Nuôi tôm hầm đất

Mô hình nuôi tôm hầm đất (còn gọi là tôm oxy) đang được nông dân vùng U Minh Thượng (Kiên Giang) áp dụng mang lại hiệu quả cao do rút ngắn thời gian thả nuôi, hạn chế thiệt hại khi dịch bệnh xảy ra.

Tôm ương hầm đất chỉ cần thả nuôi khoảng 2 tháng là có thể thu hoạch, đạt trọng lượng 30 - 35 con/kg
Tôm ương hầm đất chỉ cần thả nuôi khoảng 2 tháng là có thể thu hoạch, đạt trọng lượng 30 - 35 con/kg

Ông Út Hiệp (Tăng Văn Hiệp) ở ấp Cạn Ngọn, xã Thạnh Yên, huyện U Minh Thượng là người đã thành công với mô hình nuôi tôm hầm đất. “Tôm giống sau khi mua về được vèo trong hầm đất khoảng 1 tháng trước khi thả ra vuông nuôi. Lúc này tôm đã gần bằng đầu đũa (khoảng 1.800 - 2.000 con/kg) nên rất ít bị hao hụt, nếu môi trường nuôi tốt thì khoảng 2 tháng sau là có thể thu hoạch”, ông Út Hiệp cho biết.

Từng là Chủ nhiệm HTXNN Thuận Yên với mô hình lúa VietGAP song tình cờ qua những buổi tập huấn ông Út Hiệp đã mạnh dạn chuyển từ độc canh cây lúa sang mô hình tôm - lúa. Ông Hiệp quan niệm, muốn nuôi thành công con gì thì phải hiểu rõ đặc tính của chúng. Vì vậy, ông không ngại "tầm sư học đạo". Nhờ được hướng dẫn, ông đã mạnh dạn áp dụng mô hình nuôi tôm hầm đất.

Năm nào cũng vậy, cứ vào khoảng tháng Giêng hoặc tháng đầu tháng hai ÂL (trước lịch thời vụ thả tôm được ngành nông nghiệp khuyến cáo khoảng 1 tháng) là ông Hiệp đi mua tôm giống về thả vào ao vèo. Lúc này, ở kênh rạch trước nhà chưa có nước mặn, ông Hiệp bỏ tiền thuê ghe chở nước từ biển về, với giá 100.000 đ/m3. Cứ 10 m3 nước biển pha ra được khoảng 30 m3 hầm đất (độ mặn từ 15 - 25%o), sau đó xử lý cho nước đạt tiêu chuẩn (giống như ao nuôi tôm công nghiệp) rồi thả tôm giống vào nuôi. Mật độ thả tôm giống từ 500 - 800 con/m2.

Khi mới thả cho tôm con ăn bằng Artemia trong 1 - 2 ngày đầu, sau đó chuyển sang thức ăn công nghiệp dạng bột mịn (số 00) và thức ăn tự chế (thịt cá nấu chín). Mỗi năm ông Út Hiệp vèo trong hầm đất 2 đợt vào đầu và giữa mùa vụ nuôi, vừa để đáp ứng nhu cầu thả nuôi của gia đình vừa bán cho bà con chung quanh có nhu cầu nuôi tôm hầm đất. Chỉ riêng lợi nhuận từ bán tôm hầm đất đã đủ chi phí cho cả vụ nuôi của gia đình. Vì vậy, cuối vụ thu hoạch được bao nhiêu tôm thương phẩm là lợi nhuận bấy nhiêu.

Theo ông Út Hiệp, nhờ được vèo trước trong hầm đất nên khi thả ra vuông nuôi tôm không bị sốc môi trường, ít bị hao hụt (tỷ lệ sống thường đạt từ 85 - 90%). Hơn nữa, do tôm đã lớn nên chỉ cần thả nuôi tiếp từ 2 - 2,5 tháng là cho thu hoạch. Trong khi nếu thả từ tôm con (PL15) phải mất từ 3,5 - 4 tháng mới cho thu hoạch. Nhờ đó, nông dân có thể thả nuôi được 2 vụ/năm. Đặc biệt là vụ đầu thu hoạch sớm nên thường bán được giá cao.

"Đối với hộ thả hầm đất thì tôm đã đạt cỡ thu hoạch nên vẫn có lời. Đến nay, phần lớn diện tích bị thiệt hại đã được nông dân cải tạo, khắc phục thả nuôi lại. Nhiều hộ chọn nuôi hầm đất để rút ngắn thời gian thả cho kịp khung thời vụ", ông Xuyên cho hay.

Ông Trịnh Hoài Phong ở ấp Cái Nhum, xã Phong Đông, huyện Vĩnh Thuận cho biết: “Tôm giống hầm đất tuy cao hơn so với tôm thường (khoảng 300 - 500 đ/con, tùy lớn nhỏ) nhưng bù lại rất đạt đầu con, thời gian nuôi ngắn. Hơn nữa tôm giống đã được nuôi thuần trong hầm đất, cũng như về độ mặn theo đúng yêu cầu nên khi mang về thả nuôi rất yên tâm. Chỉ cần nuôi khoảng 2 tháng là có thể cho thu hoạch. Nhờ nuôi theo mô hình này mà mấy vụ qua gia đình tui không gặp rủi ro về dịch bệnh, lợi nhuận thu được đạt khoảng 30 triệu đ/ha/vụ”.

