Nuôi nghêu: Đánh bạc với trời!

Những bãi nghêu ĐBSCL chết hàng loạt liên tục khiến không ít gia đình phải rơi vào cảnh “lao đao”. Đâu là lời lý giải cho vấn đề này và giải pháp tức thời cho bà con ngay lúc này?

Nghêu chết
Một bãi nghêu chết hàng loạt.

Hiện tượng nghêu chết hàng loạt từ đầu tháng 02/2020 đến nay được nhận định tăng đáng kể so với những năm trước đây. Điều này gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi nghêu ở Đồng bằng sông Cửu Long. Ngành thủy sản nói chung và nghề nuôi nghêu nói riêng đã chịu ảnh hưởng nặng nề của sự nóng lên toàn cầu với ước tính đầu năm 2020  nhiệt độ đã tăng trung bình 1,11⁰C (theo Trung tâm dự báo thời tiết Met Office) và sự xâm nhập mặn làm cho độ mặn tăng nhanh. Kèm theo đó là các yếu tố tiêu cực khác như hạn hán khốc liệt, triều cường và sạt lở xảy ra thường xuyên.


Nghêu chết trên bãi nghêu thương phẩm cồn Chày Mười (Bình Đại, Bến Tre) cuối tháng 2/2020.

Theo một nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sống và sinh trưởng của nghêu nuôi ở nhiệt độ 27⁰C đạt mức cao nhất (đạt 92%) và giảm rõ rệt ở mức nhiệt độ thấp và cao hơn (15⁰C, 35⁰C). Nhiệt độ khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ba tháng đầu năm dao động từ 22⁰C đến 33⁰C, có nơi lên đến 34⁰C. Cùng với đó, hiện tượng thiếu mưa kéo dài khiến cho hạn hán, xâm nhập mặn trở nên trầm trọng hơn. Trước tình trạng nắng nóng xảy ra dẫn tới sự thay đổi đột ngột của các yếu tố môi trường, điển hình là độ pH. Độ pH ảnh hưởng tới sự phát triển của trứng, sinh sản và sự hấp thụ oxy của sinh vật. Đây là một sự đe dọa trước mùa sinh sản của nghêu trong những tháng tới (cuối tháng tư kéo dài đến đầu tháng 9).

Ở độ mặn từ 19‰ - 26‰, nghêu sinh trưởng tốt. Trước tình hình xâm nhập mặn khiến cho độ mặn thay đổi đột ngột, đặc biệt là tỉnh Bến Tre với ba huyện tiêu biểu là Bình Đại (độ mặn từ 26‰ - 29‰), huyện Thạnh Phú (độ mặn từ 25‰ - 28‰), huyện Ba Tri (độ mặn từ 27‰ - 30‰) có hơn 400ha nuôi nghêu, hàu chết hàng loạt trên diện rộng với tỷ lệ chết từ 75% đến 90% gây thiệt hại nặng nề cho toàn tỉnh. Kích cỡ trung bình của nghêu bị chết từ 50-1000 con/kg. Nghêu nhỏ có khả năng thích nghi với điều kiện môi trường có nhiệt độ dao động trong phạm vi hẹp hơn so với nghêu trưởng thành. Hầu hết Ấu trùng (larvae) nhạy cảm với sự biến động độ mặn hơn so với sự biến động nhiệt độ.


Thời tiết bất lợi là một trong những nguyên nhân khiến nghêu chết.

Lý giải về sự ảnh hưởng này, một nghiên cứu cho thấy khi nhiệt độ gia tăng từ 0-30⁰C, oxy hòa tan trong nước giảm một nửa, điều này không thể đáp ứng “năng lượng” cho mọi hoạt động sống của nghêu như: hô hấp, tiêu hóa thức ăn, trao đổi chất, đào hang,... Khi độ mặn của môi trường tăng lên thì độ mặn của máu sẽ lớn hơn của các tế bào, các tế bào sẽ bị co lại, các ion trong tế bào sẽ trở nên đậm đặc hơn và chức năng của enzyme sẽ bị phá vỡ. Hiện tượng nghêu chết hàng loạt do có sự kết hợp giữa các yếu tố thời tiết giao mùa, sự biến động đột ngột của nhiệt độ, độ mặn lại ít mưa dẫn đến các độc tố trong đất bãi nuôi bị tích tụ, ảnh hưởng đến việc trao đổi khí với bề mặt, kết hợp với mật độ nghêu thả dày dẫn đến việc cạnh tranh thức ăn và không gian sống, nghêu dễ bị sốc và chết.

Trước tình hình trên, bà con nên tiến hành khai thác khẩn trương, đồng thời chủ động san thưa, di dời để hạn chế thiệt hại. Đối với khu vực có nguy cơ cao cần san thưa, san lấp các vùng trũng để tránh ngập nước cục bộ. Riêng đối với khu vực đã có nghêu chết cần thực hiện công tác vệ sinh, thu gom xác nghêu chết, di chuyển kịp thời để tránh ảnh hưởng đến các khu vực lân cận.

