Nuôi thủy sản nước lợ: Đa dạng đối tượng nuôi, cân bằng hệ sinh thái

Nghề nuôi tôm nói riêng và thủy sản nước lợ nói chung chiếm một vị trí quan trọng của tỉnh Bình Thuận, tác động đến đời sống kinh tế của bà con nuôi thủy sản. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, diện tích nuôi thủy sản nước lợ có sự chững lại và phân hóa rõ rệt. Ở những hệ thống ao nuôi đầu tư bài bản về hạ tầng và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đã cho kết quả rất khả quan về năng suất, hiệu quả kinh tế, và ngược lại.

Ao nuôi tôm
Nuôi thủy sản nước lợ tại huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận.

Giám sát môi trường, dịch bệnh

Theo đánh giá của Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bình Thuận, hiện diện tích nuôi tôm hàng năm của các địa phương có phần giảm, chuyển sang nuôi các loài thủy sản nước lợ khác. Số ít hộ dân khác vẫn tiếp tục nuôi tôm theo hướng công nghiệp, có sự đầu tư bài bản, mạnh dạn đầu tư cơ sở hạ tầng, kịp thời học hỏi và tiếp thu những tiến bộ kỹ thuật mới áp dụng vào quy trình nuôi. Điển hình như nuôi tôm bằng chế phẩm sinh học và hạn chế sử dụng kháng sinh, hóa chất, nuôi tôm trong ao trải bạt, nuôi tôm theo quy trình bán biofloc…

Vào mùa vụ nuôi chính hàng năm, Chi cục Thủy sản và Chi cục Chăn nuôi và Thú y đều định kỳ thực hiện quan trắc môi trường và xét nghiệm mẫu bệnh tôm, cá ở các vùng nuôi trọng điểm của tỉnh. Qua đó, kịp thời thông báo đến các địa phương và chủ ao nuôi được lấy mẫu. Việc này giúp người nuôi tôm chủ động phòng ngừa bệnh từ môi trường, kịp thời xử lý các sự cố về môi trường và dịch bệnh, giúp hạn chế tối đa thiệt hại. Ngoài ra, Chi cục Thủy sản thu mẫu quan trắc, cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản. Vị trí quan trắc thu mẫu tại 18 điểm là các vùng nuôi nước lợ chủ lực của tỉnh, thu mẫu nước biển, nước giếng khoan gần biển chưa qua xử lý. Kết quả quan trắc cho thấy đa số các chỉ tiêu môi trường nằm trong mức giới hạn cho phép theo quy định, phù hợp cho sản xuất giống và nuôi trồng thủy sản nước mặn - lợ. 

Thu hẹp vùng nuôi không thuận lợi

Tại hội thảo bàn về kỹ thuật tiên tiến trong nuôi tôm và thủy sản nước lợ được tổ chức mới đây tại TP. Phan Thiết, đại diện lãnh đạo ngành nông nghiệp tỉnh cho biết: Theo định hướng của ngành, hiện nay các địa phương không nên phát triển nghề nuôi tôm nước lợ trên diện rộng mà phải tính tới giải pháp thu hẹp dần các vùng nuôi không thuận lợi. Đồng thời, tập trung đầu tư cho các trang trại nuôi có đủ tiềm lực về kinh tế và đáp ứng yêu cầu kỹ thuật.

Trong đó, với các khu vực nuôi công nghiệp hay bán công nghiệp phải có biện pháp xử lý chất thải đạt các tiêu chuẩn môi trường trước khi thải ra môi trường bên ngoài. Khuyến cáo người nuôi theo hình thức nuôi tái sử dụng nguồn nước (nuôi khép kín). Hình thành các Tổ quản lý cộng đồng có nhiệm vụ quản lý nguồn nước (cấp - thoát) và hỗ trợ nhau trong việc tiêu diệt, khống chế nguồn bệnh, không để nguồn bệnh thải tự nhiên ra môi trường. Mặt khác, chú trọng ứng dụng những công nghệ tiến bộ trong nuôi tôm gắn với bảo vệ môi trường.

