Nuôi tôm càng xanh xen lúa, lợi nhuận hơn 90 triệu đồng/ha

Hình thức nuôi xen này chi phí thấp, tôm dễ nuôi, ít dịch bệnh, giảm thiểu rủi ro thiệt hại, không sử dụng thuốc BVTV, năng suất lúa thấp nhưng đạt chất lượng hữu cơ...

Tôm càng xanh
Tôm càng xanh

Mới đây, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Hà Trung (Thanh Hóa) đã thử nghiệm thành công mô hình nuôi xen tôm càng xanh - lúa gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm tại xã Hà Hải (huyện Hà Trung).

Các hộ nuôi thủy sản tại các xã Hà Vinh, Hoạt Giang, Lĩnh Toại, Hà Lĩnh, Hà Châu (mỗi xã cử 2 hộ có kinh nghiệm) tham gia tập huấn kỹ thuật nuôi tôm càng xanh xen lúa do Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện tổ chức. Hai hộ thực hiện mô hình là anh Trịnh Xuân Đức và Trịnh Xuân Mạnh ở thôn Yên Thôn (xã Hà Hải) với tổng diện tích 2,5ha, số lượng giống tôm thả gồm 75.000 con, mật độ thả 3 con/m2, kích cỡ 2cm/con. Hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 50% kinh phí mua giống, 200kg cám chuyên dùng cho tôm.

Anh Trịnh Xuân Đức (xã Hà Hải) phấn khơi với thành quả của mô hình. Ảnh: Lê Cương.

Anh Trịnh Xuân Đức, một trong hai hộ trong mô hình chia sẻ: Khi tham gia dự án nuôi tôm càng xanh xen canh lúa, lúc đầu còn phân vân đắn đo sợ không làm tốt, nhưng khi đọc, nghiên cứu tài liệu thấy nuôi tôm nước ngọt có nhiều ưu điểm, đồng thời biết thêm kinh nghiệm qua học hỏi người quen cũng như tham gia lớp tập huấn kỹ thuật nuôi tôm xen lúa nên anh đã nắm được kiến thức cơ bản.

Theo anh Đức, việc đầu tiên là cải tạo ao nuôi, dọn sạch cỏ rác quanh bờ, hút cạn nước để xử lý cá tạp. Rải vôi bột khắp mặt ao để khử khuẩn diệt trùng, đồng thời làm đất và sạ lúa để tôm có chỗ trú ẩn. Sau đó lấy đủ nước vào ruộng, dùng vải màn lọc nhiều lớp để trứng cá tạp không thể lọt vào. Khi mực nước lấy vào đảm bảo ổn định mới thả tôm giống, tôm giống được lấy từ trại giống thủy sản đảm bảo chất lượng tốt.

Sau khi thả giống, mấy ngày đầu không cho ăn, độ 4 - 5 hôm sau cho ăn bằng cám chuyên nuôi tôm, cho ăn ngày 4 lần (sáng, trưa, chiều, tối), mỗi lần 0,2kg/số lượng 22 ngàn con. Thức ăn khi tôm còn nhỏ là ăn thức ăn công nghiệp có hàm lượng protein 35%, khi tôm phát triển thức ăn chủ yếu là ốc, cá các loại… Cho ăn cám tăng dần theo thời gian khoảng vài tháng và giảm lần cho ăn xuống còn 2 lần/ngày rồi cho ăn ốc bươu vàng và cá tạp các loại, thời gian đầu phải nấu chín mới cho ăn, dần dà cho ăn tươi băm nhỏ ném quanh ao cho tôm ăn...

Việc chăm sóc cũng không quá cầu kỳ bởi đặc tính tôm rất khỏe, phù hợp với môi trường nước ngọt, sinh trưởng phát triển tốt. Thức ăn dễ kiếm, nước cũng không phải thay, tôm chịu được nắng nóng mùa hè. Theo dõi từ khi thả đến lúc sinh trưởng phát triển và thu hoạch không thấy tôm có biểu hiện bệnh tật gì.

Anh Đức cho biết, tỷ lệ tôm từ lúc thả đến khi sinh trưởng phát triển sống khỏe đạt trên 60%, năng suất thu hoạch đạt 550kg/ha, trọng lượng 0,03kg/con, tương đương 33 con/kg, tôm loại to có trọng lượng cỡ 18 con/kg, loại nhỏ 25 con/kg, giá bán bình quân 250.000 đồng/kg, lợi nhuận ước tính đạt trên 50% (chưa tính giá trị thu nhập từ lúa).

Các hộ tham gia mô hình rất phấn khởi vì lợi nhuận cả tôm và lúa đều rất cao. Ảnh: Lê Cương

Sau quá trình nuôi thử nghiệm, các hộ trong và ngoài mô hình đã tổ chức nghiệm thu đánh giá kết quả. Theo đó cho thấy nuôi xen tôm càng xanh - lúa tại xã Hà Hải đạt kết quả cao. Cụ thể: Diện tích lúa trong mô hình 1,75ha cho năng suất 60 tạ/ha = 10,5 tấn, giá 8 triệu đồng/tấn, giá trị 84,4 triệu đồng. Tôm 33,75 ngàn con, thu hoạch 1.350kg, giá 250 ngàn đồng/kg, giá trị đạt 337,5 triệu đồng. Tổng thu nhập tôm và lúa đạt 421,9 triệu đồng. Trừ chi phí, lúa lãi 32,6 triệu đồng/1,75ha; tôm lãi 197,2 triệu đồng/2,5ha.

