Nuôi thí điểm hải sâm tại đầm nước mặn Sa Huỳnh

Hải sâm là loài có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao, được xem là “thần dược của biển cả” vừa được thả giống nuôi thí điểm tại đầm nước mặn Sa Huỳnh, xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ.

Nuôi thí điểm hải sâm tại đầm nước mặn Sa Huỳnh
Hải sâm vừa được thả nuôi tại đầm nước mặn Sa Huỳnh.

Dễ nuôi, thu nhập cao, bao tiêu đầu ra

Công ty TNHH Hải sâm Việt Nam vừa hỗ trợ giống, hướng dẫn kỹ thuật cho các hộ dân ở Sa Huỳnh triển khai thí điểm mô hình nuôi hải sâm, mở ra triển vọng phát triển đối tượng này trên địa bàn huyện Đức Phổ nói riêng và các địa phương ven biển nói chung.

Mô hình nuôi hải sâm tại Sa Huỳnh thả giống trong ao nuôi có diện tích gần 2ha, với số lượng giống được thả là 15.000 con. Nước tại ao nuôi được dẫn trực tiếp từ ngoài biển vào và không qua bất kỳ một bước xử lý hóa học nào. Dự kiến thời gian nuôi từ 8 - 10 tháng.

Theo Giám đốc điều hành Công ty TNHH Hải sâm Việt Nam Vũ Ngọc Tuyến, công ty đã phối hợp với nông dân triển khai nuôi hải sâm ở Khánh Hòa với diện tích lớn. Công ty cung cấp giống, hỗ trợ kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm đầu ra. Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III tỉnh Khánh Hòa là đơn vị cung cấp giống cho công ty. 

Hải sâm là loài khó gây giống, nhưng lại rất dễ nuôi. Bà con chỉ cần thường xuyên thay nước cho ao nuôi mà không tốn chi phí thức ăn như các vật nuôi khác. Quá trình nuôi cũng chưa phát hiện dịch bệnh gây hại cho hải sâm.

Hải sâm là loài động vật sống dưới đáy ao, có đặc tính ăn đáy, ăn những chất thải hữu cơ ở đáy ao. Ở các tỉnh Khánh Hòa, Bình Định, Phú Yên, bà con thả nuôi chung với ốc hương, tôm, chúng được dùng là loài vật giúp vệ sinh ao nuôi, hạn chế được việc thải một lượng lớn thức ăn thừa và phân của các vật nuôi khác  ra biển, gây ô nhiễm môi trường nước. 

Cũng theo ông Vũ Ngọc Tuyến, với 1ha ao nuôi, trong thời gian nuôi từ 8 - 10 tháng, có thể mang lại cho nông dân thu nhập từ 200 - 300 triệu đồng. Khi thu hoạch, công ty cam kết thu mua toàn bộ sản lượng hải sâm cho bà con. Vì thế, bà con hoàn toàn có thể an tâm khi hợp tác nuôi hải sâm với công ty. Hiện công ty có đầu ra ổn định xuất khẩu đi các nước Châu Á như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc…

Anh Chiến, một chủ đìa nuôi hải sâm cho biết, vùng đầm nước mặn Sa Huỳnh là vịnh kín, độ mặn thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản, tuy nhiên, những năm qua, bà con chỉ bám vào sản xuất muối, giá cả bấp bênh, nuôi tôm thì dịch bệnh thua lỗ, vẫn chưa tìm được đối tượng nuôi trồng nào phù hợp, có thu nhập ổn định. Hy vọng, đây là hướng đi mới trong việc nuôi trồng thủy sản bền vững cho nông dân nơi đây.

Thí điểm ở nhiều địa phương ven biển

Theo kế hoạch, từ vụ đông xuân 2017 - 2018 đến năm 2020, Sở NN&PTNT sẽ triển khai 27 mô hình ươn hải sâm giống, nuôi thương phẩm theo hình thức nuôi đơn, nuôi ghép hải sâm với ốc hương, tôm tại vùng ven biển các huyện như: Đức Phổ, Mộ Đức và Bình Sơn. Tổng diện tích thả nuôi dự kiến là 7,6 ha. 


Nuôi hải sâm ghép với tôm, ốc hương sẽ giúp các vùng nuôi tôm ven biển của tỉnh xử lý được vấn nạn ô nhiễm môi trường nước. 

Ngoài ra, thả bổ sung 20.000 con giống hải sâm vùng ven biển Đức Phổ, Mộ Đức và khu bảo tồn biển Lý Sơn. Sở NN&PTNT đang xây dựng kế hoạch triển khai nuôi hải sâm tại các huyện, đầu tiên là nuôi ghép với các loài khác tại huyện Mộ Đức. 

