Nuôi thủy sản khép kín trên bãi bồi

Đến xã Đồng Phú, H.Long Hồ (Vĩnh Long) hỏi nhà Ba Tấn thì ai cũng biết bởi gia đình ông hiện có mô hình nuôi thủy sản khép kín với dây chuyền sản xuất thức ăn, 11 bè cá ven sông Tiền, 7 công đất vườn đang cho trái, thu nhập tiền tỉ mỗi năm.

Nuôi thủy sản khép kín trên bãi bồi
Ông Ba Tấn bên dây chuyền sản xuất thức ăn của gia đình

Ông Ba Tấn (Nguyễn Văn Tấn, 60 tuổi, ngụ ấp Phú Mỹ 1) kể có được như hôm nay gia đình ông phải trải qua thời gian dài lận đận trên vùng đất bãi bồi này. Sau khi tốt nghiệp Trung học sư phạm ở Vĩnh Long, ông về dạy học ở xã Đồng Phú gần 10 năm. Do đồng lương giáo viên không đủ sống, ông xin nghỉ việc. Năm 1989, vợ chồng ông mua được 2,5 công đất bãi bồi để cất nhà, hằng ngày đăng lưới, giở chà kiếm cá bán lấy tiền nuôi con, sinh sống qua ngày. Do sống trên vùng đất bãi bồi, ngoài việc tìm kế mưu sinh, vợ chồng ông còn chịu khó lặn hụp dưới sông bưng từng cục đất nâng nền, lập vườn trồng cây…

Đến năm 2010, khi nguồn cá ngày càng cạn kiệt, nhờ có số vốn trong tay, ông mạnh dạn đầu tư nuôi thử nghiệm bằng bè trên sông. Ban đầu là cá điêu hồng, sau đó đến cá chim trắng, cá tra... “Có lẽ tôi có duyên với nghề nuôi cá trên sông nên mấy vụ đầu đều trúng đậm. Nhờ vậy, tôi quyết tâm cho mấy đứa con vào đại học để sau này hỗ trợ phần nào ước mơ của tôi”, ông Tấn chia sẻ.

Kỹ sư, dược sĩ cùng cha nuôi cá

Năm 2012, người con trai lớn của ông Ba Tấn là Nguyễn Lê Trung tốt nghiệp chuyên ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM. Sau mấy năm làm việc ở TP.HCM, nghe lời khuyên của cha, anh Trung quyết định về quê lập nghiệp, chung tay thực hiện mô hình nuôi thủy sản khép kín của gia đình.

Theo ông Ba Tấn, để giảm chi phí, tăng lợi nhuận khi mở rộng nuôi cá bè, ông đã đào một cái ao rộng 1.200 m2 để ươm cá giống. Tuy nhiên, vẫn còn cái khó là giá thức ăn rất cao. Khi người con trai lớn trở về quê thì ý tưởng về một dây chuyền sản xuất thức ăn được hình thành.

Để thực hiện kế hoạch này, đích thân kỹ sư Trung sang Đài Loan tìm hiểu công nghệ và đặt hàng. Ngoài ra, một số thiết bị của dây chuyền được nhập khẩu từ Ấn Độ và một số quốc gia khác. Thay vì phải thuê chuyên gia lắp đặt, với chuyên ngành được học, anh Trung đã tự nghiên cứu lắp đặt các thiết bị và vận hành thành công dây chuyền sản xuất hiện đại. Với sự hỗ trợ của em trai là dược sĩ Nguyễn Thành Nghĩa (ra trường năm 2015), phụ trách tính toán phối trộn nguyên liệu, cân đối dinh dưỡng, đảm bảo các tiêu chuẩn để cho ra sản phẩm thức ăn viên đạt yêu cầu. Đến nay, dây chuyền sản xuất thức ăn cho cá của anh Trung có khả năng làm ra 250 - 300 kg/giờ, giá thành thấp hơn thị trường từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Sau nhiều tháng nghiên cứu sản xuất thử nghiệm, hiện sản phẩm đảm bảo trên 80% các yêu cầu đặt ra và đang tiếp tục hoàn thiện. “Việc tận dụng những sản phẩm nông nghiệp sẵn có như khoai lang, bắp, phụ phẩm thủy sản để sản xuất thức ăn vẫn có thể làm được đối với cá chim trắng, tai tượng và hiện chúng tôi phối trộn, chế biến thức ăn dạng này bằng hệ thống riêng”, dược sĩ Nghĩa phấn khởi chia sẻ.

Ông Nguyễn Văn Tấn, Phó chủ tịch UBND xã Đồng Phú, nhận xét mô hình chăn nuôi khép kín của ông Ba Tấn rất hiệu quả. Ngoài việc chăm chỉ, sáng tạo và mạnh dạn đầu tư trong chăn nuôi, ông Ba Tấn còn là người có lòng với quê hương, đã hiến 1.200 m2 đất vườn đang cho trái để làm đường giao thông nông thôn bao quanh 4 xã cù lao.

