Nuôi tôm hùm tự phát

Nghề nuôi tôm hùm ở Phú Yên được hình thành từ năm 1990 tại đầm Cù Mông (TX Sông Cầu) với khoảng 200 lồng.

giá tôm hùm giảm
Hiện giá tôm hùm xuống thấp khiến người nuôi lo lắng.

Do lợi nhuận kinh tế cao, người dân mở rộng lồng nuôi tăng dần theo hàng năm.

Đến nay, toàn tỉnh có 29.756 lồng, trong đó TX Sông Cầu, vùng nuôi lớn nhất (hơn 19.000 lồng) với gần 1.000 bè, sản lượng 640 tấn/năm.

Ông Trần Văn Nghịch có thâm niên nuôi tôm hùm ở phường Xuân Thành (TX Sông Cầu) cho biết, để tôm hùm đạt trọng lượng thu hoạch, phải nuôi từ 14-24 tháng.

Mùa vụ ương tôm hùm giống từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, thời gian ương nuôi từ 3-5 tháng; nguồn giống chủ yếu khai thác từ tự nhiên. Những năm gần đây tôm giống khan hiếm, mỗi con tôm hùm con (loại tôm trắng) có giá tới 350-400 nghìn đồng.

Hiện nay, nuôi tôm hùm thương phẩm chủ yếu bằng lồng với kích thước phổ biến 3x3x1,5m thả nuôi từ 30-50 con/lồng (trọng lượng từ 0,1-0,3 gr/con).

Hình thức nuôi găm (thả lồng cách đáy 0,5-1m) và nuôi bè (lồng nuôi treo trên bè cách mặt nước 2-3m, mỗi bè treo 5-10 lồng); thức ăn chủ yếu là các loài giáp xác và cá tạp.

Những năm qua nghề nuôi tôm phát triển tự phát nên bộc lộ nhiều bất cập. Cụ thể, người nuôi thả với mật độ lồng cao (75 lồng/ha), trong khi theo quy định là 30-60 lồng/ha; mật độ thả nuôi tăng đến 100 con/lồng tức tăng gấp 2 lần so với quy định (50 con/lồng). Năm 2011, số lượng lồng nuôi lên đến 29.102 lồng.

Tuy số lồng và mật độ nuôi tăng cao nhưng công tác bảo vệ môi trường chưa được người dân chú trọng. Trong quá trình cho tôm ăn, thức ăn tươi sống dư thừa thải ra môi trường không được xử lý dẫn đến vùng nuôi bị quá tải, ngày càng ô nhiễm, hậu quả dịch bệnh trên tôm nuôi càng trầm trọng.

nguồn tôm hùm giống
Nguồn giống tôm hùm rất khan hiếm 

Theo đánh giá chất lượng môi trường nước tại các vùng nuôi tôm hùm tập trung ở Phú Yên của Trung tâm Quốc gia quan trắc môi trường và bệnh thuỷ sản khu vực miền Trung, hoạt động nuôi lồng trên biển đã làm tăng thêm lớp trầm tích chất thải dày khoảng 3-5 cm, làm xấu đi môi trường tại những khu vực này.

Vì vậy tình hình dịch bệnh thường xuyên xảy ra. Năm 2011 có 4.947 lồng tôm nuôi bị bệnh, chiếm 17% số lồng thả nuôi; năm 2012 có 7.947 lồng tôm nuôi bị bệnh, chiếm 33% số lồng thả nuôi và năm 2013 có 3.388 lồng tôm nuôi bị bệnh, chiếm 15% số lồng thả nuôi.

Những tháng đầu năm 2015, tỷ lệ tôm hùm nhiễm bệnh sữa, sữa đỏ là khá cao, khoảng từ 25-30% ở các khu vực nuôi đã gây thiệt hại không nhỏ cho người nuôi.

Ông Nguyễn Trọng Tùng, GĐ Sở NN-PTNT Phú Yên cho biết, để phát triển bền vững nghề nuôi tôm hùm đồng thời bảo vệ môi trường, nguồn lợi thủy sản, UBND tỉnh Phú Yên đã ban hành Quyết định số 748/QĐ-UBND ngày 13/5/2013 về việc phê duyệt điều chỉnh bổ sung quy hoạch nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2001-2010 và định hướng đến năm 2020; trong đó có quy hoạch phát triển nuôi tôm hùm lồng thương phẩm đến năm 2020.

