Nuôi Koi ảo, mất tiền thật

Nhiều người đầu tư vào dự án Fish Koi - nuôi cá trên nền tảng công nghệ 4.0 - với viễn tưởng hưởng lợi nhuận chỉ trong thời gian ngắn, tuy nhiên, tiền đâu chưa thấy đã phải ngậm ngùi ôm trái đắng.

lừa đảo
Phan Thái Đảng, người đứng đầu dự án tại Nghệ An.

Ngày 13-4-2022, anh Nguyễn T. D. (sinh năm 1985, trú tại phường Quỳnh Lôi, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội) có đơn tố cáo ông Phan Duy Tiên (trú tại Gò Dầu, Tây Ninh), là người nằm trong ban lãnh đạo của dự án nuôi cá Koi công nghệ 4.0 (FishKoiVietNam) khi ông này có hành vi lôi kéo anh tham gia vào dự án, bỏ tiền thật để mua tiền ảo, sau đó gây khó dễ trong việc rút tiền về. Hậu quả là chỉ sau hơn nửa năm theo đuổi dự án, nguy cơ “bay màu” hàng trăm triệu đồng của anh D. đang ngày càng hiện hữu khi hệ thống thông báo dừng việc thanh khoản để xây dựng game mới.

Trước đó, vào khoảng tháng 11-2020, thông qua một người bạn giới thiệu, anh D. biết đến dự án FIRST INTERCHANGEABLE TOKEN (FIT), là một dự án về trò chơi game có trụ sở tại nước Anh, được phát triển bởi một công ty tư nhân, có giấy phép hoạt động. Từ sự tư vấn của ông Tiên, anh D. quyết định bỏ ra số tiền 28.500 USD để đầu tư, với cam kết sẽ nhận được mức lợi nhuận 10-15%/tháng.

Fish Koi
3 hình thức chính trong dự án Fish Koi.

Dự án này mô phỏng việc nuôi cá Koi ngoài đời thật thông qua việc mua trứng cá về ấp, cho cá ăn hàng ngày và sử dụng các vật phẩm trong game để cá phát triển lên các level. Sau 8 tháng sẽ kết thúc một chu trình, khi đó cá ở level 8 mỗi tháng sẽ đẻ 3 quả trứng, người đầu tư sẽ thu lợi nhuận từ việc bán trứng. Tuy nhiên, sau một thời gian theo dự án, anh D. nhận thấy việc nhận tiền hoa hồng, tiền lãi hằng tháng không như mong đợi nên đã nhiều lần muốn rút tiền về nhưng lại gặp rất nhiều khó khăn. Sau rất nhiều nỗ lực, anh chỉ rút được 13.200 USD, còn 15.300 USD (tương đương khoảng 367 triệu đồng), đến nay vẫn nằm trong hệ thống. 

Tương tự, trong đơn tố cáo ông Phan Duy Tiên, anh Lộ Công Q. B. (sinh năm 1998, trú tại huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh) cho biết, bản thân anh từng tham gia một số dự án về tiền ảo và đã mất rất nhiều tiền nên khi được giới thiệu về dự án này, anh rất thận trọng. Tuy nhiên, trong quá trình tìm hiểu, anh B. được ông Phan Duy Tiên khẳng định, đây là “dự án có một không hai, ai có phước đức lắm mới gặp được” và đây là dự án mà chính ông Tiên đã phải trực tiếp sang tận nước Anh mang về, nên khẳng định 100% có lãi. Ông Tiên còn cam kết lợi nhuận và cam kết chỉ thắng không thua trên các buổi zoom lẫn tin nhắn trong nhóm chat Zalo thì anh B. tin tưởng tuyệt đối. Sau đó, anh B. đã đầu tư nhiều lần để mua 4 con cá, mỗi con trị giá 455 USD, cùng với việc tham gia thêm các hình thức khác thì tổng số tiền mà anh B. bỏ ra cho dự án này là 7.830 USD, tương đương 184 triệu đồng.

Trong các buổi zoom, các lãnh đạo công ty còn treo giải nếu ai tìm được “điểm gãy” của dự án thì sẽ thưởng 2.000 USD ngay lập tức, vì vậy các nhà đầu tư rất tin tưởng vào dự án này. Tuy nhiên, sau một thời gian theo dự án, nhiều nhà đầu tư muốn rút tiền từ việc đầu tư về thì rất khó khăn. Khoảng tháng 8-2021, các nhà đầu tư đem vấn đề này thắc mắc với những người đứng đầu thì bất ngờ là tất cả đều nhận được câu trả lời giống nhau từ những người đứng đầu là, hiện tại đã rút khỏi dự án và không còn liên quan.

Cũng trong thời gian này, hàng loạt nhà đầu tư khác ở Vĩnh Phúc, Nghệ An, Hà Nội, Tây Ninh... gửi đơn tố cáo các leader, được coi là thành phần chủ chốt trong ban lãnh đạo công ty, đại diện ở các địa phương nói trên, về các hành vi có dấu hiệu lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Trong đó, có những người chơi mất số tiền tới gần 1 tỷ đồng, như trường hợp chị Nguyễn Thị L.T. (sinh năm 1973, trú tại TP Vinh). Nghe theo lời mời gọi của leader Phan Thái Đảng (Eric Phan), chị đã đầu tư gần 1 tỷ đồng vào dự án này. Qua bạn bè giới thiệu, chị biết đến Phan Thái Đảng và sau đó được người đàn ông này lôi kéo vào dự án có tên GBHUB. Tuy nhiên, không lâu sau chị bị mất gần 1 tỷ đồng, hiện vẫn chưa đòi lại được.

