Nuôi tôm chân trắng trên đầm phá: Đừng để hệ lụy

Tuy UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho phép nuôi tôm chân trắng trên vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, nhưng thời gian qua, xảy ra tình trạng người dân nóng vội, không tuân thủ các quy định an toàn nuôi dẫn đến hệ lụy đáng tiếc.

thu tom the
Thu hoạch tôm chân trắng

Hệ lụy…

Trong khi chờ quy hoạch, có đến cả trăm hộ dân ở thị trấn Lăng Cô (Phú Lộc) nôn nóng, thấy lợi trước mắt đã lén lút, ồ ạt đào hồ nuôi tôm chân trắng tại địa phương với diện tích hàng chục ha. Việc thiếu định hướng, quy hoạch, không tuân thủ quy trình kỹ thuật, các quy định của các cơ quan chức năng dẫn đến hệ lụy đáng tiếc xảy ra. Hầu hết các ao nuôi của người dân không đảm bảo diện tích, không có ao lắng, ao xử lý nước thải, kênh mương xử lý môi trường… nên ngay từ vụ đầu tiên đã bị ô nhiễm môi trường, tôm dịch bệnh dẫn đến thua lỗ. Nhiều hộ “tiến thoái lưỡng nan”, nợ từ 50 triệu đến cả vài trăm triệu đồng. Ông Nguyễn Bình ở thị trấn Lăng Cô than thở: “Thấy người ta ồ ạt đào ao nuôi, tôi suốt ruột làm theo. Bây giờ thua lỗ, nợ nần không biết khi nào trả hết”…

Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phú Lộc Nguyễn Văn Thông chia sẻ: Cán bộ của đơn vị rất mỏng, không thể kiểm tra thường xuyên tại các địa phương để nắm bắt tình hình. Khi chúng tôi phát hiện người dân ở Lăng Cô tự ý đào hồ nuôi tôm chân trắng “mọi sự đã rồi”. Ý thức người dân còn thấp, lại bỏ ra kinh phí lớn đầu tư nuôi nên không dễ gì cưỡng chế, xử lý trong một sớm một chiều. Các ban ngành chức năng chỉ biết phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền, vận động người dân chấp hành đúng quy định, quy trình nuôi tôm chân trắng trên đầm phá; đồng thời, yêu cầu dừng ngay việc nuôi tôm trái phép. Nhưng người dân vẫn cố nuôi nên ngay vụ đầu tiên đã thua lỗ, bà con mới vỡ lẽ. Không có vốn tái đầu tư, sản xuất, lại sợ thua lỗ nên hiện người dân đã ngừng nuôi.

Cần quản lý chặt

Quyết định 72 của UBND tỉnh khi cho phép nuôi tôm chân trắng trên đầm phá, kèm theo các yêu cầu, quy định khắt khe nhằm đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường. Quyết định quy định rất rõ, người dân chỉ phép nuôi tôm chân trắng khi có quy hoạch vùng nuôi, ao nuôi, hạ tầng nuôi trồng được đầu tư xây dựng. Ao nuôi phải có diện tích mặt nước tối thiểu 3.000m2 được xây dựng từ năm 2010 và 2.000m2 xây dựng trước năm 2010. Độ sâu mặt bờ đến đáy ao tối thiểu hai mét, mực nước ao nuôi duy trì thấp nhất 1,4m. Các ao nuôi, vùng nuôi phải có ao lắng, xử lý nước thải, kênh mương cấp thoát nước riêng biệt, cống cấp nước phải có lưới chắn lọc…

Bà Phạm Thị Ánh, Chi cục Thủy sản tỉnh cho rằng, hệ thống đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Lăng Cô có tiềm năng rất lớn để nuôi trồng thủy sản, trong đó có tôm chân trắng. Muốn nuôi tôm chân trắng ở vùng đầm phá hiệu quả, tránh “vết xe đổ” từ con tôm sú, không có con đường nào khác phải tuân thủ các quy định, quy trình của cơ quan chức năng. Các địa phương, người dân không nên nóng vội đầu tư nuôi tôm khi hệ thống hạ tầng nuôi trồng chưa được đầu tư một cách thỏa đáng. Các tổ chức, cá nhân trước khi có kế hoạch nuôi tôm phải báo với chính quyền địa phương, cơ quan chức năng, có cam kết bảo vệ môi trường và đủ các yếu tố, điều kiện quy định.

Tiến sĩ Nguyễn Quang Vinh Bình, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh chỉ rõ nguyên nhân tôm nuôi dịch bệnh, chết, không hiệu quả là do vùng nuôi bị ô nhiễm. Kênh mương, thủy lợi, ao hồ… chưa đảm bảo theo quy định, quy trình kỹ thuật là các yếu tố gây ô nhiễm môi trường vùng nuôi, ao nuôi. Ngoài công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân, các ban ngành, chính quyền địa phương cần phát huy vai trò, trách nhiệm quản lý trong quá trình nuôi tôm chân trắng trên vùng đầm phá. Chính quyền địa phương trực tiếp quản lý sở tại cần phải thường xuyên kiểm tra nhằm sớm phát hiện, ngăn chặn kịp thời các trường hợp vi phạm. Các địa phương, ban ngành có sự phối hợp chặt chẽ trong công tác quản lý, kiểm tra và cương quyết xử lý nghiêm các hộ nuôi tôm trái phép, chưa đủ các điều kiện theo quy định.

