Nuôi thủy sản thương phẩm: Nâng cao hiệu quả các mô hình

Đa dạng loại hình nuôi

Ao nuôi tôm
Nuôi tôm ở Tuy Phong

Bình thuận có đa dạng loại hình nuôi thủy sản như: sản xuất tôm giống, nuôi tôm, cá nước lợ, nuôi tôm cá bằng lồng bè trên biển, nuôi cá hồ chứa (cá tầm), nuôi cá nước ngọt trong ao đất, nuôi cá nước ngọt bằng lồng bè... Thời gian qua, tỉnh đã tập trung triển khai các mô hình nuôi thủy sản với mục tiêu đa dạng hóa các đối tượng nuôi thủy sản. Tính trong 2 năm 2010 – 2012, Chi cục Thủy sản chỉ đạo Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư triển khai 18 chương trình với hơn 30 mô hình với kinh phí thực hiện hơn 1,1 tỷ đồng. Trong đó, chú trọng các đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao: cá chình, cá rô đồng, cá rô đầu vuông, cá lóc… với nhiều hình thức nuôi để người dân có thể tận dụng phù hợp với điều kiện từng hộ gia đình như nuôi xen canh lúa, nuôi cá lóc sử dụng thức ăn công nghiệp. Các mô hình triển khai hầu hết đều đạt kết quả khả quan, người dân phát triển thủy sản, nhiều hộ đã phát triển nuôi thâm canh quy mô lớn. Một số mô hình thủy sản đạt hiệu quả cao, chẳng hạn: Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ bán biofloc; nuôi cá mú bằng thức ăn công nghiệp ở huyện đảo Phú Quý; nuôi cá lóc bông thương phẩm; nuôi cá lóc thường (lóc đầu nhím, lóc môi trề...).

Và thách thức...

Đánh giá của Sở Nông nghiệp và PTNT về tình hình triển khai Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản tỉnh từ 2011 – 2020, qua 2 năm triển khai, tình hình nuôi trồng thủy sản (NTTS) các vùng quy hoạch đã đi vào ổn định, dịch bệnh cơ bản được khống chế. Trong đó, nuôi tôm nước lợ có chiều hướng gia tăng khá nhờ việc chuyển đổi sang tôm thẻ chân trắng, tăng năng suất, hiệu quả sản xuất của nuôi tôm nước lợ. Hầu hết diện tích thủy sản nước lợ ở tỉnh ta đều sử dụng để nuôi tôm. Trong đó, nuôi tôm thẻ chân trắng chiếm ưu thế, cho hiệu quả cao về kinh tế và sản lượng nuôi. Năm 2013, diện tích thả giống đạt khoảng 1.370 ha chủ yếu nuôi tôm thẻ chân trắng, tôm sú chỉ có 2,5ha. Tuy nhiên, đối với nghề nuôi thủy sản nước ngọt quy mô của các loại hình nuôi vẫn còn nhỏ lẻ, phân tán, chưa tập trung phát triển theo chiều sâu. Đặc biệt, hiện nay vấn đề khó khăn nhất là tìm đầu ra cho sản phẩm. Thị trường tiêu thụ bấp bênh, đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng phát triển rải rác, không tập trung của nghề nuôi thủy sản nước ngọt thời gian qua. Các loại hình nuôi thủy sản nước ngọt gồm: nuôi cá trong ao đất tương đối ổn định không có dịch bệnh xảy ra; nuôi cá lồng bè trên sông La Ngà (Đức Linh)... Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh có mô hình nuôi cá tầm trên hồ thủy điện Đa Mi của Công ty Tầm Long – Đa Mi. Tuy nhiên, hiện nay việc tiêu thụ cá gặp khó khăn do phải cạnh tranh cá tầm từ Trung Quốc nhập về.

Để đạt mục tiêu đến năm 2015, chỉ tiêu sản lượng NTTS đạt 17.740 tấn, một trong những giải pháp ngành thủy sản cần đẩy mạnh phát triển NTTS thời gian tới là tái cơ cấu NTTS theo hướng chuyển dần sang chất lượng, giá trị gia tăng và an toàn thực phẩm. Duy trì ổn định diện tích nuôi tôm nước lợ, nuôi trên biển, tăng cường đầu tư thâm canh, áp dụng công nghệ cao, quy trình thực hành nuôi tốt (GAP) để nâng cao năng suất, sản lượng. Bên cạnh đó, cần tổ chức lại sản xuất NTTS theo chuỗi liên kết giữa doanh nghiệp cung ứng vật tư và tiêu thụ sản phẩm góp phần phát triển ổn định thị trường cho nghề NTTS.