Báo Thanh Niên
Đăng ngày 29/06/2017
Thanh Đức
Nuôi trồng

Từ lão nông nghèo đã trở thành triệu phú nhờ nuôi cá lồng

Nhờ mạnh dạn chuyển sang nuôi cá lồng trên dòng sông Đà, ông Lò Văn Bân đã có cuộc sống sung túc và thoát nghèo…

Ông Bân thoát nghèo nhờ nuôi cá lồng
• 15:46 06/07/2023

Nghề lạ đất Mũi, ngồi nhà trói cua Cà Mau kiếm 300.000 đồng/ngày

Nghề trói cua, lựa cua tại các cơ sở thu mua cua ở Cà Mau đã giúp cho nông dân nơi đây có thêm nguồn thu nhập khá.

Nghề trói cua Cà Mau
• 11:45 20/04/2023

Hai loại tôm lạ trên thị trường đắt hơn tôm hùm được nhiều người săn lùng

Hai loại tôm lạ này được đánh gia ngon hơn cả tôm hùm. Dù giá cao, chúng vẫn được nhiều người lùng mua thưởng thức.

Tôm tít
• 12:07 15/04/2023

Cà Mau: Giá cua tăng cao, nông dân mừng như "trúng số"

Việc nguồn cung khan hiếm, kéo theo nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng tăng mạnh trong những ngày qua là nguyên nhân khiến giá cua biển ở Cà Mau tăng cao.

Cua tăng giá
• 17:51 21/03/2023

Thu nhập ổn định nhờ nuôi lươn không bùn

Anh Nguyễn Hữu Quân thôn Chánh Thuận, xã Mỹ Trinh, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định là tấm gương điển hình cho lớp thanh niên trẻ vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương. Với tuổi đời chưa đến 40 nhưng anh đã sở hữu trang trại rộng hơn 2 ha, trong đó thu nhập nhờ nuôi lươn lên đến cả tỷ đồng/năm.

Nuôi lươn
• 10:46 03/10/2023

Giải thích các khái niệm cơ bản trong nuôi tôm

Với việc nuôi tôm chủ yếu là từ kinh nghiệm tích lũy qua nhiều năm nuôi hay được bạn bè nuôi tôm chia sẻ thì có thể có những khái niệm đã được bà con nông dân truyền miệng nhau sử dụng nhưng có thể đã hiểu sai hoặc chưa hiểu rõ về nó.

Tôm giống
• 11:33 29/09/2023

Vai trò của PCR trong kiểm tra an toàn sinh học thức ăn thủy sản

Hiện nay, tồn tại nhiều vấn đề khác nhau liên quan đến việc sử dụng PCR làm tiêu chuẩn vàng để phát hiện mầm bệnh khi áp dụng vào tình trạng an toàn sinh học của thức ăn thủy sản có công thức.

Thức ăn tôm
• 10:10 27/09/2023

Xu hướng đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản

Ngoài việc tập trung nguồn lực với các đối tượng nuôi chủ lực thì hiện nay ngành nuôi trồng thủy sản cũng phát triển đa dạng hóa đối tượng nuôi nhằm khai thác tốt diện tích mặt nước, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân, phù hợp với điều kiện địa phương.

Tôm thẻ
• 10:00 25/09/2023

Hỗ trợ tiêu hóa nên chọn Probiotic hay enzyme?

Khi xem xét việc cải thiện tiêu hóa cho tôm cá, Probiotic và Enzyme đang trở thành hai lựa chọn phổ biến. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin giúp người nuôi đưa ra sự lựa chọn phù hợp, mang lại hiệu quả cải thiện tiêu hóa và sức kháng của tôm, đồng thời giảm bớt tác động tiêu cực đối với môi trường.

Men
• 09:15 05/10/2023

Cơ sở nuôi tôm thẻ chân trắng trong nhà đầu tiên tại Mỹ

Trong những năm gần đây, khi môi trường biển bắt đầu bộc lộ những dấu hiệu suy thoái, đã có không ít doanh nghiệp, tập đoàn thủy sản nỗ lực triển khai những mô hình nuôi trồng mới nhằm hướng đến sự phát triển bền vững, thân thiện với môi trường.

Tôm thẻ
• 09:15 05/10/2023

Bình Định: Chủ động giảm thiểu tổn thất nuôi trồng thuỷ sản mùa mưa bão

Theo Bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng, thuỷ văn, thời hạn mùa khu vực tỉnh Bình Định từ tháng 9/2023 đến tháng 02/2024 của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Bình Định số KTHM-04/17h00/BDIN.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:15 05/10/2023

Choáng ngợp với những loại tôm hùm hiếm nhất thế giới

Nếu như trước đây, tôm hùm chỉ là món ăn dành cho tầng lớp nô lệ. Thì từ thế chiến thứ II, suy nghĩ này đã được thay đổi. Giới quý tộc xem đây như một món ăn xa hoa, thể hiện sự giàu có và quyền lực, địa vị trong xã hội.

Tôm hùm
• 09:15 05/10/2023

Tép Bạc chính thức trở thành hội viên của VASEP

Vừa qua, Công ty Cổ phần Tép Bạc đã vinh dự trở thành hội viên chính thức của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP). Đây là một sự kiện quan trọng, đánh dấu bước phát triển mới của Tép Bạc trong quá trình hội nhập và phát triển.

Tép Bạc
• 09:15 05/10/2023