Nâng cao ý thức của người dân về gìn giữ và bảo vệ môi trường nuôi chung, tạo ra sản phẩm tôm sạch đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.

Để nghề nuôi tôm và thủy sản nước lợ phát triển ổn định và bền vững tại Bình Thuận theo định hướng trên, cần phát triển đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng, cân bằng hệ sinh thái. Phát triển hệ thống sản xuất giống thủy sản sạch bệnh. Song song, cơ quan chức năng cần kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ chất lượng con giống trước khi xuất bán ra thị trường. Riêng người nuôi cần chọn mua giống ở những cơ sở có uy tín và có thương hiệu, cần kiểm tra các bệnh nguy hiểm trên tôm bằng phương pháp kỹ thuật cao trước khi thả nuôi. Các loại giống thủy sản (giống tôm, cá, ốc, cua) trước khi nuôi đều thực hiện công tác kiểm dịch, kiểm định chất lượng.

Báo Bình Thuận
Đăng ngày 07/11/2019
Kiều Hằng
Nuôi trồng

Những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP trên tôm

Bệnh vi bào tử trùng EHP là một trong những bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, gây ra thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn gây khó khăn trong quản lý ao nuôi. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP và các giải pháp hiệu quả mà người nuôi tôm cần biết.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:03 23/12/2024

Mật độ thả giống tối ưu cho từng loại hình nuôi tôm

Mật độ thả giống đóng vai trò then chốt ảnh hưởng đến sức khỏe, tốc độ tăng trưởng, và năng suất thu hoạch. Việc lựa chọn mật độ phù hợp không chỉ dựa trên loại hình nuôi mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện ao, kỹ thuật chăm sóc, và môi trường nước.

Ao nuôi tôm
• 09:51 23/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:36 20/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 10:24 20/12/2024

Calciphos - Bí quyết giúp tôm nuôi lột xác nhanh bóng đẹp khỏe mạnh

Khoáng chất là một trong những yếu tố cốt lõi đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển toàn diện của tôm. Thiếu hụt khoáng chất có thể khiến tôm chậm lớn, vỏ mềm, dễ nhiễm bệnh. Calciphos với công thức được người nuôi tôm tin tưởng trong 15 năm là dung dịch khoáng đa vi lượng giúp người nuôi an tâm tôm cứng vỏ sau khi lột, chắc thịt, tăng cao tỷ lệ sống.

Calciphos Virbac
• 16:09 23/12/2024

Các lưu ý khi xử lý ao thả nuôi vụ tết 2025

Vụ nuôi thả dịp Tết luôn là thời điểm quan trọng trong ngành thủy sản. Xử lý ao nuôi tôm vụ Tết 2025 cần chú trọng các lưu ý đặc biệt để đảm bảo môi trường nước sạch, tôm khỏe mạnh, và đạt năng suất cao trong điều kiện thời tiết mùa Tết thường lạnh và có thể biến đổi thất thường.

Ao nuôi tôm
• 16:09 23/12/2024

Hướng đi xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam

Tôm Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng trên thị trường quốc tế nhờ chất lượng và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, để gia tăng giá trị thương hiệu và cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm tôm khác trên thế giới, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam là một yếu tố quan trọng.

Tôm thẻ
• 16:09 23/12/2024

Những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP trên tôm

Bệnh vi bào tử trùng EHP là một trong những bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, gây ra thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn gây khó khăn trong quản lý ao nuôi. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP và các giải pháp hiệu quả mà người nuôi tôm cần biết.

Tôm thẻ chân trắng
• 16:09 23/12/2024

Mật độ thả giống tối ưu cho từng loại hình nuôi tôm

Mật độ thả giống đóng vai trò then chốt ảnh hưởng đến sức khỏe, tốc độ tăng trưởng, và năng suất thu hoạch. Việc lựa chọn mật độ phù hợp không chỉ dựa trên loại hình nuôi mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện ao, kỹ thuật chăm sóc, và môi trường nước.

Ao nuôi tôm
• 16:09 23/12/2024
Some text some message..