Nuôi lươn xuất khẩu ở An Giang

Lươn là một trong những loài thủy sản được nuôi nhiều tại ĐBSCL. Thịt lươn có tính hàn, giàu protein, vitamin và khoáng chất. Không chỉ tiêu thụ trong nước, lươn còn xuất khẩu sang các quốc gia như: Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Hà Lan, Đức… Tuy nhiên, để xuất khẩu được 1 container lươn đông lạnh sang các quốc gia trên không đơn giản.

Nuôi lươn xuất khẩu ở An Giang
Lươn đồng, có tên khoa học là Fluta alba, mỗi con có thể cân nặng đến 1.500gr

Từ quy mô sản xuất

Gia đình anh Lê Văn Cát (xã Vĩnh Hanh, Châu Thành) có trên 10 năm sống bằng nghề nuôi lươn. Lươn anh chọn nuôi là giống lươn đồng, có tên khoa học là Fluta alba, mỗi con có thể cân nặng 1.500gr. Giống lươn này khác với giống lươn nông dân phía Bắc nuôi (có tên khoa học là Monopterus albus. Loài này nhỏ và trọng lượng chỉ từ 200-400gr/con). Bể nuôi lươn nhà anh Cát có diện tích bình quân từ 6-8m2, nuôi khoảng 8 tháng là xuất bán cho thương lái. Mật độ nuôi từ 60-250 con/m2 (tùy theo con giống thả vào bể lớn hay nhỏ). Độ sâu của bể từ 30-40cm. Nhà anh Cát có 12 bồn lươn, bình quân mỗi tháng anh xuất 1 bồn và luân phiên trong năm. “Hơn 10 năm theo nghề nuôi lươn, cuộc sống gia đình chỉ đủ ăn, chứ chưa giàu được…” - anh Cát khẳng định.

Nguyên nhân của vấn đề trên là quy mô sản xuất còn mang tính nhỏ lẻ. Đa phần hộ nuôi lươn đều nuôi theo phong trào, năm nào thấy lươn thịt có giá, bà con đổ xô tìm con giống thả nuôi. Khi thu hoạch, lúc thị trường “cung vượt cầu”, lươn thịt rớt xuống còn 135.000 đồng/kg, bà con cùng nhau “bỏ chạy” tìm nuôi đối tượng khác, vì vậy hơn 10 năm nay, phong trào nuôi lươn vẫn “giậm chân tại chỗ”, nếu nuôi với quy mô lớn, không có liên kết đầu ra không bà con nào dám nuôi. Thực tế, các doanh nghiệp xuất khẩu tìm mua lươn thịt với số lượng lớn để đóng cho đầy container xuất khẩu thì rất khó tìm. “Cái khó hiện nay là chúng ta chưa hình thành được chuỗi sản xuất như các ngành hàng khác, từ đó khi có hợp đồng xuất khẩu, chúng tôi phải tiến hành thu gom khắp các tỉnh ĐBSCL, điều này dẫn đến rủi ro rất cao, bởi giá thành xuất khẩu đã ký với nhà nhập khẩu là cố định, trong khi để gom đủ hàng đóng container, người mua buộc phải nâng giá lên, các doanh nghiệp luôn gặp khó, từ đó họ rất ngại xuất khẩu mặt hàng này” - ông Trần Văn Nam (thương lái thu gom lươn xuất khẩu tại TP. Hồ Chí Minh) phân tích.

Đến rào cản kháng sinh

Qua tìm hiểm phong trào nuôi lươn tại An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Hậu Giang, TP. Cần Thơ cho thấy, hiện nay đa phần nông dân tham gia nuôi lươn đều nuôi theo quy mô nhỏ. Nguyên nhân do đầu ra không ổn định, giữa người nuôi và người mua chưa có sự liên kết. Nông dân nuôi lươn hiện nay đa phần tiêu thụ nội địa, hướng đến xuất khẩu còn rất nhiều việc phải làm. “Lươn chưa xuất khẩu được nhiều do số lượng không đảm bảo. Quy trình nuôi chưa thật sự an toàn vệ sinh thực phẩm, bà con nuôi theo kinh nghiệm cảm tính. Khi chúng tôi mang lươn đi kiểm nghiệm thì lươn hay bị nhiễm kháng sinh, vi sinh, ký sinh trùng, kể cả kim loại nặng. Đây là vấn đề nan giải, đòi hỏi phải có quy trình “nuôi sạch” đúng nghĩa mới xuất khẩu nhiều được…” - ông Nam phân tích thêm.

Lươn nhiễm kháng sinh, vi sinh, ký sinh trùng, kể cả kim loại nặng là “rào cản” khiến con lươn của nông dân trong và ngoài tỉnh xuất khẩu rất ít. Để con lươn xuất khẩu nhiều như cá tra, đòi hỏi quy trình nuôi phải được chuẩn hóa. Cụ thể, nông dân phải nuôi theo quy trình VietGAP nhằm hạn chế các vấn đề vi sinh, kháng sinh và kim loại nặng. Cần xây dựng chuỗi liên kết để nông dân có đầu ra ổn định, doanh nghiệp có nguồn hàng ổn định phục vụ xuất khẩu. Riêng về thị trường, đây là cơ hội rất lớn bởi ngoài các quốc gia như: Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản… các quốc gia còn lại như: Đức, Hà Lan và nhiều quốc gia phát triển khác, thị trường nhập khẩu lươn là rất lớn. Nếu con cá tra hàng năm mang về cho đất nước 1,2 tỷ USD thì với lươn, quy trình nuôi được kiểm soát chặt chẽ, mặt hàng lươn sẽ mang về cho đất nước lượng ngoại tệ không kém so với cá tra, đây là điều mà cơ quan chức năng và bà con nông dân cần suy nghĩ.