“Thức ăn của hải sâm chủ yếu là chất mùn bã, chất thải dưới đáy của các loài nuôi ghép, giúp lọc nước, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, hạn chế dịch bệnh trên tôm, ốc hương như hiện hay. Nuôi kết hợp với hải sâm sẽ mang lại lợi ích kinh tế, vừa giải quyết được khâu môi trường, giúp nuôi trồng thủy sản bền vững” - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Trần Ngọc Thương cho biết.

Hải sâm giàu glucozamin và sụn nên được dùng làm thực phẩm lẫn thuốc đông y. Số lượng các loài hải sâm trong tự nhiên đang giảm dần do việc khai thác quá mức. Việc nhân rộng mô hình nuôi hải sâm để cung cấp cho thị trường là cách làm hay, giúp nông dân có thu nhập ổn định, vừa giúp khôi phục lại sinh vật biển quý hiếm này. 

Báo Quảng Ngãi
Đăng ngày 04/04/2018
A Kiều
Nuôi trồng

Giá cá tra xuất khẩu đầu năm 2025: Tín hiệu tăng trưởng lạc quan

Bước vào đầu năm 2025, thị trường cá tra xuất khẩu đang chứng kiến những tín hiệu tích cực. Sau giai đoạn suy giảm trong năm ngoái do ảnh hưởng của kinh tế toàn cầu, giá cá tra hiện đang phục hồi ổn định và có xu hướng tăng.

Cá tra
• 11:11 15/01/2025

Vì sao nên ưu tiên diệt tảo vào ban đêm thay vì ban ngày?

Tảo hay gọi chung là “thủy sinh thực vật” – một thành phần không thể thiếu trong nuôi tôm. Tuy nhiên, sự phát triển quá mức của tảo (hay hiện tượng nở hoa tảo) lại mang đến nhiều rủi ro, đặc biệt khi xử lý không đúng thời điểm.

Tảo
• 10:20 14/01/2025

Giải pháp vi sinh giảm thiểu khí độc trong ao nuôi

Các khí thường xuyên xuất hiện trong ao nuôi tôm, đặc biệt khi chất hữu cơ tích tụ và quá trình phân hủy xảy ra mạnh mẽ. Những khí độc này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm giảm năng suất nuôi.

Tạt vi sinh
• 10:03 10/01/2025

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 10:49 09/01/2025

5 yếu tố "vàng" bà con cần lưu ý khi lựa chọn máy cho tôm ăn

Thức ăn chiếm tới 70% chi phí trong nuôi tôm – và đó cũng là lý do khiến nhiều hộ nuôi đau đầu với bài toán lợi nhuận. Bà con có biết, chỉ cần một chiếc máy cho tôm ăn tự động phù hợp, bạn có thể tiết kiệm hàng chục triệu đồng mỗi vụ, giảm lãng phí, tăng năng suất vượt trội?

Máy cho tôm ăn
• 08:44 16/01/2025

Các biện pháp xử lý nước trước khi thả tôm

Đối với người nuôi tôm, việc xử lý nước nuôi tôm là rất quan trọng. Khi nguồn nước trong ao luôn sạch, sẽ giúp cho tôm khỏe mạnh, mau lớn và phòng tránh được rất nhiều loại bệnh. Sau đây là biện pháp xử lý nước trước khi thả tôm vào ao nuôi.

Xử lý nước
• 08:44 16/01/2025

Giá cá tra xuất khẩu đầu năm 2025: Tín hiệu tăng trưởng lạc quan

Bước vào đầu năm 2025, thị trường cá tra xuất khẩu đang chứng kiến những tín hiệu tích cực. Sau giai đoạn suy giảm trong năm ngoái do ảnh hưởng của kinh tế toàn cầu, giá cá tra hiện đang phục hồi ổn định và có xu hướng tăng.

Cá tra
• 08:44 16/01/2025

Rong biển: Người dọn dẹp tiềm năng cho môi trường thủy sản

Rong biển, một loài thực vật biển đa năng, không chỉ đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái mà còn mang lại nhiều lợi ích cho ngành thủy sản. Với khả năng làm sạch môi trường nước và hỗ trợ nuôi trồng thủy sản bền vững, rong biển đang trở thành một giải pháp tự nhiên được nhiều quốc gia quan tâm và áp dụng.

Rong biển
• 08:44 16/01/2025

Vẹm xanh: Nhiều công dụng tuyệt vời với sức khức khỏe con người

Vẹm xanh – loài nhuyễn thể hai mảnh từ đại dương – không chỉ là món ăn giàu dinh dưỡng mà còn mang lại nhiều giá trị tuyệt vời cho sức khỏe. Với hàm lượng dinh dưỡng vượt trội, vẹm xanh thực sự xứng đáng được gọi là “siêu thực phẩm” cho sức khỏe.

Vẹm xanh
• 08:44 16/01/2025
Some text some message..