Với tình hình thời tiết ngày càng thất thường, hạn hán, xâm nhập mặn hoành hành, kỹ thuật nuôi không có nhiều cải tiến… nghề nuôi nghêu sẽ còn tiếp tục xuất hiện hàng tấn nghêu chết, gây thiệt hại nhiều tỷ đồng. Qua rồi những năm tháng nuôi đâu thắng đó, nuôi nghêu giờ đây đã trở thành nghề đánh bạc với trời, thắt lòng nghe tiếng thở dài bất lực từ những xác nghêu chất chồng trắng bãi...

Đăng ngày 06/04/2020
Tường Vi
Nuôi trồng

Các giống cá lóc mới lai tạo tăng trưởng nhanh, ít bệnh, phù hợp xuất khẩu

Cá lóc, hay còn gọi là cá chuối, là một trong những loài cá nuôi phổ biến tại Việt Nam và nhiều quốc gia châu Á. Với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường xuất khẩu, nhu cầu về các giống cá lóc có khả năng tăng trưởng nhanh, ít bệnh và đạt chất lượng cao ngày càng tăng. Trong bài viết này, Tép Bạc sẽ giới thiệu các giống cá lóc lai tạo đột phá, đáp ứng nhu cầu nuôi trồng và xuất khẩu hiện đại.

Cá lóc
• 08:00 29/01/2025

Cách kiểm soát lượng thức ăn để giảm chi phí

Việc nuôi tôm một cách hiệu quả và tiết kiệm không chỉ là việc cung cấp đủ thức ăn cho chúng, mà còn là sự kết hợp hài hòa giữa các biện pháp quản lý môi trường, lịch trình cung cấp thức ăn, và sử dụng thông minh nguồn thức ăn tự nhiên và nhân tạo, sử dụng công nghệ mới.

Tôm thẻ
• 08:00 28/01/2025

Lợi ích kinh tế và mô hình nuôi cá lóc hiệu quả cho nông dân

Trong bối cảnh phát triển bền vững ngành nông nghiệp, việc kết hợp giữa nuôi trồng thủy sản và canh tác truyền thống đang trở thành xu hướng.

Nuôi cá lóc
• 08:00 27/01/2025

Khoáng tạt và khoáng trộn: Ưu và nhược điểm từng loại

Trong nuôi tôm, cung cấp đầy đủ khoáng chất là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển và sinh trưởng đồng đều của tôm. Hiện nay, người nuôi thường sử dụng hai hình thức bổ sung khoáng chất: khoáng tạt và khoáng trộn. Mỗi hình thức đều có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với tùy tình huống và mục đích sử dụng.

Khoáng cho tôm
• 09:00 26/01/2025

Kỳ lạ loài cá biết leo cây: Khám phá đời sống của cá thòi lòi

Cá thòi lòi là một trong những loài cá kỳ lạ nhất sống tại vùng nước lợ và bãi bùn ven biển Việt Nam. Không giống với hầu hết các loài cá khác, chúng có thể bơi dưới nước, bò trên bùn và thậm chí leo lên cây. Khả năng thích nghi đặc biệt này khiến cá thòi lòi trở thành sinh vật độc đáo trong hệ sinh thái rừng ngập mặn.

Cá thòi lòi
• 23:16 02/02/2025

Các loại cá lóc cảnh hiếm có giá trị cao nhất thế giới

Nhắc đến thú chơi cá cảnh, nhiều người nghĩ ngay đến những dòng cá Koi đắt đỏ hay cá Rồng. Thế nhưng, giới sành chơi gần đây đang "phát cuồng" với các cá lóc cảnh hiếm có giá trị lên đến hàng trăm triệu đồng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá những dòng cá lóc cảnh hiếm và có giá trị cao nhất trên thị trường hiện nay.

Các loại cá lóc cảnh
• 23:16 02/02/2025

Bí mật bạn chưa biết: Vì sao thịt cá biển thường dai hơn cá sông?

Cá là một trong những nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, được ưa chuộng trong bữa ăn hằng ngày. Tuy nhiên, nếu bạn để ý kỹ sẽ thấy thịt cá biển thường dai, chắc hơn so với cá sông, trong khi cá sông lại có phần thịt mềm, bở hơn. Hãy cùng khám phá những bí mật thú vị đằng sau sự khác biệt này!

Cá biển
• 23:16 02/02/2025

Tác động của giá nguyên liệu đầu vào lên giá bán tôm

Ngành nuôi tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp, đặc biệt ở các nước nhiệt đới như Việt Nam.

Tôm thẻ
• 23:16 02/02/2025

Nghề làm mắm: Đặc sản gắn liền với nghề cá

Nghề làm mắm đã gắn bó sâu sắc với đời sống của người dân vùng ven biển Việt Nam, trở thành một nét đặc trưng không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực và kinh tế địa phương.

Làm mắm
• 23:16 02/02/2025
Some text some message..