Nuôi tôm công nghiệp theo hệ thống đa chu kỳ (2 giai đoạn) trong bể xi măng và ao bạt

Đây là Đề tài do Trường cao đẳng Kinh tế, Kỹ thuật và Thủy sản (tại Bắc Ninh) thực hiện nhằm đa dạng hóa đối tượng cũng như cung cấp cho người nuôi mô hình tốt nhất.

Nuôi tôm công nghiệp theo hệ thống đa chu kỳ (2 giai đoạn) trong bể xi măng và ao bạt
Nuôi tôm công nghiệp theo hệ thống đa chu kỳ (2 giai đoạn) trong bể xi măng và ao bạt

Ương trong bể xi măng

Chuẩn bị bể ương

Bể có kích thước: 2,7 x 4,7 x 1,2 (m). Trong đó, có 8 bể ương tôm thẻ chân trắng và 4 bể xử lý nước (nước mặn và nước ngọt), có ống thoát nước, sục khí đầy đủ.

Tiến hành vệ sinh bể, chà rửa, quét sạch nước trong bể. Khử trùng bể bằng cách phun Formol với nồng độ 500 ppm, đậy bạt ủ trong 3 ngày, sau đó rửa lại bằng nước sạch đã qua xử lý. Lưu ý: Các dụng cụ trước khi sử dụng phải ngâm trong Chlorine 50 - 100 ppm.

Chuẩn bị nước ương tôm

Nước ngọt được bơm lên từ giếng khoan xử lý qua bể lọc xuống bể chứa. Tiến hành bón vôi CaO với liều lượng 2 - 4 kg/100 m3, sau đó được xử lý KMnO4 1 ppm rồi dùng Chlorine (25 - 30 ppm) có sục khí mạnh. Bơm nước qua túi lọc vào bể ương.

Nước mặn: Nguồn nước cung cấp là nước biển qua túi lọc lấy vào bể xử lý, khử trùng Chlorine (25 - 30 ppm) có sục khí mạnh. Nước đã qua xử lý trước khi sử dụng cần phải kiểm tra lại dư lượng các chất đã dùng. Nếu nước còn dư lượng Clo có thể dùng Thiosulfat (Na2S2O3.5H2O) trung hòa lượng Clo dư với tỷ lệ: Clo: Na2S2O3.5H2O là 1:7. Nguồn nước cấp vào trong các bể ương có độ kiềm dao động khoảng 50 - 65 mg/lít, không đảm bảo tiêu chuẩn cần phải sử dụng Alkaline/Sô đa (NaHCO3 hoặc Na2CO3) tăng độ kiềm nước bể ương lên khoảng 125 - 140 mg/lít.

Trong quá trình xử lý nước, bổ sung chế phẩm sinh học EM (80 - 100 ppm), EDTA (5 ppm), khoáng và vitamin (1ppm).

nuôi tôm 2 giai đoạn trong ao lót bạt và ao xi măng

Trước khi thả giống khoảng 1 ngày, cần kiểm tra các thông số môi trường đảm bảo tiêu chuẩn.

Kiểm tra và thả tôm giống

Trước khi thả, kiểm tra phản xạ, khả năng bơi lội, tỷ lệ chết của tôm trong các túi vận chuyển. Mật độ ương tôm: 1.200 con/m2. Sau khi thả giống, dùng đèn pin quan sát tôm bám thành bể, hoạt động linh hoạt, khỏe mạnh, phản xạ nhanh với kích thích bằng tiếng động và ánh sáng.          

Cho ăn

Thức ăn được sử dụng đảm bảo chất lượng. Hai ngày đầu sau khi thả giống cần bổ sung Artemia cho tôm, chủ yếu là vào buổi tối. Hàng ngày, theo dõi hoạt động ăn của tôm, khả năng bắt mồi, điều kiện môi trường để điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp,  xử lý hóa chất, xi phông thay nước, giảm 20 - 30% lượng thức ăn hàng ngày. Định kỳ bổ sung các khoáng chất, vitamin, men tiêu hóa vào thức ăn.

Quản lý môi trường bể ương

Các chỉ tiêu môi trường đảm bảo được duy trì ổn định. Nhiệt độ, pH được xác định ngày 2 lần, độ kiềm, độ mặn được đo ngày 1 lần, khí độc (NH3), ôxy hòa tan đo 1 tuần/lần.

Kết quả thu hoạch tôm giống:

nuôi tôm ao lót bạt và ao xi măng

Dựa vào bảng trên có thể thấy, tỷ lệ sống của tôm khá cao, chất lượng tôm khỏe mạnh, sinh trưởng tốt, đảm bảo đưa ra ao nuôi thương phẩm.

Nuôi tôm thương phẩm trong ao bạt

Chuẩn bị ao bạt

Hệ thống ao được thiết kế gồm có 2 ao xử lý nước và 2 ao nuôi. Ở giữa các ao có lù xả đáy. Sau khi các ao nuôi được lót bạt, lắp đặt ống cấp nước, tiến hành dùng máy bơm vệ sinh, khử trùng ao nuôi bằng nước ngọt và Chlorine.

Chuẩn bị nước nuôi

Nước được lấy từ ao chứa, lắng qua hệ thống lọc cát vào ao. Tiến hành xử lý nước bằng Chlorine với liều lượng 25 ppm. Bổ sung đường mật, EM, Sô đa và Dolomite để gây màu nước cho ao.

