Nuôi tôm bài bản, thầy giáo ở Phú Yên trúng lớn

10 năm nuôi tôm thẻ, thầy giáo Nguyễn Phạm Nhật Toàn (40 tuổi, giáo viên môn hóa Trường THPT Trần Phú, huyện Tuy An, Phú Yên) hiện là một triệu phú ở địa phương.

Nuôi tôm bài bản, thầy giáo ở Phú Yên trúng lớn
Thầy giáo - triệu phú nuôi tôm Nguyễn Phạm Nhật Toàn tại hồ nuôi bên sông Bình Bá, huyện Tuy An, Phú Yên. Ảnh: Hùng Phiên

Con giống và nguồn nước

Bên hồ tôm vừa thả vụ mới, Toàn cho hay: “Từ nhỏ, tôi đã theo cha nuôi tôm nên “nhiễm” nghề này. Thế nhưng dù có đi học hay khi đi dạy, tôi vẫn để ý học hỏi về nuôi tôm. Ở vùng quê này, vợ chồng cùng đi dạy là thu nhập tương đối ổn định, nhưng tính tôi không muốn mãi gò bó với đồng lương, nhất là khi con cái ngày càng học lên, chi dùng cuộc sống càng tăng thêm. Với kiến thức có được, tôi thấy có cơ hội làm giàu bằng nghề nuôi tôm…”.


Gom góp vốn nhà và vay mượn thêm, Toàn đã bỏ ra hàng trăm triệu đồng để mua 2.500m2 đất ven sông Bình Bá, tại thôn Bình Thạnh, xã An Ninh Tây, Tuy An. Đầu tư ban đầu quá tốn kém nhưng anh vẫn quyết tâm tìm mua các loại máy chuyên dùng để sục khí oxy, theo dõi “nhất cử, nhất động” môi trường nước, kiểm tra sức khỏe tôm… Bởi theo Toàn, nguồn giống tốt và quản lý chặt chẽ dịch bệnh là điều quyết định trong nghề “đánh bạc với nước”.

Về nguồn tôm giống, anh Toàn cho biết mình phải vào tận Bình Thuận để lựa chọn mua ở Công ty TNHH Đầu tư thủy sản Nam Miền Trung.

“Chi phí tôm giống của tôi luôn đắt gấp 4-5 lần so với mua giống trôi nổi tại chỗ. Thế nhưng tôi chấp nhận, bởi nguồn giống uy tín, sạch bệnh là một trong nhưng điều tiên quyết để có đảm bảo năng suất vụ nuôi. Rất mừng là ngay vụ tôm đầu tiên đã đem lại lợi nhuận trên 100 triệu đồng. Thế là gia đình tôi có vốn để trả nợ và tiếp tục tái đầu tư. Những năm 2010-2011, tôi mở rộng diện tích nuôi lên 20.000m2 và đạt doanh thu xấp xỉ 3 tỷ đồng/vụ” - Toàn nói.

Từ thành công của cá nhân, anh Toàn còn chia sẻ bí quyết nuôi tôm cho nhiều người dân khác. “Bí quyết quan trọng nhất là phải chọn được vùng nuôi tốt, môi trường sạch bệnh và có con giống tốt. Hiện nay, tôi vẫn tin tưởng và chia sẻ cho bà con địa chỉ mua con giống uy tín là Công ty TNHH Đầu tư Thủy sản Nam Miền Trung ở Bình Thuận” - anh Toàn chia sẻ.

Theo đuổi công nghệ mới

Giai đoạn 2013-2014, các hồ tôm của Toàn liên tiếp “thoái trào”. Toàn cho biết: “Tôi bị lỗ khoảng 2 tỷ đồng trong giai đoạn này. Một phần vì thời tiết thất thường, con tôm liên tiếp bị chết do quá nhiều dịch bệnh. Một phần khác, do nuôi hồ đất nên không thể kiểm soát được toàn bộ tạp dịch trong môi trường nước. Thế là tôi phải chuyển sang đầu tư hồ phủ bạt và nhiều máy móc công nghệ mới. Nuôi tôm mà thiếu cập nhật công nghệ thì… thôi đi làm chuyện khác! Vùng nuôi tôm nào cũng chỉ “dễ ăn” vài vụ đầu tiên mà thôi”.  

Nhận thấy vùng nuôi tôm Bình Bá đã bị ô nhiễm khá nặng, Toàn tập trung tìm nguồn nước sạch cho hồ tôm. Anh cho nhân công tổ chức khoan giếng ngầm ngay giữa lòng sông để lấy nguồn nước nuôi tôm.

Bên cạnh đó, anh chú trọng nghiên cứu thiết kế lại hồ nuôi, tạo vùng trũng xoáy giữa lòng hồ phủ bạt. Việc này nhằm giúp lắng đọng các loại tạp chất trong hồ, nhân công có thể dễ dàng hút dọn để nước trong hồ luôn thoáng, sạch. Toàn cũng là một trong những hộ nuôi đầu tiên ở đây góp số tiền lớn để kéo điện ra khu vực hồ nuôi tôm Bình Thạnh. Riêng chi phí tiền điện cho hồ tôm của Toàn hiện 20 triệu đồng/tháng.

