Nuôi thuỷ sản nước lợ ở phía Bắc: Kết quả khả quan

Trong khi con tôm vẫn được giá, người nuôi thuỷ sản nước lợ ở phía Bắc cần bám sát khung lịch mùa vụ và sử dụng những con giống chất lượng tốt.

con tôm
Ảnh minh họa

Tổng cục Thuỷ sản (Bộ NNPTNT) cho biết, trong quý I/2014, tổng diện tích nuôi mặn lợ khu vực phía Bắc đạt 8.729 ha, trong đó diện tích nuôi tôm nước lợ đạt 3.359 ha (chiếm 38,5% diện tích thả nuôi).

Cụ thể, tôm sú quảng canh là 2.665 ha, tôm thẻ chân trắng là 694 ha; diện tích nuôi cá là 3.576 ha (chiếm 41% diện tích thả nuôi); sản lượng đạt gần 16.000 tấn. Các địa phương đạt sản lượng lớn như Quảng Ninh 5.129 tấn, Nam Định 7.150 tấn, Ninh Bình 2.467 tấn. Hiện, các tỉnh phía Bắc đã sản xuất khoảng 310 triệu con tôm giống.

Trong Hội nghị giao ban về nuôi trồng thuỷ sản các tỉnh phía Bắc mới đây, Tổng cục Thuỷ sản đánh giá tình hình nuôi tôm tại các tỉnh miền Bắc cũng đạt được nhiều kết quả khả quan, đặc biệt, khi tôm trong khoảng thời gian từ cuối năm 2013 đến thời điểm hiện nay vẫn đang được giá.

Điểm nổi bật vụ nuôi tôm 2013 là các tỉnh phía Bắc cũng đã cơ bản khống chế được dịch bệnh hoại tử gan tụy cấp, người nuôi được mùa, được giá trong khi một số nước trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan vẫn đang bị tổn thất nặng nề do dịch bệnh này gây ra.

Trong thời gian qua đã có những mô hình nuôi đạt hiệu quả kinh tế như nuôi luân canh, xen canh và nuôi kết hợp, nhưng chủ yếu vẫn là nuôi nhỏ lẻ, manh mún, tự phát.

Ông Trần Đình Luân, Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản, cho biết: “Trong thời gian tới cần tăng cường nhiều biện pháp để nhân rộng các mô hình nuôi hiệu quả tại các địa phương, đặc biệt cũng cần đẩy mạnh áp dụng các tiêu chuẩn VietGap trong nuôi trồng thủy sản”.

Phó Tổng cục trưởng Tổng Cục Thuỷ sản Nguyễn Huy Điền đề nghị các địa phương cần lưu ý thực hiện tốt giám sát khung lịch mùa vụ, đặc biệt chú ý tới cơ cấu tôm nuôi. Cần giữ vững tỉ lệ tôm thẻ và tôm sú để phát huy thế mạnh con tôm sú của Việt Nam.

Các địa phương cũng cần hợp tác chặt chẽ với các cơ quan quản lý thủy sản địa phương để có chỉ dẫn cũng như khuyến cáo kịp thời cho người dân tiếp cận với con giống chất lượng tốt. Cần tăng cường các công tác thanh tra giám sát để xử lí nghiêm các hành vi vi phạm hoạt động nuôi.

VGP, 10/04/2014
Đăng ngày 11/04/2014
Đỗ Hương
Nuôi trồng

Tôm tít đầy "Tiềm năng" cho đối tượng nuôi mới

Đa dạng loài vật nuôi và nuôi biển là mục tiêu ngành nuôi trồng thủy sản hướng tới trong tương lai. Tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm hùm,… đây là một số loài tôm biển được nuôi chính ở nước ta hiện nay, bên cạnh đó tôm tít là loài tôm rất có triển vọng nhưng vẫn chưa được biết đến nhiều.

Tôm tít
• 10:10 05/07/2023

Lịch sử nuôi trồng thủy sản

Cùng Tép Bạc tìm hiểu trong khoảng một thập kỷ qua, đã có những sự gia tăng và phát triển nào trong nuôi trồng thủy sản trên toàn cầu.

Nuôi tôm
• 16:51 04/07/2023

Loài tôm lạ tuy nhỏ bé nhưng tác động lớn tới khí hậu toàn cầu

Nam Cực là một trong những lục địa xa nhất nằm ở phía Nam của Trái đất. Và một trong những loài vật được tìm thấy ở Nam Cực đã thay đổi hoàn toàn sự hiểu biết của các nhà khoa học chính là tôm Krill. Vì sao họ lại nhận định như vậy?