Theo quy hoạch, diện tích mặt nước biển nuôi trồng thủy sản là 1.650 ha, tăng 700 ha để phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế biển đảo, trong đó số lượng lồng nuôi tôm hùm hằng năm trên địa bàn tỉnh khoảng 18.100 lồng và các đối tượng cá biển khác là 22.000 lồng.

Trong đó, duy trì ổn định sản lượng tôm hùm nuôi bằng lồng trong vùng nuôi truyền thống (vịnh kín); tổ chức lại SX, nâng cao trình độ kỹ thuật nuôi, nâng cao năng lực quản lý nhà nước, môi trường và dịch bệnh.

Đầu tư về KH- CN để xây dựng các giải pháp kỹ thuật, công nghệ phục vụ ương nuôi giống nhân tạo, thức ăn tươi gia công và thức ăn công nghiệp, công nghệ nuôi thương phẩm và chế biến sản phẩm tôm hùm.

Cũng theo ông Tùng, bước đầu hoàn thành công tác khảo sát, lập và phê duyệt hồ sơ phân vùng mặt nước biển; xây dựng phương án bố trí, sắp xếp lồng, bè nuôi phù hợp với phương án được duyệt và xây dựng quy chế quản lý vùng nuôi để triển khai thực hiện.

Báo Nông nghiệp VN, 16/12/2015
Đăng ngày 17/12/2015
Kim Sơ
Nuôi trồng

Hành trình đổi đời nhờ nuôi cá chạch lấu của chàng dược sĩ bỏ phố về quê

Võ Lê Hoàng Tuấn, 32 tuổi, từng là một Dược sĩ làm việc tại TP.HCM với mức lương ổn định 15 triệu đồng mỗi tháng.

Nông dân
• 11:35 18/11/2024

Theo dõi chặt chẽ thời tiết là biện pháp tốt giúp vụ nuôi thành công

Thời tiết là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của tôm. Những thay đổi đột ngột về nhiệt độ, mưa lớn, hoặc gió mạnh có thể làm biến đổi chất lượng nước và gây căng thẳng cho tôm, dẫn đến nguy cơ dịch bệnh hoặc chậm phát triển.

Ao tôm
• 10:19 18/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:19 15/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 11:36 14/11/2024

Sách Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản: Giảm ngay 15% cho 50 khách hàng đầu tiên

Ngành thủy sản hiện nay đang không ngừng phát triển và đổi mới, nhưng một trong những yếu tố cốt lõi giúp các nhà chuyên môn, kỹ thuật viên và sinh viên ngành thủy sản nâng cao kiến thức chính là sở hữu tài liệu chuyên sâu, đáng tin cậy. Hiểu được điều đó, quyển sách "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản" - một tác phẩm được đánh giá cao bởi các chuyên gia đầu ngành, nay đã chính thức tái bản, đáp ứng nhu cầu học tập và ứng dụng thực tiễn trong công việc.

Đặt hàng trước giảm 15%
• 19:38 18/11/2024

Hành trình đổi đời nhờ nuôi cá chạch lấu của chàng dược sĩ bỏ phố về quê

Võ Lê Hoàng Tuấn, 32 tuổi, từng là một Dược sĩ làm việc tại TP.HCM với mức lương ổn định 15 triệu đồng mỗi tháng.

Nông dân
• 19:38 18/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 19:38 18/11/2024

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 19:38 18/11/2024

Theo dõi chặt chẽ thời tiết là biện pháp tốt giúp vụ nuôi thành công

Thời tiết là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của tôm. Những thay đổi đột ngột về nhiệt độ, mưa lớn, hoặc gió mạnh có thể làm biến đổi chất lượng nước và gây căng thẳng cho tôm, dẫn đến nguy cơ dịch bệnh hoặc chậm phát triển.

Ao tôm
• 19:38 18/11/2024
Some text some message..