Nuôi tôm cua một nông dân Hà Tĩnh thành tỷ phú

Với tư tưởng dám nghĩ dám làm, mạnh dạn đổi mới kỹ thuật, anh Nguyễn Xuân Thủy, nông dân ở thị trấn Thạch Hà, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh đã làm giàu, lãi hàng tỷ đồng từ nghề nuôi tôm công nghệ cao, nuôi cua biển trong nhà...

Tôm giống
Anh Thủy đang kiểm tra tôm nuôi 30 ngày tuổi. Mô hình nuôi tôm công nghệ cao của gia đình anh Thủy tại thị trấn Thạch Hà, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh

Sau khi rời ghế nhà trường, chứng kiến cảnh bao thanh niên cùng trang lứa không có việc làm ổn định, thu nhập thấp nên anh Thủy quyết “xuất ngoại” làm kinh tế. 

Trong những năm lăn lộn ở xứ người, anh đã làm rất nhiều nghề nhưng kết quả không được như mong muốn. Vì vậy, năm 2012, anh trở về nước và quyết định sẽ lập nghiệp trên chính quê hương mình.

Nuôi tôm công nghệ cao, lãi tiền tỷ

Với đồng vốn có được từ đi lao động ở nước ngoài, anh đã bắt tay vào đầu tư xây dựng cơ sở nuôi tôm. Trên diện tích 1,5 ha của gia đình, anh chia thành 4 ao để nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp có lót bạt chống thấm ở đáy, đắp bờ xung quanh bằng bê tông và đầu tư trang thiết bị với hy vọng sẽ thành công. 

Nhưng những năm đầu do ảnh hưởng của ngập lụt, cộng với thời tiết thay đổi bất thường, môi trường ô nhiễm, dịch bệnh xảy ra thường xuyên, trong khi bản thân anh chưa có nhiều kinh nghiệm trong nuôi tôm nên cho hiệu quả kinh tế không ổn định.

Không chịu khuất phục trước khó khăn, đầu năm 2019, anh quyết định đầu tư nâng cấp, sửa chữa lại cơ sở nuôi theo mô hình nuôi tôm siêu thâm canh 3 giai đoạn tuần hoàn khép kín bằng cách nuôi tôm ít thay nước, sử dụng nhiều chế phẩm vi sinh thay cho kháng sinh. Hệ thống ao nuôi được thiết kế gồm: bể ương tôm giai đoạn 1, ao ương giai đoạn 2 và ao nuôi thương phẩm. 

Ngoài ra, còn có 1 hệ thống xử lý nước đầu vào và 1 hệ thống xử lý chất thải, nước thải. Bể ương tôm giai đoạn 1 (diện tích 500m2 chia làm 10 bể) là bể xi măng được đặt trong nhà có mái che, ao ương giai đoạn 2 (diện tích 1.000m2) được che phủ bằng màng lưới và ao nuôi thương phẩm giai đoạn 3 gồm 3 ao (mỗi ao có diện tích 3.000m2) là ao đáy đất được đắp bờ xung quanh bằng bê tông. 

Nhờ đầu tư bài bản như trên, lại áp dụng nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật nên từ năm 2019 đến nay, năm nào anh Thủy cũng thành công. Mỗi năm nuôi 3 vụ, sản lượng bình quân đạt từ 30 - 40 tấn/ năm, trừ chi phí anh thu lợi nhuận 2 - 3 tỷ đồng/ năm.

Theo anh Thủy, đối với quy trình nuôi tôm thâm canh 3 giai đoạn sẽ thả nuôi mật độ vừa phải so với cơ sở khác. Giai đoạn 1 ương với mật độ 1.000 con/m2 thời gian 25 ngày, tôm đạt kích cỡ từ 500 - 600 con/kg. Chuyển sang ương giai đoạn 2, mật độ tôm giống từ 400 - 450 con/m2, thời gian nuôi 25 ngày, khi tôm đạt kích cỡ 160 - 180 con/kg thì chuyển sang nuôi giai đoạn 3. 