Thống kê Chi cục Thủy sản: Năm 2013, toàn tỉnh sản lượng NTTS đạt 15.995 tấn, đạt 103,2% KH, trong đó sản lượng tôm nuôi là 12.742 tấn, cá nước ngọt 3.150 tấn và tôm, cá biển 103 tấn 

Báo Bình Thuận; 14/01/14
Đăng ngày 14/01/2014
THANH DUYÊN
Nuôi trồng

Vấn đề tồn tại lớn của EHP: Không có thuốc đặc trị, khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh

Trong những năm gần đây, ngành nuôi nuôi tôm đã chứng kiến sự gia tăng nghiêm trọng của các bệnh gây thiệt hại lớn, trong đó có bệnh do EHP. Hai vấn đề tồn tại lớn nhất của bệnh EHP là không có thuốc đặc trị và khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh. Những thách thức này đang khiến ngành nuôi tôm gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và phát triển bền vững.

Tôm
• 11:36 27/12/2024

Xác định khẩu phần ăn phù hợp theo giai đoạn phát triển của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh có nhu cầu dinh dưỡng thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển. Để đạt được năng suất cao, người nuôi cần hiểu rõ và xác định khẩu phần ăn phù hợp với mỗi giai đoạn của tôm. Điều này không chỉ giúp tôm tăng trưởng tốt mà còn tối ưu hóa chi phí thức ăn, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR), và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường ao nuôi.

Tôm thẻ
• 10:45 27/12/2024

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 09:49 26/12/2024

Thuần hóa tôm giống trước khi thả

Thuần hóa tôm giống trước khi thả vào ao nuôi là một trong những bước quyết định sự thành bại của vụ nuôi. Quá trình này không chỉ giúp tôm thích nghi với môi trường mới mà còn tăng khả năng sinh trưởng và giảm tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn đầu. Để đảm bảo thành công, người nuôi cần nắm rõ các bước và áp dụng phương pháp phù hợp.

tôm giống
• 10:10 24/12/2024

Vấn đề tồn tại lớn của EHP: Không có thuốc đặc trị, khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh

Trong những năm gần đây, ngành nuôi nuôi tôm đã chứng kiến sự gia tăng nghiêm trọng của các bệnh gây thiệt hại lớn, trong đó có bệnh do EHP. Hai vấn đề tồn tại lớn nhất của bệnh EHP là không có thuốc đặc trị và khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh. Những thách thức này đang khiến ngành nuôi tôm gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và phát triển bền vững.

Tôm
• 01:24 28/12/2024

Tép cảnh có thể nuôi chung với cá cảnh không? Những điều cần biết để tránh rủi ro

Tôm cảnh đang ngày càng trở thành lựa chọn yêu thích của những người đam mê thủy sinh nhờ vẻ đẹp sặc sỡ và khả năng làm sạch bể tự nhiên.

Tép cảnh
• 01:24 28/12/2024

Xác định khẩu phần ăn phù hợp theo giai đoạn phát triển của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh có nhu cầu dinh dưỡng thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển. Để đạt được năng suất cao, người nuôi cần hiểu rõ và xác định khẩu phần ăn phù hợp với mỗi giai đoạn của tôm. Điều này không chỉ giúp tôm tăng trưởng tốt mà còn tối ưu hóa chi phí thức ăn, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR), và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường ao nuôi.

Tôm thẻ
• 01:24 28/12/2024

Những quốc gia dẫn đầu trong xuất khẩu tôm sinh thái

Ngành thủy sản thế giới đã chứng kiến những chuyển biến đáng kể trong xu hướng nuôi trồng và xuất khẩu tôm. Trong số những quốc gia nổi bật, Ecuador và Ấn Độ đang vươn lên dẫn đầu thị trường tôm sinh thái nhờ vào những bước đi mang tính chiến lược và sự đổi mới trong công nghệ nuôi trồng.

Thu hoạch tôm
• 01:24 28/12/2024

Chuyên gia nói gì về triển vọng nuôi tôm bền vững?

Ngành nuôi tôm từ lâu đã trở thành trụ cột kinh tế của Việt Nam, đặc biệt tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nơi chiếm tới 45% diện tích nuôi tôm của cả nước.

Ao tôm
• 01:24 28/12/2024
Some text some message..