Nuôi tôm càng xanh toàn đực lợi nhuận gấp đôi nuôi truyền thống

Ông Dương Minh Thắng, khóm 7, thị trấn Thới Bình, tỉnh Cà Mau phấn khởi khi thu hoạch tôm càng xanh toàn đực đạt năng suất 670 kg/ha, lợi nhuận trên 90 triệu đồng, gấp đôi so với mô hình nuôi tôm truyền thống...

Nuôi tôm càng xanh toàn đực lợi nhuận gấp đôi mô hình nuôi truyền thống
Ông Dương Minh Thắng, Khóm 7, thị trấn Thới Bình phấn khởi khi thu hoạch tôm càng xanh toàn đực đạt 670 kg/ha, lợi nhuận trên 90 triệu đồng.

Dự án nuôi tôm càng xanh toàn đực mật độ 4 con/m2 được triển khai trên vùng đất trũng ít có khả năng trồng lúa của thị trấn Thới Bình, huyện Thới Bình (tỉnh Cà Mau), vụ mùa qua đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân.

Quy trình kỹ thuật nuôi tôm càng xanh toàn đực đơn giản, phù hợp với khả năng tiếp cận của người dân. Đặc biệt, thực hiện quy trình nuôi tôm càng xanh toàn đực an toàn sinh học, hạn chế sử dụng thuốc và hoá chất nhằm bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng, giữ gìn môi trường vùng nuôi ổn định. Đây là một phần của Dự án “Nâng cao năng suất nuôi tôm càng xanh toàn đực” của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Cà Mau triển khai.


Mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực được triển khai trên vùng đất trũng, không có khả năng trồng lúa, hứa hẹn nâng cao thu nhập cho người dân.

Kết quả của dự án nuôi tôm càng xanh toàn đực góp phần đa dạng hoá sản phẩm, phát triển kinh tế tại địa phương. Với quy mô 12 ha thuộc 10 hộ nuôi, mật độ thả 4 con/m2, sau 6 tháng nuôi, năng suất tôm càng xanh toàn đực đạt trung bình 400-500 kg/ha/vụ. Cá biệt, có hộ nuôi đạt gần 700 kg/ha. Trong khi đó, mô hình nuôi tôm càng xanh truyền thống chỉ đạt từ 200-250 kg/ha.


Nhiều hộ tham gia dự án nuôi tôm càng xanh toàn đực ở thị trấn Thới Bình thu hoạch năng suất đạt trên 700 kg/ha.


Thu nhập của người dân thực hiện mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực từ 40-100 triệu đồng/ha/vụ.

Thành công của dự án góp phần cung cấp thêm dẫn liệu về thực trạng nuôi tôm càng xanh thương phẩm toàn đực tại Cà Mau, có cơ sở đề xuất mô hình thực tiễn, khuyến khích đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao ở địa phương. Đồng thời, từ kết quả thực nghiệm của mô hình làm cơ sở khoa học phục vụ công tác quản lý, định hướng cho nghề nuôi tôm càng xanh thương phẩm toàn đực phát triển một cách bền vững.

Báo Cà Mau
Đăng ngày 03/05/2018
Hoàng Diệu
Nuôi trồng

Tránh stress cho tôm vào mùa nắng nóng

Với tình hình nắng nóng như hiện nay, các vật nuôi rất dễ bị sốc nhiệt, nhiễm bệnh. Đặc biệt ở nuôi tôm, khi thời tiết khắc nghiệt tôm dễ rơi vào trạng thái stress. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi và sản lượng vụ mùa. Do đó, Tép Bạc xin gợi ý một số biện pháp hạn chế stress cho tôm.

Ao nuôi tôm
• 09:28 17/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 16/04/2024

Kháng sinh đồ là gì? Phương pháp kháng sinh đồ hiệu quả cho tôm

Hiện nay, vấn đề lạm dụng kháng sinh đã gây ra tình trạng tăng cường kháng kháng sinh ở tôm, khiến cho hiệu quả của kháng sinh ngày càng giảm khi chúng không còn hiệu lực đối với vi khuẩn. Điều này đặt ra câu hỏi về biện pháp nào có thể giảm thiểu hiện tượng kháng kháng sinh này.

Đĩa khuẩn
• 08:00 14/04/2024

Cấp mã vùng nuôi, trồng thủy sản cần thiết và cấp bách

Từ mã số này sẽ xác định được chủ cơ sở nuôi và nguồn gốc sản phẩm, qua đó tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, nâng cao giá trị sản phẩm và đáp ứng yêu cầu về xuất khẩu. Việc các vùng sản xuất nuôi trồng thủy sản có mã cũng thích ứng với xu hướng kinh tế nông nghiệp số hiện nay. Từ những yêu cầu trên, các đơn vị chuyên môn ngành nông nghiệp đã và đang đẩy mạnh việc cấp mã số cho các vùng nuôi trồng thủy sản trên khắp cả nước.

Nuôi thủy sản
• 14:35 12/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 16:43 19/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 16:43 19/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 16:43 19/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 16:43 19/04/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 16:43 19/04/2024