Ông Nguyễn Đình Xuyên, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y Kiên Giang cho biết, diện tích nuôi tôm của vùng U Minh Thượng hiện nay là 70.130 ha, chủ yếu thả nuôi theo hình thức quảng canh theo mô hình tôm - lúa, nuôi không cho ăn. Tôm nuôi phần lớn hiện nay trong giai đoạn từ 1- 3 tháng tuổi, mật độ thả trung bình 2 - 3 con/m2.

Theo kết quả khảo sát cho thấy, có rất nhiều hộ chọn thả tôm hầm đất. Mô hình này rút ngắn được thời gian nuôi nên ít gặp rủi ro về dịch bệnh. Do năm nay tình hình thời tiết nắng nóng kéo dài, môi trường nuôi diễn biến bất lợi nên từ đầu năm toàn vùng đã có 15.360 ha bị thiệt hại. Phần lớn tôm thiệt hại trong khoảng 60 ngày tuổi nên người dân vẫn có thu hoạch, bán được giá bù đắp chi phí, tái đầu tư để cải tạo.

nongnghiep.vn/
Đăng ngày 31/05/2013
Đ.T.CHÁNH
Nuôi trồng

Các giống cá lóc mới lai tạo tăng trưởng nhanh, ít bệnh, phù hợp xuất khẩu

Cá lóc, hay còn gọi là cá chuối, là một trong những loài cá nuôi phổ biến tại Việt Nam và nhiều quốc gia châu Á. Với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường xuất khẩu, nhu cầu về các giống cá lóc có khả năng tăng trưởng nhanh, ít bệnh và đạt chất lượng cao ngày càng tăng. Trong bài viết này, Tép Bạc sẽ giới thiệu các giống cá lóc lai tạo đột phá, đáp ứng nhu cầu nuôi trồng và xuất khẩu hiện đại.

Cá lóc
• 08:00 29/01/2025

Cách kiểm soát lượng thức ăn để giảm chi phí

Việc nuôi tôm một cách hiệu quả và tiết kiệm không chỉ là việc cung cấp đủ thức ăn cho chúng, mà còn là sự kết hợp hài hòa giữa các biện pháp quản lý môi trường, lịch trình cung cấp thức ăn, và sử dụng thông minh nguồn thức ăn tự nhiên và nhân tạo, sử dụng công nghệ mới.

Tôm thẻ
• 08:00 28/01/2025

Lợi ích kinh tế và mô hình nuôi cá lóc hiệu quả cho nông dân

Trong bối cảnh phát triển bền vững ngành nông nghiệp, việc kết hợp giữa nuôi trồng thủy sản và canh tác truyền thống đang trở thành xu hướng.

Nuôi cá lóc
• 08:00 27/01/2025

Khoáng tạt và khoáng trộn: Ưu và nhược điểm từng loại

Trong nuôi tôm, cung cấp đầy đủ khoáng chất là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển và sinh trưởng đồng đều của tôm. Hiện nay, người nuôi thường sử dụng hai hình thức bổ sung khoáng chất: khoáng tạt và khoáng trộn. Mỗi hình thức đều có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với tùy tình huống và mục đích sử dụng.

Khoáng cho tôm
• 09:00 26/01/2025

Kỳ lạ loài cá biết leo cây: Khám phá đời sống của cá thòi lòi

Cá thòi lòi là một trong những loài cá kỳ lạ nhất sống tại vùng nước lợ và bãi bùn ven biển Việt Nam. Không giống với hầu hết các loài cá khác, chúng có thể bơi dưới nước, bò trên bùn và thậm chí leo lên cây. Khả năng thích nghi đặc biệt này khiến cá thòi lòi trở thành sinh vật độc đáo trong hệ sinh thái rừng ngập mặn.

Cá thòi lòi
• 23:25 02/02/2025

Các loại cá lóc cảnh hiếm có giá trị cao nhất thế giới

Nhắc đến thú chơi cá cảnh, nhiều người nghĩ ngay đến những dòng cá Koi đắt đỏ hay cá Rồng. Thế nhưng, giới sành chơi gần đây đang "phát cuồng" với các cá lóc cảnh hiếm có giá trị lên đến hàng trăm triệu đồng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá những dòng cá lóc cảnh hiếm và có giá trị cao nhất trên thị trường hiện nay.

Các loại cá lóc cảnh
• 23:25 02/02/2025

Bí mật bạn chưa biết: Vì sao thịt cá biển thường dai hơn cá sông?

Cá là một trong những nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, được ưa chuộng trong bữa ăn hằng ngày. Tuy nhiên, nếu bạn để ý kỹ sẽ thấy thịt cá biển thường dai, chắc hơn so với cá sông, trong khi cá sông lại có phần thịt mềm, bở hơn. Hãy cùng khám phá những bí mật thú vị đằng sau sự khác biệt này!

Cá biển
• 23:25 02/02/2025

Tác động của giá nguyên liệu đầu vào lên giá bán tôm

Ngành nuôi tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp, đặc biệt ở các nước nhiệt đới như Việt Nam.

Tôm thẻ
• 23:25 02/02/2025

Nghề làm mắm: Đặc sản gắn liền với nghề cá

Nghề làm mắm đã gắn bó sâu sắc với đời sống của người dân vùng ven biển Việt Nam, trở thành một nét đặc trưng không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực và kinh tế địa phương.

Làm mắm
• 23:25 02/02/2025
Some text some message..