Nuôi tôm biển ngoài vùng quy hoạch, lợi bất cập hại

Tính từ thời điểm cuối năm 2017 đến nay, tình trạng đào ao nuôi tôm biển ngoài vùng quy hoạch, tập trung tại các huyện Ba Tri, Bình Đại, Giồng Trôm và Thạnh Phú đang diễn biến phức tạp trở lại. Trước tình hình này, UBND tỉnh đã chỉ đạo ngành nông nghiệp phối hợp với các địa phương có giải pháp giải quyết căn cơ, dứt điểm.

Nuôi tôm biển ngoài vùng quy hoạch, lợi bất cập hại
Tình trạng hộ dân đào ao nuôi tôm biển ngoài vùng quy hoạch diễn biến phức tạp.

Hậu quả nghiêm trọng

Những năm gần đây, tình hình nuôi tôm phát triển khá mạnh, trong đó vùng quy hoạch nuôi tập trung hiệu quả đạt rất cao. Tỉnh cũng đã đầu tư các hệ thống thủy lợi tương đối, cung cấp nguồn nước sạch cho các vùng nuôi. Giá tôm năm 2017 ổn định ở mức cao, tình hình dịch bệnh thấp. Trước hiệu quả này, những tháng đầu năm 2018, vấn đề nuôi tôm ngoài vùng quy hoạch đã phát sinh trở lại và diễn biến phức tạp; trong đó có trường hợp cải tạo, sửa chữa những ao đã đào trước đây và cả việc đào ao mới.

Trước đó, vào những năm 2010, 2011, ngành nông nghiệp phối hợp với các địa phương để vận động người dân chuyển đổi nuôi tôm nước lợ sang nuôi tôm nước ngọt. Đặc biệt, huyện Bình Đại cũng đã quyết liệt thực hiện nhiều giải pháp xử lý, kể cả việc mở cuộc ra quân san lấp bằng xi-măng đối với các giếng khoan trái quy định. Tuy nhiên, gần đây, trong số những hộ này đã nuôi lại bằng cách cải tạo, sửa chữa các giếng khoan cũ. Đồng thời, phát sinh thêm một số hộ khoan giếng nước ngầm để lấy nước nuôi tôm thẻ.

Chủ tịch UBND huyện Giồng Trôm Nguyễn Văn Bé Sáu cho rằng, tình hình đào ao nuôi tôm ngoài vùng quy hoạch trên địa bàn huyện cũng đang phát sinh nhiều, nhất là tại xã Phước Long. Đây là xã có diện tích chủ yếu trồng dừa. Trước mắt, những hộ nuôi này rất trúng mùa, lợi nhuận khá cao. Tổng số hộ phát sinh từ đầu năm đến nay lên đến 13 hộ. Huyện đã tiến hành lập biên bản xử phạt hành chính. Việc xử phạt chưa có hiệu quả vì có hộ vẫn chấp nhận bị phạt để tiếp tục nuôi.

Theo ông Nguyễn Văn Buội - Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, qua thăm dò, có một số hộ nuôi có hiệu quả. Tuy nhiên, đây là hiệu quả tức thời một vài vụ đầu và không có tính bền vững về lâu dài. Thời gian qua, việc đào giếng lấy nước mặn để nuôi tôm đã gây ảnh hưởng ở mức độ nhất định. Tuy nhiên, tình hình này kéo dài sẽ gây nhiễm mặn nghiêm trọng, sụt lún… khu vực xung quanh.

Nguy cơ cần cảnh báo

Hoạt động nuôi thủy sản cần hệ thống kênh cấp thoát nước riêng biệt, lưu lượng nước lớn và sạch. Hoạt động sản xuất nông nghiệp cần hệ thống liên thông, đủ lượng nước tưới tiêu là được. Do đó, nếu xét theo quy hoạch thủy lợi, bà con nuôi ngoài vùng quy hoạch thì hệ thống thủy lợi không đảm bảo nuôi thủy sản. Bà con tiếp tục nuôi kéo dài từ 2 - 3 vụ trở lên thì tình hình ô nhiễm môi trường khả năng xảy ra rất lớn. Nếu có tình hình dịch bệnh xảy ra thì việc xử lý dịch bệnh rất khó. Khả năng lây lan rất lớn làm ảnh hưởng ngược lại cho bà con. “Xét về kinh tế, hiệu quả nuôi tôm biển ngoài vùng quy hoạch cũng không bền vững, đã chứng minh từ năm 2013, tình hình dịch bệnh xảy ra, lây lan phổ biến nhiều nhất trong vùng ngọt hóa” - ông Nguyễn Văn Buội minh chứng.