“Nút thắt” của vấn đề nằm ở chỗ, lươn xuất khẩu phải sạch kháng sinh, vi sinh, ký sinh và không bị nhiễm kim loại nặng, không bị trầy, xước. Trọng lượng thấp nhất mỗi con phải từ 300gr trở lên (nếu xuất vào Hàn Quốc). Tuy nhiên, tập quán nuôi của đa số nông dân hiện nay vẫn “chưa sạch”, vì vậy xuất khẩu gặp nhiều trở ngại”- ông Lê Văn Cát phân tích.

Báo An Giang
Đăng ngày 23/04/2019
Minh Hiển
Nuôi trồng

Tại sao tôm thẻ chân trắng lại được lựa chọn nuôi nhiều nhất

Ngày nay, việc nuôi tôm thẻ chân trắng đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Điều này không chỉ bởi giá trị kinh tế cao của loài tôm này, mà còn do thời gian nuôi ngắn và khả năng chịu đựng với độ mặn cao, mở ra cơ hội phát triển mô hình nuôi tôm thẻ với quy mô và chuyên môn ngày càng tốt hơn. Vậy tại sao tôm thẻ chân trắng lại được lựa chọn nuôi nhiều nhất?

Nuôi tôm thẻ chân trắng
• 11:00 06/05/2024

Hồ Sông Mây chìm trong màn sương cá chết

Hồ Sông Mây, từng là viên ngọc xanh của Đồng Nai, giờ đây chìm trong màn sương mù dày đặc bởi thảm cảnh cá chết trắng hồ do nắng hạn và thi công. Nỗi đau này là hồi chuông cảnh tỉnh về sự tàn phá của biến đổi khí hậu và những tác động tiêu cực của con người lên môi trường.

Hồ mây cá chết hàng loạt
• 09:53 06/05/2024

Nước mưa ảnh hưởng đến sức khỏe tôm

Các trận mưa bất chợt đã xuất hiện xen kẽ vào chuỗi ngày nắng nóng kéo dài trên các khu vực nuôi. Tuy đã giảm được nhiệt độ môi trường đáng kể, nhưng những trận mưa này cũng đem đến rất nhiều nguy hiểm tiềm tàng cho ao nuôi bà con. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Ao tôm
• 08:00 06/05/2024

Hiện trạng tôm càng chết hàng loạt do ngập mặn tấn công ao nuôi

Trong bối cảnh hiện nay, vấn đề nắng nóng, xâm nhập mặn kéo dài tại các tỉnh miền Nam đang trở nên ngày càng nghiêm trọng đối với ngành nuôi trồng thủy sản. Kiên Giang, với diện tích lớn dành cho việc nuôi tôm càng xanh kết hợp với canh tác lúa, đang phải đối mặt với hậu quả đáng kể của hạn hán và xâm nhập mặn.

Tôm càng xanh
• 09:00 03/05/2024

Tại sao tôm thẻ chân trắng lại được lựa chọn nuôi nhiều nhất

Ngày nay, việc nuôi tôm thẻ chân trắng đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Điều này không chỉ bởi giá trị kinh tế cao của loài tôm này, mà còn do thời gian nuôi ngắn và khả năng chịu đựng với độ mặn cao, mở ra cơ hội phát triển mô hình nuôi tôm thẻ với quy mô và chuyên môn ngày càng tốt hơn. Vậy tại sao tôm thẻ chân trắng lại được lựa chọn nuôi nhiều nhất?

Nuôi tôm thẻ chân trắng
• 06:57 07/05/2024

Tình hình tôm chết sớm nghi bệnh mờ đục trên ấu trùng tôm thẻ (TPD)

Theo ghi nhận từ Sở Nông nghiệp và PTNT về việc rà soát, nắm thông tin tình hình tôm nuôi chết sớm nghi do bệnh TPD và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

Tôm thẻ
• 06:57 07/05/2024

Tăng cường quản lý nuôi trồng thủy sản trên biển

Theo dự báo Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, hiện tượng El Nino kéo dài từ năm 2023 sẽ duy trì đến tháng 4/2024, sau El Nino suy yếu và có khả năng chuyển sang La Nina vào cuối năm 2024. Vì vậy, hiện tượng nắng nóng tại khu vực Nam Trung Bộ nhiều khả năng đến sớm và xuất hiện nhiều hơn so với trung bình nhiều năm.

Nuôi trồng thủy sản
• 06:57 07/05/2024

Hồ Sông Mây chìm trong màn sương cá chết

Hồ Sông Mây, từng là viên ngọc xanh của Đồng Nai, giờ đây chìm trong màn sương mù dày đặc bởi thảm cảnh cá chết trắng hồ do nắng hạn và thi công. Nỗi đau này là hồi chuông cảnh tỉnh về sự tàn phá của biến đổi khí hậu và những tác động tiêu cực của con người lên môi trường.

Hồ mây cá chết hàng loạt
• 06:57 07/05/2024

Nước mưa ảnh hưởng đến sức khỏe tôm

Các trận mưa bất chợt đã xuất hiện xen kẽ vào chuỗi ngày nắng nóng kéo dài trên các khu vực nuôi. Tuy đã giảm được nhiệt độ môi trường đáng kể, nhưng những trận mưa này cũng đem đến rất nhiều nguy hiểm tiềm tàng cho ao nuôi bà con. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Ao tôm
• 06:57 07/05/2024