Thả giống

Dùng vợt vớt tôm, tiến hành cân mẫu cho vào bao chứa, đóng khí. Mật độ thả 150 con/m2, 200 con/m2. Trước khi thả giống, vận hành máy quạt nước trước 2 giờ, tăng hàm lượng ôxy, tạo dòng chảy. Mang túi tôm giống ngâm trong nước ao khoảng 10 - 15 phút, sau đó mở túi để tôm từ từ bơi ra. Thả tôm giống ở đầu gió, thả vào buổi sáng hoặc chiều mát. Sau khi thả tôm quan sát hoạt động của tôm và tắt máy quạt nước, chỉ vận hành sục khí đáy.

Cho tôm ăn

Lựa chọn các loại thức ăn có chất lượng tốt, được sản xuất từ các doanh nghiệp có uy tín. Cho tôm ăn phải hợp lý, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của tôm. Cho ăn khoảng 5 lần/ngày. Lượng thức ăn được thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của tôm. Điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp khi tôm đang trong thời kỳ lột xác, thời gian thay nước, hoặc thời tiết, môi trường ao nuôi có sự thay đổi. Bổ sung các loại vitamin và chất bổ dưỡng để kích thích tăng trưởng và tăng sức đề kháng cho tôm.

Quản lý môi trường

Các chỉ tiêu môi trường đảm bảo được duy trì ổn định với các thông số: Nhiệt độ 20 - 32oC, độ mặn 5 - 30‰ (tốt nhất từ 10 - 20‰), pH từ 7,5 - 8, ôxy hòa tan duy trì trên 4 mg/l, độ kiềm khoảng 80 - 120 mg/l.

Vì vậy, trong quá trình nuôi cần thường xuyên kiểm tra để điều chỉnh các yếu tố môi trường nằm trong khoảng thích hợp cho tôm nuôi. Quá trình sục khí liên tục giúp cung cấp đủ hàm lượng ôxy hòa tan cho tôm. Ngưng sục khí trong khoảng thời gian cho tôm ăn.

Xi phông định kỳ 5 - 7 ngày/lần trong thời gian đầu mới thả tôm, khi kích thước tôm trên 10 g/con chế độ xi phông 3 - 5 ngày/lần, phụ thuộc vào chất lượng nước ao nuôi.

Phòng bệnh cho tôm

Thường xuyên vệ sinh sạch ao nuôi, khử trùng ao nuôi, nguồn nước nuôi tôm, các dụng cụ, thiết bị nuôi… Bổ sung định kỳ vào thức ăn, trong nước các chất tăng cường sức đề kháng cho tôm: Vitamin C, giải độc gan, men tiêu hóa, EM phân giải các thức ăn dư thừa, giảm pH…

Kết quả thu hoạch tôm

nuôi tôm ao lót bạt và ao xi măng

Sau thời gian 50 ngày nuôi, kết quả nuôi tôm thẻ chân trắng giai đoạn 2 trong ao bạt đạt kết quả như sau:

Nghiên cứu trên đã đạt được thành công nhất định trong ương nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng. Tốc độ tăng trưởng của tôm khá cao dao động 0,2 - 0,35 g/con/ngày. Sau thời gian nuôi 50 ngày tỷ lệ sống của tôm cao nhất là 80,5% và thấp nhất là 75,2%. Cần nhân rộng mô hình nhằm phát triển sản xuất hiệu quả, mở rộng hướng đi mới cho người nuôi tôm.

 

TCTS
Đăng ngày 13/06/2017
Thái Thuận  Theo Trường Cao đẳng Kinh tế, Kỹ thuật và Thủy sản
Nông thôn

TP.HCM tổ chức Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm

Ngày 11/11, Trung tâm khuyến nông TP.HCM phối hợp cùng công ty Tép Bạc tổ chức trực tuyến Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.

Hội thảo nuôi tôm
• 08:00 17/11/2021

TTKN Vĩnh Phúc tiên phong chuyển đổi số vào nuôi cá nước ngọt thâm canh

Buổi hội thảo tập huấn với chủ đề “Ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá” được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc phối hợp cùng công ty Tép Bạc vào ngày 1/11 đã mở đầu cho hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản tại tỉnh Vĩnh Phúc.

lắp đặt tủ điện
• 10:21 15/11/2021

Tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ

Lạng Sơn tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ trong lồng, bè trên sông và hồ chứa

khuyến nông
• 10:49 19/10/2021

Kể câu chuyện nghề: Tôi học để làm thầy nông dân

Khi có điều kiện gặp gỡ nông dân, tôi thường được giới thiệu là “thầy” và cũng được họ gọi là “thầy” do nghề nghiệp của bản thân. Nhưng tôi cũng đã từng làm “thầy” của nông dân với tư cách là người “dạy” cho họ về nuôi thủy sản. Phải nói rằng làm “thầy” của nông dân không dễ và vì thế tôi đã đi “học” người nông dân để có thể làm “thầy” của họ.

kể câu chuyện nghề
• 15:19 18/10/2021

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 11:29 19/04/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Sáng ngày 12/4, tại xã Cát Minh (huyện Phù Cát), Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Cát tổ chức lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc cho 20 hộ nuôi tôm trên địa bàn xã.

Tập huẩn
• 09:50 17/04/2024

Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 05/4, Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản cho các hộ dân trên địa bàn các huyện Phù Mỹ và Tuy Phước để chuẩn bị công tác triển khai thực hiện các mô hình trong năm 2024.

Hộ dân
• 21:22 06/04/2024

Các địa phương trong không khí chào mừng 65 năm ngày truyền thống ngành thủy sản

Với ngành thuỷ sản Việt Nam thì ngày 1/4/1959 là ngày có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu một dấu mốc quan trọng với ngành thuỷ sản nước ta, chính vì vậy mà các địa phương trên mọi miền đất nước đã và đang phát động nhiều phong trào nhằm kỷ niệm ngày lễ này.

Thả giống
• 08:00 31/03/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 07:20 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 07:20 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 07:20 20/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 07:20 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 07:20 20/04/2024