Tại ao nuôi thương phẩm, tôm được nuôi với mật độ thưa từ 70 - 75 con/m2. Trong thời điểm này tôm phát triển nhanh, thời gian nuôi 30 ngày, khi thu hoạch đạt 30 - 40 con/kg. 

Trong quá trình nuôi cần chú ý xử lý nước đầu vào một cách triệt để nhằm tiêu diệt mầm bệnh. Tôm giống sau khi được chuyển về môi trường mới từ các trại tôm giống dễ bị sốc nên cần chuẩn bị kỹ trước khi thả giống, quản lý chỉ số môi trường nước luôn phải nằm trong mức cho phép. 

Khi cho tôm ăn phải đảm bảo lượng vừa đủ, tránh cho ăn quá nhiều làm tôm bị ảnh hưởng đến sức khỏe gan, tụy, ruột và bị bệnh sẽ điều trị hết sức khó khăn. 

Với quy trình 3 giai đoạn ương và nuôi như trên cộng với việc áp dụng tốt quy trình kỹ thuật nên chỉ số môi trường nước nuôi luôn luôn ổn định trong mức cho phép, hạn chế được dịch bệnh, giúp cho tôm nuôi nhanh lớn, tỷ lệ sống cao, có thể nuôi quay vòng được nhiều vụ trong năm.

Nuôi cua biển trong hộp

Năm 2023, sau thành công liên tiếp của các vụ tôm, nhận thấy có một số cơ sở nuôi cua biển trong hộp nhựa thành công nên anh Thủy đã nảy ra ý tưởng nuôi thử nghiệm theo hình thức này. Anh đã triển khai nuôi 300 con cua trong hộp nhựa có sử dụng hệ thống lọc nước tuần hoàn. 

Giống cua được anh mua lại từ những người dân khai thác được tại các vùng nước lợ trên địa bàn lân cận với kích cỡ 5 – 10 con/kg. Cua giống là những con khỏe mạnh không mang mầm bệnh. Mỗi con cua sẽ được nuôi riêng trong một hộp nhỏ để tránh ăn thịt lẫn nhau, tránh nhiễm bệnh chéo và dễ quản lý. 

Hộp nuôi cua được xếp thành tầng khác nhau, đánh số thứ tự và ghi chép nhật ký hàng ngày để biết được sức khỏe và tình trạng phát triển của cua. Nước nuôi được sử dụng theo nguyên lý tuần hoàn, được kiểm soát chặt chẽ về các chỉ số như nhiệt độ, độ mặn, pH, kiểm, oxy,... 

Nước thải từ các hộp nhựa nuôi cua có chứa thức ăn thừa của cua và cặn bẩn sẽ đi qua hệ thống lọc thô, sau đó ra bể vi sinh có chứa hạt kaldnes (hạt kaldnes là nơi cho vi sinh trú ngụ và xử lý chất thải của cua). Sau đó nước được chuyển qua xử lý tảo và vi khuẩn, nấm... bằng đèn tia UV, rồi tiếp tục cung cấp trở lại cho các hộp nuôi cua.

Nuôi cuaAnh Thủy đang kiểm tra cua biển nuôi trong hộp nhựa trước lúc xuất bán

Anh cho biết, không giống như mô hình nuôi cua truyền thống, nuôi cua trong hộp nhựa người nuôi phải thường xuyên kiểm tra các thông số về chất lượng nguồn nước, sức khoẻ, khả năng sử dụng thức ăn của cua để kịp thời điều chỉnh, đảm bảo môi trường sống tốt nhất cho cua. 

Thức ăn cung cấp cho cua chủ yếu là cá rô phi, sò biển, ốc bươu vàng,… Thức ăn được thả trực tiếp vào trong hộp, mỗi ngày cua sẽ ăn 2 bữa và lượng thức ăn thường được cho nhiều hơn vào ban đêm vì chúng có tập tính hoạt động về đêm. Nếu được cho ăn đầy đủ, môi trường nước đảm bảo thì sau 15 - 20 ngày cua sẽ lột xác và tăng trưởng 50 - 80% so với trọng lượng cơ thể ban đầu.

