Nuôi hà treo dây - nghề mới ở huyện đảo Cát Hải

Chỉ cách đây 3 năm, ngư dân xã Phù Long (huyện Cát Hải, Hải Phòng) phải lặn lội sông nước để khai thác hà trong tự nhiên, nay họ chỉ cần ra giàn nuôi, cắt cả dây hà đem về.

nuôi hà
Những dãy giàn bè nuôi hà trên sông Phù Long

Nghề mới ở huyện đảo

Trước đây, mỗi tháng chỉ có khoảng chục ngày nước cạn, ngư dân mới gõ được hà bán, còn bây giờ ngày nào cũng có hà cung cấp cho thị trường.

Xã đảo Phù Long nằm phía tây đảo Cát Bà, 3 mặt giáp biển, có nhiều luồng lạch, hồ đầm nước mặn, nước lợ chằng chịt. Những bãi bồi ven sông, ven biển trải dài trù phú, dòng thủy triều mạnh cùng với nguồn nước sạch, lưu thông thường xuyên là điều kiện lý tưởng cho loài hà sinh sống.

Vài năm trở về trước, người dân Phù Long chỉ khai thác hà trong tự nhiên. Nghề đi gõ hà đá đã là sinh kế của rất nhiều lao động địa phương, nhất là phụ nữ. Nhưng mỗi tháng chỉ có khoảng 10 ngày nước cạn mới gõ được hà, còn những ngày nước lên, hà ngập sâu thì không lấy được. Không chỉ thế, nguồn lợi hà trong tự nhiên ngày càng ít đi khiến việc khai thác khó khăn hơn.

3 năm trở lại đây, ngư dân Phù Long có thêm nghề mới: Nuôi hà. Nói là “nuôi” cũng không hẳn, vì quá trình nuôi gần như dựa hoàn toàn vào tự nhiên, từ nguồn giống đến nguồn thức ăn, ngư dân chỉ việc làm “nơi ở” cho hà rồi chờ đến ngày thu hoạch.

Trên các bãi bồi ven sông, ven biển, họ chọn những vị trí thích hợp cho hà sinh sống rồi làm các giàn tre thật chắc chắn. Họ gom vỏ hà, rửa sạch, xâu vào dây, mỗi dây khoảng 5 vỏ, rồi treo dây vào giàn tre. Dây cách dây 15 - 20cm, con cuối trên dây cách đáy nước 15 - 20cm. Giàn bè phải vững, cân bằng để có thể chịu lực khi hà bám vào sinh sống và lớn lên. Khi thu hoạch, mỗi dây hà nặng đến cả chục kg.

Người nuôi hà ở Phù Long thường thả dây vào tháng 2 và tháng 7 âm lịch, để đón con nước thủy triều tháng 3 và tháng 8 đem theo rất nhiều ấu trùng hà vào bãi. Ấu trùng bám vào các vỏ hà trên dây, “định cư” luôn ở đó. Hà bám vào dây nhiều đến nỗi người nuôi phải tỉa bớt đi.


Một giàn bè đang vào mùa thu hoạch

Quá trình chăm sóc chỉ cần người nuôi thi thoảng kiểm tra giàn tre, nếu chỗ nào gẫy hỏng thì tu bổ, hoặc nhà nào chăm chỉ thì đi bắt ốc vôi bám vào dây để tránh ốc vôi ăn hà.

Thức ăn của hà là phù du trong nước. Vùng này phù du phong phú nên con hà to, nhiều thịt, thơm ngon có tiếng. Đôi khi, vào những ngày nước cạn, dây hà không ngập nước, hà không lấy được thức ăn trong nước thì phải di chuyển hà ra chỗ nước sâu hơn. Nuôi hà khoảng 6 tháng là có thể thu hoạch. Khi thăm giàn nuôi thấy hà “béo” (đầy thịt, mọng nước) thì cắt dây hà về, nếu thấy hà còn “gầy” thì để lại nuôi thêm. Trung bình 1 vạn dây thì cho thu hoạch 1 tấn hà (nguyên vỏ).  

Trăn trở đầu ra

Chị Nguyễn Thị Nga ở xóm Ngoài, xã Phù Long đang nuôi 15 nghìn dây hà trên giàn bè hơn 2.000m2. Bà con trong xã thường làm giàn bè trên bãi sông, còn nhà chị Nga làm giàn trên bãi triều ven biển. Trên thì chị nuôi hà treo dây, dưới thì chị nuôi ngao.

Chị Nga cho biết: “Năm đầu tiên nuôi hà, tôi đầu tư 45 triệu đồng làm giàn bè treo 3 vạn dây. Giàn bè có thể dùng được vài năm. Nghề này nhàn, lại cho lợi nhuận khá. Chẳng hạn nếu đầu tư 50 triệu đồng, trừ chi phí sẽ còn lãi trên 50 triệu đồng. Hiện giá hà đã tách bỏ vỏ là 60 - 70 nghìn đồng/kg. Giá cả tương đối ổn định nhưng đầu ra hơi khó. Nếu nuôi ít thì không sao nhưng nuôi nhiều thì khó mà bán hết, vì bà con ở đây cũng chỉ bán loanh quanh trong xã và thị trấn Cát Bà. Vì thế năm nay tôi giảm một nửa lượng nuôi so với năm ngoái”.


