Nuôi thủy sản ở Cà Mau đình đốn vì khu công nghiệp xả thải ô nhiễm

Hàng chục xí nghiệp chế biến thủy sản ở KCN Hòa Trung (xã Lương Thế Trân, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau) bốc mùi hôi thối và xả nước thải đen ngòm xuống kinh rạch, khiến tôm cá chết trên diện rộng, người dân đành “treo” đầm đi làm mướn kiếm sống.

Nuôi thủy sản ở Cà Mau đình đốn vì khu công nghiệp xả thải ô nhiễm
Nông dân xã Hòa Thành phát hiện tôm cá chết.

“Treo” ao vì nước ô nhiễm, hôi thối

Ông Phạm Văn Toản đại diện gần 200 hộ dân ở xã Thạnh Phú, Lương Thế Trân (Cái Nước) làm đơn tố giác các xí nghiệp chế biến thủy sản KCN Hòa Trung xả nước thải độc hại ra kinh rạch, khiến tôm cá chết. “Chính quyền, cán bộ môi trường vào cuộc, xử lý qua loa, rồi thôi”- ông Toản nói. Theo ông Toản, kể từ khi các xí nghiệp chế biến thủy sản xây dựng, đi vào hoạt động tại KCN Hòa Trung, nước trên kinh xáng Lương Thế Trân đổi màu, đen ngòm. KCN Hòa Trung nằm ở ngã ba Hòa Trung hợp bởi bà con sông lớn Gành Hào, Mương Điều, kinh xáng Lương Thế Trân. Vì vậy, nước thải từ KCN đã gây ô nhiễm và ảnh hưởng đến nghề nuôi tôm cá của người dân trên một vùng rộng lớn.

Bà Hồ Thị Nhơn, 54 tuổi, bức xúc: “Cá chết trắng, chui đầu vào bờ thì làm sao tôm sống nổi. Trước đây, đi đổ tôm xách nặng tay thì nay về xô không thì làm sao sống nổi. Tôi xổ hết nước ra sông, chờ xem chính quyền cho cách nào giúp dân không?”. Ông Trần Trung Hiệp (Hội), có 1,5 ha đất nuôi tôm quảng canh tự nhiên bên sông Gành Hào, thuộc ấp Hòa Nam, xã Hòa Thành (thành phố Cà Mau) ngồi thừ giữa sân sau một ngày làm phụ hồ. Ông nói: “Đất đai rộng, không nuôi tôm được, phải đi làm phụ hồ để nuôi vợ con. Không phải riêng gia đình tôi không dám thả giống tôm để nuôi mà hết xóm đều vậy!”.

Cùng với tôm cá chết, sinh hoạt của người dân cũng bị ảnh hưởng và đảo lộn. Ông Trương Văn Tình, 92 tuổi, ở ấp Hòa Nam (xã Hòa Thành) nói: “Trẻ con không dám tắm sông vì nước tanh rình, hôi thối”. Bà Hồ Thị Nhơn cùng ấp Hòa Nam cho biết: “Mùa gió Tây- Nam, bà con phía bên thành phố Cà Mau lãnh đủ”.

Biết nhưng khó khắc phục

Tháng 7/2017, UBND huyện Đầm Dơi báo cáo 3 tuyến sông Gành Hào, Bảy Háp và Mường Điều thuộc xã Tân Trung xuất hiện tình trạng nước bị xám đen, bốc mùi hôi thối, cá chết đồng loạt. Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã yêu cầu các cơ quan chức năng vào cuộc, tìm nguyên nhân, khắc phục nhanh để người dân tiếp tục tăng gia sản xuất.

Sở TN- MT Cà Mau phối hợp với các cơ quan chức năng khảo sát, lấy mẫu nước các tuyến sông và kênh rạch kể trên thuộc địa bàn huyện Cái Nước, Đầm Dơi và thành phố Cà Mau để phân tích. Kết quả, nước thải sinh hoạt từ thành phố Cà Mau và các KCN chế biến thủy sản ghi nhận 8/11 thông số vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. Ông Trịnh Văn Lên, GĐ Sở TN- MT Cà Mau nói: “Những thông số nước mặt không phù hợp đời sống thủy sinh nhưng chúng tôi tiếp tục cho các đơn vị quản lý, bảo vệ môi trường quan trắc, khảo sát, phân tích để có kết luận nguyên nhân cá chết”.

KCN Hòa Trung rộng chừng 350 ha, hình thành từ việc doanh nghiệp mua đất, xây dựng xí nghiệp, chế biến thủy sản xuất khẩu và chế biến đầu vỏ tôm. Hiện nay, KCN này có 17 xí nghiệp, trong đó có 5 xí nghiệp đóng cửa hoặc hoạt động cầm chừng vì nợ nần.

