Khoảng 1/3 sản lượng thủy sản toàn cầu được nuôi bằng cách sử dụng nước ven biển cho việc nuôi cá lồng lưới đối với nhiều loại cá nước ngọt và cá biển. Một bất lợi lớn của ngành công nghiệp này là có tác động tiêu cực đối với môi trường biển, chủ yếu là ô nhiễm hữu cơ/vô cơ đối với các khu vực ven biển do phân hủy của phân cá và thức ăn thừa.
Một biện pháp để giảm thiểu một số tác động môi trường của ngành công nghiệp này chính là thay đổi một số hoạt động trong hệ thống tuần hoàn khép kín vùng đất liền. Hệ thống như thế sẽ kiểm soát được việc xả nước thải ra các nhánh sông, cho phép xử lý nước đã bị ô nhiễm, từ đó làm giảm nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Xử lý nước trong các hệ thống tuần hoàn thường bao gồm việc loại bỏ ni tơ sinh học thông qua quá trình nitrat hóa/khử ni tơ và loại bỏ các chất rắn cơ học.
Hệ thống mới làm được điều đó
Hệ thống mới do GFA phát triển có khả năng ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, có thể hoạt động trong bất kỳ điều kiện khí hậu nào mà không cần chú ý đến nguồn nước hoặc bắt buộc phải gần biển. Hệ thống mới có đầy đủ lợi thế của việc xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học kỵ khí và loại bỏ được cả nitrat và sự phân hủy chất hữu cơ.
Hệ thống của GFA không sử dụng hóa chất, chất kháng sinh, nước được giữ sạch bằng công nghệ lọc sinh học
Ưu điểm nổi bật của hệ thống zero discharge so với những hệ thống khác chính là: Cho phép nuôi cá ở bất cứ đâu khi mà hệ thống không phụ thuộc vào nguồn nước; Không có tác động đến môi trường; Không ràng buộc sản lượng theo mùa; Không chứa chì và thủy ngân; Cho phép nuôi các loài cá ngoại lai dưới quy định nghiêm ngặt.
Các thành phần khác nhau của hệ thống cho phép theo dõi, kiểm soát và thay đổi các thông số quan trọng của chất lượng nước như pH, nhiệt độ, nitrat và độ kiềm. Nghiên cứu sâu rộng và kinh nghiệm thực tế thu được từ các hoạt động của hệ thống do GFA tạo ra ở quy mô thương mại đã cho phép để cung cấp các điều kiện sinh trưởng tối ưu cho cá nuôi.