Anh Thủy dự kiến: với thời gian nuôi 2 tháng, tiến hành thu hoạch khi cua đạt kích cỡ 350 – 400 g/kg, tỷ lệ sống đạt 80% và với giá bán cua thương phẩm ra thị trường là 600.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, lợi nhuận ước tính đạt 30 triệu đồng. Anh Thủy dự định nếu vụ cua nay thắng lợi, anh sẽ mở rộng quy mô gấp 3 lần so với hiện tại.

Có thể thấy, thành công từ mô hình nuôi tôm 3 giai đoạn và nuôi cua trong hộp nhựa tại cơ sở nuôi của anh Nguyễn Xuân Thủy đã góp phần khẳng định sự mạnh dạn trong đổi mới sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nghề nuôi trồng thủy sản là hết sức đúng đắn. 

Trong tương lai, anh Thủy đang có ý định mở rộng cơ sở nuôi theo hướng ngày càng hiện đại hơn. Hi vọng đây sẽ là nơi để các hộ nuôi trong vùng và địa phương khác đến tham quan, học tập kinh nghiệm và đẩy nhanh việc ứng dụng khoa học kĩ thuật vào thực tiển sản xuất.

TTKN Hà Tĩnh/TTKN QG
Đăng ngày 26/04/2023
Phú Hòa
Nuôi trồng

FLOCponics: Sự tích hợp hoàn hảo của công nghệ biofloc và cây thủy canh

FLOCponics là một loại Aquaponics thay thế tích hợp công nghệ biofloc (BFT) với sản xuất cây trồng không sử dụng đất.

flocponics
• 15:51 07/03/2022

Mô hình nuôi ba ba lãi 300 triệu đồng/năm

Mô hình nuôi ba ba của ông Lương Thành Kỷ, ở thị trấn Búng Tàu, huyện Phụng Hiệp. Qua 14 năm phát triển, đến nay đàn ba ba sinh sản của ông Kỷ đã phát triển hơn 1.500 con, mỗi năm xuất bán ra thị trường từ 8.000-10.000 con giống, trừ hết các khoản chi phí, lợi nhuận gần 300 triệu đồng/năm.

Ba ba.
• 09:38 14/06/2021

Kinh tế ổn định nhờ nuôi ba ba sinh sản

Hơn 20 năm nuôi ba ba sinh sản, anh Nguyễn Đức Lợi, ấp Phước Thọ B, xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng có cuộc sống khấm khá. Gắn bó lâu năm với con ba ba một phần cũng vì sự yêu thích loài vật này, ba ba lại dễ nuôi, nhẹ công chăm sóc, thị trường tiêu thụ tốt, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình anh.

• 15:40 03/03/2021

Thu trăm triệu đồng mỗi năm từ nuôi ba ba

Nuôi ba ba gai là một công việc đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn và kỹ thuật cao. Nhưng bằng ý chí, nghị lực, sự đam mê tận tụy với công việc cùng với áp dụng các kiến thức khoa học kỹ thuật mà ông Phạm Tất Đạt ở xã Yên Bình, thành phố Tam Điệp đã thành công, vươn lên trở thành triệu phú.

kỹ thuật sản xuất giống baba
• 10:00 30/05/2017

Chuyển giao kỹ thuật nuôi cá chình thương phẩm trong bể xi măng

Ngày 26/4, tại xã Mỹ Thắng (huyện Phù Mỹ), Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp với Công ty TNHH Nuôi trồng thủy sản Vạn Xuân tổ chức lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi cá chình thương phẩm trong bể xi măng cho 30 hộ nông dân trên địa bàn xã.

Nông dân
• 09:32 29/04/2025

Tôm mới thả mà ao có rong đáy

Trong quá trình nuôi tôm, đặc biệt ở giai đoạn đầu sau khi thả giống, việc quan sát các hiện tượng bất thường trong ao là vô cùng quan trọng để kịp thời xử lý và tránh thiệt hại. Một trong những hiện tượng mà nhiều bà con nông dân gặp phải nhưng thường bỏ qua là sự xuất hiện của rong đáy ngay sau khi thả tôm. Nhiều người xem đó là hiện tượng tự nhiên hoặc thậm chí nghĩ rằng rong tốt cho ao nuôi. Tuy nhiên, “tôm mới thả mà có rong đáy” thực chất lại là một cảnh báo nguy hiểm, cần được nhận diện và xử lý đúng cách.