Nuôi tôm chân trắng có tác động rất lớn đến môi trường vùng đầm phá nên một thời gian dài tỉnh không cho phép nuôi. Cách đây hơn một năm, sau khi nghiên cứu kỹ và qua quá trình thử nghiệm, UBND tỉnh có Quyết định 72/2014/QĐ-UBND ngày 27/11/2014 về việc cho phép nuôi tôm chân trắng trên vùng đầm phá Tam Giang-Cầu Hai, Lăng Cô. Đây là cơ hội mới cho người dân thực hiện khát vọng, ước mơ đổi đời từ nghề nuôi tôm. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi cần có giải pháp quản lý chặt nhằm tránh rủi ro và mang lại hiệu quả cao.

Báo Thừa Thiên Huế, 02/04/2016
Đăng ngày 05/04/2016
Hoàng Triều
Nuôi trồng

Biết kháng sinh gây hại nhưng người nuôi vẫn bất chấp?

Việc người nuôi tôm hiện nay vẫn bất chấp sử dụng kháng sinh mặc dù biết rõ tác hại đã trở thành vấn đề nhức nhối. Kháng sinh, dù mang lại hiệu quả tạm thời trong việc điều trị bệnh, nhưng hệ quả lâu dài lại vô cùng tiêu cực. Không chỉ gây nguy hiểm đến sức khỏe con người, tôm nhiễm kháng sinh còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn ngành nuôi tôm, khiến giá trị kinh tế giảm sút và cản trở sự phát triển bền vững. Tại sao người nuôi lại biết rõ những rủi ro nhưng vẫn tiếp tục hành vi này?

Kháng sinh
• 10:29 18/10/2024

Mô hình nuôi ghép đang sốt trở lại

Mô hình nuôi ghép thủy sản đang trở lại mạnh mẽ nhờ khả năng tối ưu hoá diện tích canh tác và giảm thiểu rủi ro trong nuôi trồng thủy sản.

Nuôi ghép
• 11:08 17/10/2024

Xóa đói giảm nghèo bằng ba ba núi

Xóa đói giảm nghèo bằng nuôi ba ba núi (còn gọi là ba ba đá hoặc ba ba rừng) là một mô hình kinh tế đầy tiềm năng ở nhiều vùng nông thôn và miền núi Việt Nam. Đây là loài ba ba được ưa chuộng vì giá trị kinh tế cao nhờ thịt ngon, bổ dưỡng, và được sử dụng trong y học cổ truyền. Việc nuôi ba ba núi không chỉ giúp tăng thu nhập cho các hộ gia đình mà còn tạo ra cơ hội việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế bền vững.

Baba núi
• 10:29 17/10/2024

Hiệu quả nuôi tôm kết hợp rong biển ở ĐBSCL

Mấy năm thực nghiệm nghiên cứu nuôi tôm kết hợp trồng rong biển ở Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, các nhà khoa học ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ vừa cho biết kết quả rất tốt.

Rong nho
• 09:49 17/10/2024

Thực trạng và hướng phát triển bền vững nuôi cá biển

PGS.TS Phạm Đức Hùng ở Viện Nuôi trồng Thủy sản thuộc Trường Đại học Nha Trang phân tích thực trạng nuôi cá biển hiện nay, từ con giống đến các đối tượng và hình thức nuôi còn nhiều hạn chế, từ đó đề xuất hướng phát triển bền vững.

Cá biển
• 16:42 18/10/2024

Biết kháng sinh gây hại nhưng người nuôi vẫn bất chấp?

Việc người nuôi tôm hiện nay vẫn bất chấp sử dụng kháng sinh mặc dù biết rõ tác hại đã trở thành vấn đề nhức nhối. Kháng sinh, dù mang lại hiệu quả tạm thời trong việc điều trị bệnh, nhưng hệ quả lâu dài lại vô cùng tiêu cực. Không chỉ gây nguy hiểm đến sức khỏe con người, tôm nhiễm kháng sinh còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn ngành nuôi tôm, khiến giá trị kinh tế giảm sút và cản trở sự phát triển bền vững. Tại sao người nuôi lại biết rõ những rủi ro nhưng vẫn tiếp tục hành vi này?

Kháng sinh
• 16:42 18/10/2024

Nhìn bọt có thể đoán được môi trường ao nuôi đang tốt hay xấu hay không?

Nhìn vào hiện tượng bọt trong ao nuôi tôm có thể cung cấp một số thông tin hữu ích về tình trạng môi trường nước, từ đó giúp người nuôi đánh giá xem môi trường ao đang ở trạng thái tốt hay xấu. Tuy nhiên, việc đánh giá này cần phải dựa vào các quan sát kỹ lưỡng và kết hợp với các yếu tố khác, vì hiện tượng bọt có thể do nhiều nguyên nhân gây ra.

Bọt ao nuôi
• 16:42 18/10/2024

Thuật ngữ “chống bán phá giá” trong xuất khẩu tôm

Vào tháng 10 năm 2023, quan hệ xuất khẩu tôm giữa Indonesia và Hoa Kỳ đã trải qua căng thẳng do cáo buộc vi phạm chống bán phá giá do Hoa Kỳ đưa ra. Không chỉ Indonesia, cáo buộc này cũng ảnh hưởng đến các quốc gia khác như Ecuador, Việt Nam và Ấn Độ. Vậy, thuật ngữ chống bán phá giá trong xuất khẩu tôm chính xác là gì?

Tôm thẻ
• 16:42 18/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 16:42 18/10/2024
Some text some message..