Tôm Krill
• 11:05 23/11/2022

Google sử dụng AI theo dõi "sức khỏe" của các rạn san hô

Google đang sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để giúp các nhà khoa học sàng lọc các đoạn âm thanh ghi âm dưới đại dương trong một dự án nhằm theo dõi "sức khỏe" của các rạn san hô thông qua những âm thanh này.

San hô
• 11:20 14/11/2022

Nguyên nhân nguồn nước bị đục trong nuôi tôm thẻ

Có nhiều nguyên nhân làm nguồn nước nuôi tôm bị đục được biết đến như sự xói mòn do dòng chảy gây ra từ bờ các dòng sông, suối, ao, hồ, dẫn vào khu nuôi.

Nước ao nuôi
• 11:55 01/12/2023

Nên làm hố xi phông bằng xi măng hay composite?

Xây dựng và thiết kế hố xi phông cho ao nuôi, đặc biệt là các ao nuôi tôm công nghệ cao đã dần trở thành vấn đề đáng quan tâm của bà con nuôi tôm.

Ao tôm
• 10:01 01/12/2023

Biện pháp nâng cao chất lượng tôm thẻ thương phẩm

Chất lượng tôm thẻ chân trắng thương phẩm, liên quan giá trị hàng hoá, khi xuất bán, bao gồm các yếu tố liên quan như vùng nuôi, môi trường nuôi, nguồn gốc con giống, quy trình, kỹ thuật nuôi áp dụng, tiêu chuẩn áp dụng, tác động hoạt động nuôi tôm đến môi trường xung quanh, dịch bệnh và các vấn đề liên quan.

Tôm thẻ thương phẩm
• 15:24 30/11/2023

Có nên trộn thức ăn tôm bằng máy?

Lĩnh vực chăn nuôi ngày càng phát triển với các sản phẩm đột phá hỗ trợ người nuôi dễ dàng hơn trong việc quản lý trang trại. Trong đó phải kể đến máy trộn thức ăn chăn nuôi – Một trong những công cụ giúp tiết kiệm chi phí cũng như thời gian canh tác một cách đáng kể nhất.

Trộn thức tôm
• 12:30 29/11/2023

Tép Bạc chính thức ra mắt chuỗi Farmext LAB

Tép Bạc chính thức ra mắt chuỗi Farmext LAB – Xét nghiệm tầm soát bệnh tôm.

Farmext LAB
• 09:46 02/12/2023

Thế nào là phòng xét nghiệm thủy sản (phòng Lab)?

Tình hình dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản ngày càng khó kiểm soát, các mầm bệnh cần được thực hiện các xét nghiệm cơ bản thì mới có thể phát hiện ra. Vì vậy, để tránh các rủi ro không đáng có, các phòng xét nghiệm (hay phòng Lab) dần được xuất hiện phổ biến tại các khu vực nuôi.

Phòng Lab
• 09:46 02/12/2023

GROFARM PRO: Mô hình nuôi tôm công nghệ cao, bền vững mang năng suất vượt trội với chi phí sản xuất thấp

Nuôi tôm công nghệ cao, hạn chế các tác động tiêu cực đến môi trường đang là định hướng được ưu tiên hàng đầu của ngành tôm. Bắt kịp xu hướng phát triển ấy, mô hình GROFARM PRO từ Grobest ra đời góp phần mang đến giải pháp nuôi trồng toàn diện, đạt năng suất cao mà vẫn đảm bảo tính bền vững.

Tôm thẻ
• 09:46 02/12/2023

Nguyên nhân nguồn nước bị đục trong nuôi tôm thẻ

Có nhiều nguyên nhân làm nguồn nước nuôi tôm bị đục được biết đến như sự xói mòn do dòng chảy gây ra từ bờ các dòng sông, suối, ao, hồ, dẫn vào khu nuôi.

Nước ao nuôi
• 09:46 02/12/2023

Proquatic™ Plus 10™ - Vi sinh kiểm soát vi khuẩn Vibrio trong nuôi trồng thủy sản

Vibrio là tác nhân gây nhiều bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả sản xuất và lợi nhuận trong ngành nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh nhu cầu sản xuất ngày càng tăng, dịch bệnh đang diễn biến phức tạp hơn: nhiều chủng vi khuẩn có tính kháng, mang độc tính cao, nhiều bệnh chưa xác định được nguyên nhân là thách thức lớn của nhiều trang trại, người nuôi.

Proquatic
• 09:46 02/12/2023