũng sẽ tổ chức cho bà con tham quan học hỏi kinh nghiệm, khoa học kỹ thuật để thực hiện ý tưởng nuôi ếch”.


Ếch thương phẩm của mô hình anh Kỳ chuẩn bị xuất bán

Được biết, hiện tại anh Kỳ đã trợ giúp cho một số hộ dân nuôi ếch ở các xã Cẩm Thạch, Cẩm Sơn, Cẩm Quan (Cẩm Xuyên) và Thạch Hà với số lượng mỗi hộ mua 4.000 con giống thì được giảm 60% giá và chuyển giao khoa học kỹ thuật.

Báo Hà Tĩnh
Đăng ngày 29/07/2020
Thúy Ngọc- Anh Tấn
Nuôi trồng

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:19 15/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 11:36 14/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 11:00 13/11/2024

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá điêu hồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm là một mô hình khá hiệu quả, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo sự bền vững cho người nuôi. Mô hình này kết hợp giữa việc nuôi cá và các hoạt động tiêu thụ, cung cấp cho người nuôi một thị trường ổn định và giảm thiểu rủi ro về giá cả hay tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là các giải pháp cần lưu ý khi thực hiện mô hình này

Cá điêu hồng
• 10:52 13/11/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 18:55 15/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 18:55 15/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 18:55 15/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 18:55 15/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 18:55 15/11/2024
Some text some message..