Nuôi rắn ri voi lợi nhuận cao

5 năm qua, Tổ hợp tác nuôi rắn ri voi xã Nguyễn Văn Thảnh (Bình Tân) xuất bán sang Trung Quốc mỗi năm trên 2 tấn rắn với giá dao động từ 750.000-900.000 đ/kg. Nhiều bà con nơi đây khấm khá lên nhờ loại rắn này.

rắn vi voi
Anh Khởi nuôi rắn ri voi thịt trong bồn xi măng.

Chỉ tính riêng ấp Hòa Bình (xã Nguyễn Văn Thảnh) đã có trên 100 hộ nuôi rắn ri voi, trong đó có nhiều hộ đã phát triển thành trang trại. Người khởi đầu nghề nuôi rắn ri voi ở ấp Hòa Bình là anh Trương Văn Khởi.

Cách đây hơn 20 năm, trong những lần đi ruộng, anh bắt được vài con về nuôi chơi trong khạp, thấy phát triển tốt và bất ngờ hơn là sau một thời gian rắn sinh sản nên có ý định nuôi rắn ri voi để bán con giống và rắn thịt.

Lúc đầu tất cả rắn con đẻ đều được anh để lại nuôi, vì vậy đàn rắn của anh tăng nhanh về số lượng và quy mô nuôi cũng lớn dần. Từ chỗ nuôi bằng khạp với quy mô nhỏ, dần dần anh tìm tòi học hỏi đầu tư nuôi trong hồ xi măng, trong vèo, tạo môi trường thích hợp cho rắn phát triển tốt hơn.

Khá lên nhờ rắn

Anh Trương Văn Khởi cho biết: Từ chỗ làm ăn có hiệu quả, anh đã hướng dẫn cho bà con nơi đây làm theo. Chỉ sau vài năm số lượng hộ nuôi rắn ri voi nơi đây đã ngót nghét 130 hộ. Lúc đầu tiêu thụ nội địa, tuy có lời nhưng không nhiều, có một số người chỉ nuôi cầm chừng, nuôi chơi, coi đây làm chơi chứ không phải “làm chơi ăn thiệt”…

Cách đây hơn 5 năm, có người Trung Quốc đến đặt mua giá cao với số lượng không hạn chế. Từ đó, anh đã làm đầu mối cho những hộ xung quanh. Mỗi khi có lái tới mua hàng, anh thông báo cho bà con có rắn thịt loại nhất (600g trở lên) mang đến để anh tổng hợp lại xuất bán trực tiếp cho thương lái người Trung Quốc.

Anh Khởi phấn khởi: “Năm 2013 vừa qua, chỉ riêng gia đình anh bán được gần 1 tấn rắn thịt giá 750.000 đ/kg và gần 5.000 con rắn con, mỗi con giá từ 80.000-90.000đ thu lời trên 1,2 tỷ đồng. Hiện gia đình có trên 700 con rắn nái và 2.000 con rắn thịt”. Dẫn chúng tôi tham quan từ trước đến sau căn nhà khang trang ở giữa nơi đồng lúa và sông rạch còn mang đậm nét nông thôn Nam Bộ, anh Khởi khoe: “Có căn nhà này cũng nhờ rắn. Trước kia, bắt trước thiên hạ nuôi trăn được 2 năm thì lỗ… sặc gạch. Rồi tình cờ bắt rắn ri voi hoang dã về nuôi thử và thành công. Cơ may lại đến khi có thương lái đến tận nhà mua bao tiêu, từ đó khấm khá lên”.

Nhiều người trong xã và những ấp lân cận của xã khác thấy anh Khởi nuôi rắn đạt hiệu quả kinh tế cao cũng đã mạnh dạn đầu tư xây dựng mô hình tương tự. Hiện nơi đây có khoảng 130 hộ tham gia nuôi rắn. Mỗi hộ nuôi từ vài chục đến vài trăm con.

Cụ thể như anh Nguyễn Văn Trung hay anh Nguyễn Minh Châu (ấp Mỹ Hòa) mỗi hộ nuôi trên 30 con rắn nái và hàng trăm con rắn thịt, mỗi năm gia đình anh xuất bán được hàng trăm triệu đồng. Nhờ vậy thu nhập phụ từ con rắn của nhiều người đã biến thành nguồn thu nhập chính và dần quen với nghề này.

Anh Khởi cho biết thêm: Thức ăn cho rắn là ếch, nhái, cá da trơn. Rắn bố mẹ bắt cặp vào khoảng tháng 8, tháng 9 và đến tháng 4, tháng 5 năm sau sẽ đẻ. Mỗi năm rắn đẻ 1 lần. Rắn mẹ đẻ lần đầu khoảng 10- 15 con. Rắn càng lớn đẻ con càng nhiều.

Hao hụt trong quá trình nuôi khoảng từ 10- 20%. Sau 1 năm nuôi, rắn đạt trọng lượng từ 800g đến 1,2 kg/con, tùy thuộc vào mức độ cho ăn. Chi phí cho thức ăn chỉ khoảng 150.000 đ/con/kg. Người nuôi còn lời khoảng 500.000 đ/con/kg.

Bán, nhưng… phải chắc

Khoảng 2 năm trở lại đây, thương lái không đến mua trực tiếp mà chỉ điện thoại đặt số lượng và chuyển tiền trước, anh Khởi mới thu gom rắn chuyển đi ra biên giới cho họ, tiền chuyển bao nhiêu thì chuyển lại số lượng rắn tương đương theo giá đã thỏa thuận.

