Nuôi lươn thương phẩm không bùn, chi phí thấp, hiệu quả cao

Mô hình nuôi lươn thương phẩm không bùn của anh Nguyễn Sỹ Tùng, thôn Phong Niên, xã Hòa Thắng, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên đã mang lại hiệu quả cao cho gia đình anh bởi mô hình này ít công chăm sóc, thời gian nuôi ngắn, chi phí thấp lại dễ nuôi…

Nuôi lươn thương phẩm không bùn, chi phí thấp, hiệu quả cao
Mô hình nuôi lươn thương phẩm không bùn của gia đình anh Tùng

Để làm kinh tế hộ gia đình, ổn định cuộc sống, gia đình anh Nguyễn Sỹ Tùng cũng đã trải qua nhiều phương cách sản xuất, như: Chăn nuôi gà, nuôi cá trê, cá lóc…. Anh là một trong những nông dân tích cực, hăng hái tham  gia các lớp tập huấn phổ cập khuyến nông do Trung tâm Khuyến nông tỉnh tổ chức hằng năm tại địa phương. Một trong những lần ấy, anh được tham gia lớp tập huấn về kĩ thuật nuôi lươn thương phẩm không bùn bằng hồ xi măng do cán bộ kỹ thuật của Trung tâm Khuyến nông hướng dẫn.

Nhờ sự động viên và hỗ trợ nhiệt tình của cán bộ khuyến nông, anh quyết định đầu tư, phát triển kinh tế gia đình bằng mô hình nuôi lươn không bùn, đây là một cách nuôi mới. Anh Tùng mạnh dạn đầu tư kinh phí, xây dựng lại các hồ nuôi cá nước ngọt của gia đình bằng xi măng theo hướng dẫn của cán bộ kĩ thuật Trung tâm Khuyến nông và mua sắm thêm một số trang thiết bị đơn giản để nuôi lươn. Anh Tùng cho biết, thời gian nuôi lươn từ 5-7 tháng , lươn giống có trọng lượng từ 100-120con/kg với giá 4.000-6.000đ/con tùy theo thời điểm, nguồn giống lươn anh mua từ Khánh Hòa. Thức ăn cho lươn là cám viên có độ đạm từ 25-40%, mỗi ngày cho ăn từ 1-2 lần vào chiều mát và ban đêm. Anh Tùng cho biết thêm: Trước khi cho ăn, người nuôi cần thay nước, vừa làm cho môi trường nước không bị bẩn, phòng tránh bệnh cho lươn, vừa để lươn không ăn phải thức ăn đã cũ còn sót lại; khi thiết kế hồ nuôi cần phải xây dựng  3 hồ để phân loại lươn theo kích cỡ phù hợp, điều này giúp cho người nuôi dễ dàng trong khâu chăm sóc, cho ăn và theo dõi sự phát triển của lươn.

Hiện nay, gia đình anh có 8 hồ nuôi lươn, mỗi hồ rộng 12m2 , anh thả  3.000 con giống/hồ. Sau thời gian nuôi, tỷ lệ sống đạt >90%; lươn loại 1 là loại lươn 5 con/kg với giá bán 160.000đ/kg; lươn loại 2 giá bán 135.000 đồng/kg. Từ năm 2018 đến nay, mỗi năm gia đình anh Tùng nuôi 2 lứa lươn, mỗi lứa chi phí hết hơn 42 triệu đồng, bao gồm con giống, thức ăn, điện và các chi phí khác; sản lượng thu hoạch lươn thương phẩm được khoảng trên 510kg loại 1 và khoảng 3-4 kg loại 2, với giá bán khá cao, gia đình anh thu được lợi nhuận trên 71 triệu đồng. Như vậy, bình quân mỗi lứa nuôi lươn thương phẩm, gia đình anh thu lãi gần 30 triệu đồng.

nuôi lươn, mô hình nuôi lươn, nuôi lươn trong bể xi măng, nông dân làm giàu

Anh Tùng kiểm tra lươn nuôi của gia đình

Mô hình nuôi lươn không bùn đã khắc phục được phần nào những hạn chế của kiểu nuôi lươn truyền thống và đem lại hiệu quả cao. Bên cạnh đó, nguồn lươn thương phẩm cũng được nhà cung cấp lươn giống ở Khánh Hòa bao tiêu sản phẩm. Vì vậy, qua sự vận động của anh Tùng và thấy được hiệu quả mô hình của gia đình anh, một số bà con nông dân địa phương và vùng lân cận (xã Hòa Thắng, Hòa Trị) đã mạnh dạn triển khai, nhân rộng mô hình nhằm đáp ứng nhu cầu lươn thương phẩm cho thị trường hiện nay.