Trong khi đó, việc xử lý xả thải gây ô nhiễm của chính quyền địa phương như bắt cóc bỏ đĩa.

Ông Nguyên Minh Ái, Trưởng ban quản lý Khu kinh tế Cà Mau cho hay chủ trương của UBND tỉnh là vay vốn ODA triển khai dự án nhà máy xử lý nước thải, chất thải KCN Hòa Trung nói riêng và các KCN trên địa bàn Cà Mau. Nhưng giải pháp gặp nhiều khó khăn vì doanh nghiệp mua đất, xây dựng xí nghiệp rải rác, trải dài hơn 4 km”.

Báo Tiền Phong
Đăng ngày 13/10/2017
Nguyễn Tiến Hưng
Môi trường

Mô hình nuôi tôm không xả thải được nghiên cứu và ứng dụng thành công

Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản đã chứng kiến những bước tiến đột phá nhờ vào áp dụng các công nghệ môi trường bền vững. Trong đó, mô hình nuôi tôm không xả thải đã được nghiên cứu và ứng dụng thành công, giải quyết được những thách thức lâu nay về ô nhiễm môi trường trong nuôi tôm

Ao nuôi
• 10:10 22/01/2025

Rong biển: Người dọn dẹp tiềm năng cho môi trường thủy sản

Rong biển, một loài thực vật biển đa năng, không chỉ đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái mà còn mang lại nhiều lợi ích cho ngành thủy sản. Với khả năng làm sạch môi trường nước và hỗ trợ nuôi trồng thủy sản bền vững, rong biển đang trở thành một giải pháp tự nhiên được nhiều quốc gia quan tâm và áp dụng.

Rong biển
• 10:48 15/01/2025

Bảo vệ cá nuôi trước thời tiết chuyển biến lạnh

Thời tiết lạnh thường đem đến nhiều thách thức cho việc nuôi cá. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của cá mà còn tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp những biện pháp hiệu quả giúp bảo vệ cá nuôi trước thời tiết lạnh.

Cá nuôi
• 09:57 13/01/2025

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Hiệu quả của các loại thuốc vi sinh trong phòng trị bệnh phân trắng ở tôm

Bệnh phân trắng là một trong những thách thức lớn đối với ngành nuôi trồng thủy sản, gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế do tỷ lệ chết cao và giảm năng suất.

Tôm phân trắng
• 22:18 05/02/2025

Cá có ngủ không? Và những sự thật kỳ lạ dưới lòng đại dương

Nhắc đến giấc ngủ, chúng ta thường hình dung đến những trạng thái nghỉ ngơi tuyệt đối như nhắm mắt, nằm yên và thư giãn.

Cá
• 22:18 05/02/2025

Thuần hóa tôm giống

Trong quá trình nuôi tôm, bước thuần hóa tôm giống đóng vai trò vô cùng quan trọng. Đây là giai đoạn giúp tôm giống thích nghi với môi trường ao nuôi, hạn chế tối đa sốc môi trường và các rủi ro về sức khỏe. Nếu thực hiện tốt, việc thuần hóa sẽ giúp tôm phát triển khỏe mạnh, tăng trưởng nhanh và giảm nguy cơ bệnh tật.

tôm giống
• 22:18 05/02/2025

Sự thật về rùa tai đỏ và lý do chúng bị cấm nuôi

Rùa tai đỏ là một trong những loài rùa cảnh được nuôi phổ biến tại Việt Nam. Với màu sắc bắt mắt và khả năng thích nghi tốt, nhiều người yêu thích và chọn nuôi chúng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rằng loài rùa này tiềm ẩn nhiều vấn đề về môi trường và pháp lý. Liệu nuôi rùa tai đỏ có hợp pháp không? Chúng có gây hại gì không? Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu kỹ tất tần tật về rùa tai đỏ trong bài viết dưới đây!

Rùa tai đỏ
• 22:18 05/02/2025

Phân biệt và lựa chọn tôm giống chất lượng cao

Trước nhu cầu con giống tăng và sự tràn lan của nhiều cơ sở nhỏ lẻ nhập khẩu tôm bố mẹ không rõ nguồn gốc, chất lượng thấp, giá rẻ để sản xuất giống thì việc chọn giống tốt, sạch bệnh được xem là yếu tố rất quan trọng để đảm bảo thành công của vụ nuôi.

Tôm giống
• 22:18 05/02/2025
Some text some message..