Ưu điểm, chỉ trong 6 tháng, việc nuôi tôm càng xanh xen lúa đem lại hiệu quả kinh tế cao, tăng thu nhập cho người nuôi. Sau khi đã trừ chi phí, tôm thương phẩm đạt lợi nhuận gần 79 triệu đồng/ha; lúa đạt lợi nhuận gần 13 triệu đồng/ha. Như vậy, mỗi hộ nuôi tôm + lúa lợi nhuận đạt 91,6 triệu đồng/ha. Hiện nay tôm càng xanh thương phẩm dễ bán, giá tôm cỡ 25 con/kg từ 280.000đ/kg trở lên.

Nông Nghiệp Việt Nam
Đăng ngày 22/03/2023
Lê Như Cương
Kinh tế
Bình luận
avatar

Sự suy giảm nhu cầu tại Trung Quốc ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khẩu tôm Ecuador

Nhu cầu tiêu thụ tôm của Trung Quốc – một trong những thị trường lớn nhất thế giới – đã chứng kiến sự suy giảm rõ rệt trong thời gian gần đây, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nhà xuất khẩu thủy sản, đặc biệt là Ecuador.

Tôm thẻ
• 09:51 11/09/2024

Việt Nam khẳng định vị thế là "siêu cường tôm" nhờ thị trường Hoa Kỳ

Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế là một trong những "siêu cường tôm" toàn cầu nhờ sự tăng trưởng mạnh mẽ của xuất khẩu tôm sang thị trường Hoa Kỳ.

Tôm
• 14:02 09/09/2024

Khả năng phát triển của thực phẩm thủy hải sản sạch Việt Nam trên thị trường Quốc tế

Trong bối cảnh hiện nay, khi người tiêu dùng trên toàn cầu ngày càng chú trọng đến sức khỏe và an toàn thực phẩm, thực phẩm thủy hải sản sạch đã nhanh chóng trở thành xu hướng tiêu dùng mới.

Thủy hải sản
• 09:00 08/09/2024

Giá thủy sản sau lễ Quốc Khánh có còn tăng cao?

Vào dịp lễ Quốc khánh 2/9, thị trường thủy sản tại Việt Nam trở nên sôi động khi nhu cầu tiêu thụ thủy sản tăng mạnh. Đây là thời điểm người dân chuẩn bị cho các bữa ăn gia đình sum họp, nên giá cả của nhiều loại thủy sản cũng có sự biến động đáng kể.

Hải sản
• 09:46 06/09/2024

Liệu pháp kháng vi-rút đầy hứa hẹn chống lại vi-rút đốm trắng

Coumarin, có trong tự nhiên ở nhiều loại thực vật và nổi tiếng với nhiều tác dụng sinh học đa dạng, được biết đến như những tác nhân cải tiến có ái lực và tính đặc hiệu đối với các mục tiêu phân tử khác nhau trong hoạt động kháng vi-rút (Hu et al., 2024, Qin et al., 2020).

Tôm thẻ chân trắng
• 02:08 13/09/2024

Nuôi tôm an toàn sinh học với chuỗi giá trị khép kín và không kháng sinh

Tập đoàn Việt Úc đang nỗ lực cải thiện chất lượng tôm Việt Nam bằng cách tránh sử dụng kháng sinh. Nghiên cứu của họ đã chứng minh tính hiệu quả trong nhiều năm qua.

Tôm thẻ
• 02:08 13/09/2024

Người dân thiệt hại nặng nề khi bão đi qua

Bão số 3 (bão Yagi) đổ bộ vào đất liền, gây nhiều thiệt hại đến nuôi thủy sản cho nhiều tỉnh, thành phố vùng Đông Bắc. Các cơn gió mạnh, sóng lớn và mưa lớn kéo dài đã tàn phá nặng nề các cơ sở nuôi trồng thủy sản, gây ra những hậu quả khôn lường.

Tàu thuyền
• 02:08 13/09/2024

Sự bùng phát của bệnh Herpesvirus Koi năm 2024

Bệnh herpesvirus Koi (KHV) là một trong những thách thức lớn nhất đối với ngành nuôi trồng thủy sản trên toàn cầu. Năm 2024, bệnh này đã bùng phát mạnh mẽ tại nhiều khu vực, gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi cá koi và cá chép.

Cá Koi
• 02:08 13/09/2024

Giảm lượng khí độc khi mưa kéo dài

Mưa lớn và liên tục không chỉ làm giảm độ mặn của nước mà còn có thể dẫn đến tích tụ khí độc trong ao nuôi, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của tôm. Hiểu rõ nguyên nhân và áp dụng các biện pháp kiểm soát hiệu quả là cần thiết để giảm thiểu rủi ro này.

Ao nuôi
• 02:08 13/09/2024
Some text some message..