Nuôi rắn độc

Với nghề nuôi rắn độc, trung bình mỗi tháng anh Nguyễn Văn Khánh (ở P.Nghĩa Chánh, TP.Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) thu về từ 25 - 30 triệu đồng.

rắn hổ trâu
Anh Khánh và con rắn hổ trâu 14 tháng tuổi - Ảnh: Xuân Khánh

Anh Khánh quê ở tỉnh Tây Ninh, ra Quảng Ngãi hành nghề bán rắn ngâm rượu từ năm 1996. Lăn lộn 10 năm, anh Khánh mới tích lũy đủ vốn mua 1.000 m2 đất ở xã Nghĩa Kỳ (H.Tư Nghĩa) để lập trang trại nuôi rắn và kỳ đà. Bên cạnh đó anh cũng “lên đời” cho quán nhậu của mình thành nhà hàng với các sản phẩm chế biến từ 2 loại động vật này. Ban đầu, anh Khánh nuôi 50 con rắn hổ trâu, 30 con hổ bành và 10 con kỳ đà bố mẹ. Trầy trật mãi rồi anh cũng có được kinh nghiệm và nuôi ngày càng thành công.

“Hiện số rắn nuôi chủ yếu để cung cấp thịt cho nhà hàng của tôi. Nếu tính theo giá thị trường, trung bình mỗi tháng tôi thu về từ 25 - 30 triệu đồng nhờ nuôi rắn”, anh Khánh cho hay. Theo tính toán của anh, vì anh tự cung cấp nguồn rắn thịt cho nhà hàng của mình nên số lãi thực tế cao hơn nhiều, do giảm nhiều chi phí trung gian. Mỗi con rắn con hiện tại có giá khoảng 150.000 đồng, rắn bố mẹ có giá từ 1 - 1,2 triệu đồng/kg.

Anh Khánh đang tính toán mở rộng số ô nuôi rắn để có rắn thịt và rắn giống bán ra ngoài. Anh Khánh cho biết: “Với 40 ô, mỗi ô từ 7 - 15 con tùy lớn nhỏ, hiện tôi đã có khoảng 500 con rắn kể cả hổ trâu và hổ bành, cả rắn sinh sản và rắn thịt. Trong tháng 7, trang trại tôi có khoảng 200 trứng rắn và 80 trứng kỳ đà sẽ nở. Nếu không có gì thay đổi, tôi sẽ đầu tư thêm 40 ô nữa để nuôi lứa rắn sắp nở ra”.

Theo anh Khánh, rắn là loài dễ nuôi, hầu như không chịu ảnh hưởng của bệnh tật, thức ăn cũng dễ kiếm như cóc, ếch nhái… Khoảng 3 ngày thì cho ăn và vệ sinh chuồng sạch sẽ. Trứng rắn cũng không cần nhờ đến máy móc can thiệp, mình có thể tự làm thùng ấp cho nó với đất thịt có độ ẩm từ 70 -80%. Thỉnh thoảng nên đem trứng rắn phơi nắng buổi sáng một tí cho tốt. Tận dụng đất trống của trang trại, anh Khánh còn trồng thêm chanh, sả và một số rau quả để chế biến các món rắn. Theo anh, việc này vừa đảm bảo rau sạch vừa tăng thêm thu nhập.

Thanh Niên
Đăng ngày 09/07/2013
Xuân Khánh
Nuôi trồng

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 11:36 14/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 11:00 13/11/2024

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá điêu hồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm là một mô hình khá hiệu quả, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo sự bền vững cho người nuôi. Mô hình này kết hợp giữa việc nuôi cá và các hoạt động tiêu thụ, cung cấp cho người nuôi một thị trường ổn định và giảm thiểu rủi ro về giá cả hay tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là các giải pháp cần lưu ý khi thực hiện mô hình này

Cá điêu hồng
• 10:52 13/11/2024

Chức năng của vôi canxi trong nuôi tôm

Vôi canxi đóng vai trò quan trọng trong nuôi tôm nhờ vào các chức năng cải thiện chất lượng môi trường nước và sức khỏe tôm.

Vôi
• 10:45 12/11/2024

Khám phá sự thật thú vị về cá mắt thùng

Cá mắt thùng, hay còn gọi là Barreleye Fish, là một trong những loài cá kỳ lạ nhất và độc đáo nhất trong thế giới động vật biển sâu. Hãy cùng khám phá những sự thật thú vị về cá mắt thùng qua bài viết dưới đây.

Cá mắt thùng
• 00:00 15/11/2024

7 sự thật thú vị và xu hướng xuất khẩu tôm hiện nay

Tôm đã trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng khi liên tục ghi nhận mức giá trị tăng cao qua từng năm, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế một quốc gia. Đây chắc chắn là tín hiệu tích cực cho các nhà sản xuất tôm, tuy nhiên người nuôi cũng phải nhận thức được xu hướng hiện tại trong xuất khẩu tôm trước khi thâm nhập vào thị trường toàn cầu.

Tôm xuất khẩu
• 00:00 15/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 00:00 15/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 00:00 15/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 00:00 15/11/2024
Some text some message..