“Trong lúc chờ đợi để lấy lại tiền từ dự án đó, Đảng lại nhiều lần tỉ tê với tôi là phải đầu tư vào một dự án khác, có tên gọi Fish Koi để gỡ gạc lại tiền đã mất. Lúc đầu tôi định không đầu tư nhưng Đảng lôi kéo mãnh liệt quá, lễ tết đều quà cáp, thăm hỏi, thậm chí tôi vào TP Hồ Chí Minh thăm con, anh ta cũng theo vào rồi tới tận nhà nhiệt tình tư vấn. Bởi vậy, tôi đã giấu chồng con, quyết định đầu tư mua tất cả các loại cá ảo với tổng số tiền gần 900 triệu đồng, chuyển qua tài khoản cá nhân mang tên Phan Thái Đảng. Đến nay, số tiền này cũng có nguy cơ mất trắng”, chị T. cay đắng kể lại.


Những người đứng đầu dự án luôn tạo cho mình vỏ bọc sang chảnh.

Theo tìm hiểu của phóng viên, thực chất của Fish Koi là một dự án đa cấp tiền ảo biến tướng, với thủ đoạn không hề mới. Sau khi đã lôi kéo được các nhà đầu tư tham gia đầu tư với số tiền lớn, những người đứng đầu dự án bằng nhiều thủ đoạn sẽ hạ giá đồng tiền ảo, đồng thời gây khó khăn khi nhà đầu tư muốn rút tiền. Còn đối với các leader, để lôi kéo được nhà đầu tư, những người này thường tạo cho mình một vỏ bọc sang chảnh, đặc biệt là trên mạng xã hội. Sau khi đã lừa đảo và chiếm đoạt thành công số tiền không nhỏ của người chơi, các leader thường “cao chạy xa bay”, phủi trách nhiệm với nhà đầu tư mà mình đã lôi kéo vào để tiếp tục chuyển qua những dự án tương tự, lừa đảo người chơi mới.

Như trường hợp của leader Phan Thái Đảng, người được cho là cầm đầu nhóm người chơi tại Nghệ An, trao đổi với phóng viên, Đảng xác nhận ông là người trực tiếp nhận tiền từ những nhà đầu tư này để đầu tư vào dự án Fish Koi. Phan Thái Đảng cũng nhận mình là trưởng nhóm (leader) ở Nghệ An, có thành lập một văn phòng tại đây để kêu gọi các nhà đầu tư. “Hiện tại thì người đưa dự án này về Việt Nam vẫn chưa liên lạc được với công ty ở nước ngoài để giải quyết. Trong vụ việc này, tôi cũng mất rất nhiều tiền. Những người tôi đưa vào dự án phần lớn cũng là người thân, bạn bè”, ông Đảng cho biết.

Hiện, Cơ quan CSĐT Công an TP Vinh đã tiếp nhận đơn tố cáo của một số nạn nhân ở nhiều địa phương trên cả nước và đang trong quá trình thu thập dữ liệu, xác minh và điều tra theo quy định.

An ninh Thế Giới
Đăng ngày 27/04/2022
Thiện Thành
Kinh tế

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 10:49 29/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 10:00 25/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 10:29 21/11/2024

Cua ghẹ Việt Nam tăng trưởng ấn tượng khi hút hàng tại Trung Quốc

Xuất khẩu cua ghẹ và các loại giáp xác khác của Việt Nam đang có sự bứt phá ngoạn mục trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Trung Quốc. Số liệu từ tháng 9/2024 cho thấy, ngành hàng này tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, mở ra nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới.

Ghẹ
• 09:34 20/11/2024

Tạo thói quen kiểm tra môi trường nước nuôi tôm thường xuyên

Môi trường nước ổn định và sạch sẽ giúp tôm sinh trưởng khỏe mạnh, hạn chế dịch bệnh và mang lại sản phẩm chất lượng cao. Ngược lại, môi trường nước bị ô nhiễm hoặc không đạt chuẩn có thể gây hại cho sức khỏe của tôm, thậm chí làm suy giảm năng suất hoặc dẫn đến thất thoát toàn bộ vụ mùa.

Thăm nhá tôm
• 06:22 03/12/2024

Sử dụng men vi sinh để trị bệnh cho tôm

Một trong những giải pháp đang ngày càng được nhiều người nuôi tôm áp dụng để kiểm soát và điều trị bệnh chính là sử dụng men vi sinh. Men vi sinh không chỉ giúp cải thiện chất lượng nước mà còn hỗ trợ tôm khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng và phòng ngừa các bệnh thường gặp. Việc áp dụng men vi sinh đúng cách có thể mang lại hiệu quả lâu dài, giúp người nuôi tôm bảo vệ đàn tôm khỏi bệnh tật và nâng cao năng suất nuôi trồng.

Men vi sinh
• 06:22 03/12/2024

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 06:22 03/12/2024

Cách tăng cường hoạt tính của các Enzyme tiêu hóa

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm chính là hệ tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôm cũng có đủ enzym tiêu hóa hoặc enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Sau đây là một số cách tăng cường hoạt tính của các Enzym tiêu hóa cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 06:22 03/12/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 06:22 03/12/2024
Some text some message..