Vỏ hà đổ đống ven đường đi thị trấn Cát Bà, gây mất vệ sinh và mỹ quan

Ông Nguyễn Đình Nghiếp, Chủ tịch Hội Nông dân xã Phù Long cũng trăn trở: “Xã hiện có 120 hộ nuôi hà, có những nhà nuôi hàng chục vạn dây. Đây là mô hình mới ở Phù Long, phù hợp với điều kiện của địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá. Nuôi hà không lo bị mất mùa như nuôi nhiều loại cây con khác, tỷ lệ hà chết hầu như không có. Nhưng đầu ra cho sản phẩm đang khó vì thị trường vẫn chỉ bó hẹp trong phạm vi huyện đảo. Năm trước các hộ nuôi rất nhiều, nhưng năm nay đã giảm đi một phần”.

Đầu ra cho sản phẩm hà Phù Long một phần trông vào thị trường khách du lịch Cát Bà. Nhưng mùa thu hoạch hà chính vụ lại là mùa thu đông - thời gian mà Cát Bà vắng du khách. Trong khi đó, hà không bảo quản được lâu, nếu để nguyên vỏ thì được 10 ngày, nếu tách bỏ vỏ và bảo quản mát thì được 2 ngày, còn nếu cấp đông, hà sẽ mất ngon.

Một khó khăn nữa của nghề nuôi hà Phù Long là lượng vỏ hà sau thu hoạch lớn nhưng không có nơi tiêu hủy, gây ô nhiễm môi trường. Tình trạng này rất cần được địa phương nhanh chóng giải quyết để bảo vệ môi trường trong sạch ở đảo ngọc Cát Bà.

Nông Nghiệp Việt Nam, 13/10/2016
Đăng ngày 13/10/2016
Hân Minh
Nuôi trồng

Lý do vì sao nên xét nghiệm EHP cho tôm giống?

Bệnh do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra, khiến tôm chậm lớn và khó đạt kích thước tối ưu, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng tôm.

Tôm giống
• 09:52 07/11/2024

Hiệu quả sử dụng protein trong nuôi tôm

Protein là thành phần dinh dưỡng quan trọng trong khẩu phần ăn của tôm, góp phần chính vào việc xây dựng cơ bắp, hệ thống miễn dịch và duy trì sức khỏe tổng thể của chúng. Đối với người nuôi tôm, việc hiểu và tối ưu hóa hiệu quả sử dụng protein sẽ giúp giảm chi phí thức ăn, tăng tỷ lệ tăng trưởng, và hạn chế các rủi ro sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:48 06/11/2024

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 11:27 05/11/2024

Sự căng thẳng ở tôm

Căng thẳng ở tôm là một vấn đề quan trọng mà bà con nuôi tôm cần nắm vững để bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất của đàn tôm. Khi bị căng thẳng, tôm sẽ yếu dần, dễ mắc bệnh và khó phát triển như mong muốn.

Tôm thẻ
• 10:11 05/11/2024

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 03:32 08/11/2024

Quy định truy xuất nguồn gốc từ Châu Âu: Cơ hội hay thách thức cho thủy sản Việt Nam?

Trong những năm gần đây, thị trường châu Âu (EU) ngày càng thắt chặt các quy định về an toàn thực phẩm, đặc biệt là đối với ngành thủy sản nhập khẩu. Đối với Việt Nam, một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào EU, việc tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định này là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo sự hiện diện bền vững trên thị trường khó tính này. Vậy các quy định truy xuất nguồn gốc từ châu Âu là cơ hội hay thách thức đối với thủy sản Việt Nam?

Hải sản
• 03:32 08/11/2024

Bạch tuộc Dumbo: Sinh vật dưới nước độc đáo bơi bằng tai

Bạch tuộc Dumbo – một cái tên đáng yêu, đầy gợi nhớ đến chú voi biết bay trong bộ phim hoạt hình nổi tiếng của Disney – là một trong những loài sinh vật độc đáo và quyến rũ nhất dưới đáy đại dương. Loài bạch tuộc này không chỉ nổi bật bởi ngoại hình dễ thương mà còn bởi cách di chuyển đặc biệt bằng "tai" của mình.

Bạch tuộc
• 03:32 08/11/2024

Cá mặt quỷ đỏ: Loài cá độc đáo của vùng biển nhiệt đới

Cá mặt quỷ đỏ (Scorpaena) là một trong những loài cá biển nhiệt đới độc đáo và nổi bật nhất với ngoại hình vừa ấn tượng vừa nguy hiểm. Được tìm thấy phổ biến ở các rạn san hô và khu vực biển nông của vùng biển nhiệt đới, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ ngoài đáng sợ mà còn thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu cũng như người chơi cá cảnh đam mê tìm kiếm những loài cá lạ. Hãy cùng khám phá về cá mặt quỷ đỏ và lý do tại sao loài cá này lại đặc biệt đến vậy.

Cá mặt quỷ
• 03:32 08/11/2024

Lý do vì sao nên xét nghiệm EHP cho tôm giống?

Bệnh do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra, khiến tôm chậm lớn và khó đạt kích thước tối ưu, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng tôm.

Tôm giống
• 03:32 08/11/2024
Some text some message..