Ao đóng rong
• 08:54 28/04/2025

Tình hình nuôi trồng và quy hoạch thủy sản Việt Nam năm 2025

Ngành thủy sản Việt Nam từ lâu đã đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, không chỉ cung cấp nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng mà còn tạo ra hàng triệu việc làm và đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, trước những thách thức của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, và yêu cầu ngày càng cao từ các thị trường quốc tế, ngành thủy sản nói chung và lĩnh vực nuôi trồng thủy sản nói riêng đang đứng trước yêu cầu phải chuyển đổi mạnh mẽ theo hướng hiện đại, hiệu quả và bền vững.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:46 25/04/2025

Tình hình khuẩn Vibrio ngày càng tăng

Trong những năm gần đây, ngành nuôi tôm tại Việt Nam đang đối mặt với một thách thức lớn: sự gia tăng nhanh chóng của vi khuẩn Vibrio trong các ao nuôi. Đây là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe của tôm và hiệu quả kinh tế của người nuôi.

Tôm bệnh
• 10:12 24/04/2025

Quản lý tài nguyên nước thông minh phát triển thủy sản

Mới đây, lãnh đạo Bộ NN&MT làm việc với Viện Khoa học Tài nguyên Nước về khoa học công nghệ và lĩnh vực liên quan đến phát triển thủy sản trên sông, hồ chứa đã đề cập vấn đề quản lý tài nguyên nước thông minh. Đây là vấn đề thời sự đang được nỗ lực thực hiện ở một số địa phương.

Lồng bè
• 00:23 01/05/2025

Cá nóc ăn snack sò: Cư dân mạng rén nhẹ vì răng “thỏ” mà cắn vỡ cả vỏ!

Một đoạn video ghi lại cảnh một chú cá nóc cảnh thưởng thức món snack sò đã bất ngờ thu hút sự chú ý lớn từ cộng đồng mạng. Không chỉ vì sự đáng yêu của chú cá, mà chính là khả năng "nghiền nát" vỏ sò cứng cáp bằng đôi răng thỏ tưởng chừng vô hại của mình – điều khiến người xem vừa bất ngờ vừa… có phần "rén".

Cá nóc
• 00:23 01/05/2025

Chuyển giao kỹ thuật nuôi cá chình thương phẩm trong bể xi măng

Ngày 26/4, tại xã Mỹ Thắng (huyện Phù Mỹ), Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp với Công ty TNHH Nuôi trồng thủy sản Vạn Xuân tổ chức lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi cá chình thương phẩm trong bể xi măng cho 30 hộ nông dân trên địa bàn xã.

Nông dân
• 00:23 01/05/2025

Cá rô phi Việt Nam bức phá tại thị trường Mỹ

Trong ba tháng đầu năm 2025, cá rô phi Việt Nam đã có sự bứt phá mạnh mẽ tại thị trường Mỹ, mở ra cơ hội lớn cho ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Theo thông tin từ các nguồn xuất khẩu, giá trị xuất khẩu cá rô phi sang Mỹ đã đạt gần 14 triệu USD, đánh dấu mức tăng trưởng ấn tượng lên tới 131% so với cùng kỳ năm 2024.

Cá rô phi
• 00:23 01/05/2025

Giá thủy sản đồng loạt tăng mạnh trước Đại lễ 30/4 - 1/5

Đại lễ 30/4 - 1/5 là dịp đặc biệt, không chỉ kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, mà còn là thời điểm tôn vinh sự kiện lịch sử quan trọng, đánh dấu non sông liền một dải. Cùng với không khí lễ hội, nhu cầu tiêu thụ thủy sản sẽ tăng mạnh, đẩy giá các mặt hàng này lên cao trong những ngày gần lễ.

Hải sản
• 00:23 01/05/2025
Some text some message..