Nuôi tôm biển mùa vụ năm 2017 trúng đậm đã khiến nhiều hộ ngoài vùng quy hoạch “chạy theo”.

Còn theo phân tích của Trường Đại học Cần Thơ thì các phần ion trong nước giếng không có lợi cho nuôi tôm, không đảm bảo cho sự phát triển con tôm bằng nước biển tự nhiên. Việc sử dụng nước giếng, về lâu dài một mặt ảnh hưởng tầng nước ngầm, nhiễm mặn, ảnh hưởng những hộ trồng trọt xung quanh. Về mặt cơ sở khoa học là không phù hợp.

Ông Buội cho biết, đối với những vùng ngọt hóa, bà con khoan giếng lấy nước mặn từ tầng ngầm để nuôi tôm, như Bình Đại thì về lâu dài ảnh hưởng đến môi trường tầng nước ngọt. Các nhà khoa học nghiên cứu ở Cà Mau cũng cho rằng, về lâu dài sẽ dẫn đến bị lún đất, nhiễm mặn vùng xung quanh. Riêng hồ chứa nước ngọt Ba Lai, tới đây khi thực hiện dự án ngọt hóa Bắc Bến Tre nếu bà con vẫn bất chấp như vậy thì hồ nước sẽ nhiễm mặn, ảnh hưởng đến các nhà máy cung cấp nước phục vụ cho bà con sản xuất và sinh hoạt. Tình hình nuôi tôm ngoài vùng quy hoạch như ở Ba Tri, Bình Đại lâu ngày nếu không được xử lý triệt để sẽ ảnh hưởng đến hồ nước ngọt Ba Lai, hiệu quả dự án ngọt hóa Bắc Bến Tre sẽ không có hiệu quả.

Xử lý nghiêm các vi phạm

Về giải pháp của ngành, ông Nguyễn Văn Buội đề nghị các địa phương phải quyết tâm dùng các biện pháp xử lý, vận động bà con chuyển đổi. Địa phương tuyệt đối không để phát sinh nuôi tôm ngoài vùng quy hoạch, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp chung, đặc biệt là phải xử lý triệt để các giếng nước ngầm. Lộ trình chuyển đổi đã bắt đầu từ năm 2014, theo đó vận động bà con chuyển đổi từ từ. Những vùng nào còn hở, nước mặn xâm nhập, thì cho bà con nuôi tôm vào mùa nước mặn xâm nhập, tuyệt đối không nuôi vùng nước ngọt. Khi vùng hở ngọt hóa hoàn toàn, không còn nước mặn xâm nhập thì phải chuyển đổi toàn bộ.

Mới đây, trong cuộc họp cuối tháng 4-2018 về giải pháp xử lý nuôi tôm ngoài vùng quy hoạch tại huyện Bình Đại, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Lập nhấn mạnh: Bằng mọi biện pháp, ngành nông nghiệp phải phối hợp với địa phương xử lý triệt để tình trạng này, tránh để ảnh hưởng đến hồ nước ngọt Ba Lai. Trước mắt là giải quyết dứt điểm các giếng và ngăn chặn các giếng khoan mới. Các giếng đã khoan phải được san lấp.

“Lập tức giải quyết căn cơ, dứt điểm tình hình nuôi tôm ngoài quy hoạch ở Bình Đại (từ xã Thạnh Trị, Phú Long, Lộc Thuận… đến Thới Lai). Tới đây, Sở Tài nguyên và Môi trường cũng sẽ vào cuộc xử phạt nghiêm đối với những trường hợp khoan giếng nuôi tôm trái quy định” - ông Nguyễn Hữu Lập chỉ đạo.

Báo Đồng Khởi
Đăng ngày 04/05/2018
Nhiên Luận
Môi trường

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Tìm hiểu các loại vi sinh vật trong nước thải

Vi sinh vật trong nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy các chất hữu cơ và làm sạch nước. Hiểu biết về các loại vi sinh vật này sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa quá trình xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ nguồn nước.

Nước thải ao nuôi
• 09:38 12/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:53 05/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 18:13 25/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 18:13 25/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 18:13 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 18:13 25/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 18:13 25/11/2024
Some text some message..