TTKN Phú Yên
Đăng ngày 04/04/2019
Võ Dư Doãn, Đào Tấn Nhiệm
Nuôi trồng

Vai trò của PCR trong kiểm tra an toàn sinh học thức ăn thủy sản

Hiện nay, tồn tại nhiều vấn đề khác nhau liên quan đến việc sử dụng PCR làm tiêu chuẩn vàng để phát hiện mầm bệnh khi áp dụng vào tình trạng an toàn sinh học của thức ăn thủy sản có công thức.

Thức ăn tôm
• 10:10 27/09/2023

Xu hướng đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản

Ngoài việc tập trung nguồn lực với các đối tượng nuôi chủ lực thì hiện nay ngành nuôi trồng thủy sản cũng phát triển đa dạng hóa đối tượng nuôi nhằm khai thác tốt diện tích mặt nước, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân, phù hợp với điều kiện địa phương.

Tôm thẻ
• 10:00 25/09/2023

Giải pháp dựa vào thiên nhiên để quản lý nước thải nuôi tôm

Theo một dự án nghiên cứu mới, các giải pháp dựa trên thiên nhiên có thể được sử dụng hiệu quả trong chiến lược xử lý nước thải cho ngành nuôi tôm.

Ao tôm
• 11:03 22/09/2023

Dư lượng kháng sinh tồn tại lớn trong tôm

Sử dụng kháng sinh bừa bãi trong nuôi tôm là tình trạng sử dụng kháng sinh không đúng cách, không đúng chỉ định của bác sĩ thú y, hoặc sử dụng kháng sinh quá liều. Tình trạng này đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng, gây ra nhiều hậu quả cho sức khỏe con người, môi trường và ngành nuôi tôm.

Kháng sinh
• 15:23 21/09/2023

Hiệu quả của chế phẩm tự nhiên trong việc chống vi khuẩn gây bệnh cho tôm

Thuốc kháng sinh được sử dụng rộng rãi để chống lại mầm bệnh vi khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn Vibrio ở tôm. Tuy nhiên việc sử dụng kháng sinh có những nhược điểm lớn đó là lượng kháng sinh tồn dư trong thủy sản thành phẩm, tính kháng thuốc giữa các vi khuẩn và mầm bệnh.

Tôm bệnh
• 21:57 28/09/2023

Cá lớn ngày càng nhỏ đi và cá nhỏ ngày càng lớn hơn

Nghiên cứu mới chỉ ra cá lớn đang ngày càng nhỏ hơn và cá bé đang ngày càng lớn hơn. Điều gì sẽ xảy ra?

Cá biển
• 21:57 28/09/2023

Việt Nam: Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc chưa có sự đột phá?

Nhu cầu nhập khẩu thủy sản, đặc biệt là tôm của Trung Quốc đang phục hồi mạnh mẽ sau khi mở cửa vào đầu năm 2023. Do đó, doanh nghiệp Việt Nam có quyền kỳ vọng nhập khẩu thủy sản tăng trưởng tại thị trường “tỷ dân” này.

Sơ chế tôm
• 21:57 28/09/2023

Nuôi tôm 3 giai đoạn là gì? Những lưu ý cần thiết cho từng giai đoạn

Mô hình nuôi tôm 3 giai đoạn đã xuất hiện khá lâu trên thế giới, tuy nhiên mô hình này chỉ thực sự phổ biến tại Việt Nam trong vài năm trở lại đây. Do đó, vẫn còn nhiều người băn khoăn rốt cuộc nuôi tôm 3 giai đoạn là như thế nào?

Mô hình nuôi tôm
• 21:57 28/09/2023

Nuôi ghép tổng hợp tôm, cua, cá đem lại thu nhập bền vững

Bình Định là một tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ có chiều dài bờ biển khoảng 134 km, có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi để phát triển nghề nuôi thủy sản, đặc biệt là nuôi các đối tượng thủy sản lợ mặn.

Nuôi ghép tổng hợp
• 21:57 28/09/2023