Ông Trần Hồng Thắng (cùng nuôi tôm ở Binh Thạnh) nhận xét: “Thầy Toàn làm ăn rất bài bản và luôn hòa đồng lợi ích với anh em nuôi tôm ở đây. Nhiều kiến thức có được, thầy luôn sẵn sàng chia sẻ nên ai cũng nể trọng thầy. Kể cả hệ thống thu mua tôm cũng không dễ “bắt ép” anh em nuôi tôm, bởi thầy Toàn luôn nắm bắt thị trường rất kỹ”.     

Chủ tịch Hội Nông dân xã An Ninh Tây - bà Vũ Thị Bích Hà nhìn nhận: “Anh Toàn đam mê nghề nuôi tôm nhưng không đầu tư kiểu “bất chấp”. Anh luôn học hỏi, đầu tư rất kỹ từng khâu nuôi. Từ cách làm của anh Toàn, hầu hết các hồ nuôi tôm thẻ ở Bình Bá đều đầu tư phủ bạt và các máy móc khá hiện đại. Cách làm chắc chắn và biết chia sẻ của anh đã giúp cho vùng tôm Bình Thạnh phát triển khá bình ổn trong nhiều năm qua”.

Báo Dân Việt
Đăng ngày 30/08/2018
Hùng Phiên
Nuôi trồng

Đốm trắng hoành hành trở lại trong thời gian gần đây

Trong thời gian gần đây, bệnh đốm trắng trên tôm nuôi đang có dấu hiệu bùng phát trở lại tại nhiều địa phương, gây lo ngại cho bà con nuôi tôm. Đây là bệnh do virus gây ra, có khả năng lây lan nhanh và gây thiệt hại nghiêm trọng nếu không được kiểm soát kịp thời.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:11 21/01/2025

Khí độc NH4 gây hại gì cho tôm?

Nuôi tôm là một ngành kinh tế mũi nhọn tại Việt Nam, nhưng cũng đi kèm với nhiều thách thức. Trong đó, sự xuất hiện của khí độc NH4 (amoniac) là một trong những vấn đề đáng lo ngại nhất đối với các ao nuôi. NH4 không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển của tôm mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây thiệt hại kinh tế lớn nếu không được kiểm soát.

Khí độc ao tôm
• 10:47 20/01/2025

Giải pháp cải thiện hiệu quả nuôi hàu

Sản phẩm hàu Việt Nam đang được nhiều thị trường ưa chuộng, nhất là Trung Quốc và Đài Loan như Tép Bạc đã phản ánh qua bài “Thủy sản năm 2025 với cơ hội thị trường Trung Quốc”.

Hàu
• 08:00 19/01/2025

Giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1598/QĐ-TTg Phê duyệt Kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đánh bắt cá
• 10:40 17/01/2025

Tôm sú hay tôm thẻ: Loại nào ngon hơn cho món lẩu ngày Tết?

Tết Nguyên Đán là dịp lễ gia đình quay quần, cùng nhau chuẩn bị những bàn ăn đậm đà, phong phú.

Lẩu hải sản
• 16:43 22/01/2025

Tôm ruột cong: Nguyên nhân và biện pháp phòng trị

Tôm ruột cong là một trong những hiện tượng phổ biến nhưng gây không ít lo lắng cho người nuôi tôm. Khi mắc phải tình trạng này, tôm thường yếu, giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng, dễ bị bệnh, và có nguy cơ chết cao.

Tôm ruột cong
• 16:43 22/01/2025

Mô hình nuôi tôm không xả thải được nghiên cứu và ứng dụng thành công

Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản đã chứng kiến những bước tiến đột phá nhờ vào áp dụng các công nghệ môi trường bền vững. Trong đó, mô hình nuôi tôm không xả thải đã được nghiên cứu và ứng dụng thành công, giải quyết được những thách thức lâu nay về ô nhiễm môi trường trong nuôi tôm

Ao nuôi
• 16:43 22/01/2025

Vai trò dinh dưỡng của thủy sản trong bữa ăn hằng ngày và lợi ích bất ngờ

Thủy sản từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong chế độ ăn của nhiều gia đình. Với sự phong phú về chủng loại và giá trị dinh dưỡng, các món ăn từ thủy sản không chỉ ngon miệng mà còn mang lại vô số lợi ích cho sức khỏe.

Thủy sản
• 16:43 22/01/2025

Đốm trắng hoành hành trở lại trong thời gian gần đây

Trong thời gian gần đây, bệnh đốm trắng trên tôm nuôi đang có dấu hiệu bùng phát trở lại tại nhiều địa phương, gây lo ngại cho bà con nuôi tôm. Đây là bệnh do virus gây ra, có khả năng lây lan nhanh và gây thiệt hại nghiêm trọng nếu không được kiểm soát kịp thời.

Tôm thẻ chân trắng
• 16:43 22/01/2025
Some text some message..