Hiện tại anh vừa tiêu thụ sản phẩm của mình vừa thu gom của những người nuôi nhỏ lẻ để đủ số lượng chuyển xuất sang Trung Quốc. “Trước kia họ đặt hàng, chuyển tiền thiếu chút đỉnh nhưng vẫn giao đủ số lượng, họ chuyển tiền bù lại sau, nhưng về sau họ trả tiền chậm dần, chậm dần, vì vậy phải cảnh giác, “tiền trao cháo múc” cho chắc ăn. Hơn nữa xem thông tin trên báo, đài thấy nhiều vụ mua cua ở Cà Mau, Bạc Liêu… trả tiền chưa đủ mà dông mất nên phải thận trọng”- anh Khởi thận trọng.

Anh Khởi cho biết: Nhiều lần người Trung Quốc đến vừa hỏi mua rắn giống, rắn thịt rồi hỏi anh sử dụng thức ăn cho rắn, anh thật tình nói thiệt là thức ăn chỉ là ếch nhái và cá da trơn, thời gian tăng trọng một năm đạt từ 800g đến hơn ký.

Họ liền ngỏ ý cung cấp thức ăn tăng trọng và rút ngắn thời gian nuôi chỉ còn 6- 7 tháng rắn có trọng lượng trên 1kg, nhưng anh không đồng ý.

“Sau nhiều lần thuyết phục, tôi không mua, họ lại cho thử một mớ, nhưng tôi cũng không nhận, họ để lại rồi sau khi họ ra về tôi liền đem tiêu hủy chứ không dám sử dụng. Vì cũng qua báo, đài, tôi biết có trường hợp sử dụng thuốc tăng trọng của họ sau một thời gian họ nói rắn có nhiễm chất này chất nọ ép giá dân mình. Và cũng từ đó, những người lạ đến hỏi tham quan mô hình tôi cũng hạn chế cho vào xem”- anh Khởi cảnh giác.

Anh Khởi khẳng định thêm: Với giá xuất bán sang Trung Quốc như hiện nay, người nuôi lời khoảng 500.000 đ/con sau 1 năm, còn bán nội địa cũng lời khoảng 300.000đ. Mặt hàng này tiêu thụ trong nước không nhiều lắm nhưng vẫn đều đều.

Phó Bí thư Đảng ủy xã Nguyễn Văn Thảnh Nguyễn Ngọc Tuân cho biết: “Nuôi rắn ri voi không tốn nhiều chi phí bởi không nhất thiết phải đầu tư xây dựng chuồng trại, tùy theo điều kiện kinh tế của từng hộ gia đình mà có quy mô nuôi lớn hay nhỏ.

Người nuôi có thể tận dụng diện tích trong nhà thả nuôi rắn trong thau, trong chậu hoặc thùng. Thức ăn cho chúng cũng dễ tìm và công chăm sóc cũng nhẹ. Vì vậy, nghề nuôi rắn ri voi thích hợp với nhiều đối tượng gia đình, nhất là đối với bà con nông thôn tận dụng thời gian nhàn rỗi để cải thiện cuộc sống gia đình. Hiện đã có hàng chục hộ thoát nghèo nhờ nuôi rắn ri voi”.

Báo Vĩnh Long, 20/05/2014
Đăng ngày 21/05/2014
Bài, ảnh: Hùng Hậu
Nông thôn

Quảng trường con tôm ở Cà Mau: Tăng vốn đầu tư lên 43 tỷ đồng

Quảng trường Phan Ngọc Hiển tại thành phố Cà Mau đang trở thành một trong những dự án trọng điểm với nhiều thay đổi lớn về diện tích, vốn đầu tư và thời gian thi công. Mới đây, UBND tỉnh Cà Mau đã quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư cho dự án này, tăng vốn đầu tư thêm hơn 43 tỷ đồng và kéo dài thời gian thực hiện đến năm 2026.

Biểu tượng con tôm
• 08:00 22/12/2024

Lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ năm 2025

Vừa qua, Cục Thủy sản đã hướng dẫn khung lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ và một số nội dung quản lý, tổ chức sản xuất nuôi tôm nước lợ năm 2025 cụ thể như sau:

Thả giống
• 10:06 16/12/2024

Ngư dân Bình Định trúng đậm cá chù

Vừa qua, rất nhiều tàu thuyền của ngư dân hành nghề lưới vây rút ngày ở xã Mỹ An, huyện Phù Mỹ, Bình Định cập bến với cá chù đầy khoang. Mỗi thuyền sau mỗi chuyến đánh bắt từ 2 đến 3 ngày thu được sản lượng từ 1 đến 2 tấn cá. Với giá cá chù 50.000 đồng/kg, mỗi thuyền thu nhập từ 50 đến 100 triệu.

Cá chù
• 10:28 13/12/2024

Cà Mau đẩy mạnh quảng bá con tôm đến thị trường Mỹ

Trong chuyến công tác tại Hoa Kỳ, đoàn công tác Cà Mau do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử dẫn đầu đã làm việc với Seafood Watch (SFW) để tổ chức Hội nghị “Tôm sú bền vững từ Việt Nam” tại Boston, Hoa Kỳ và triển khai chương trình hợp tác với trường Đại học Arizona.

Tôm sú
• 10:23 09/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 09:17 21/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:17 21/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 09:17 21/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 09:17 21/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 09:17 21/12/2024
Some text some message..