Nuôi tôm kết hợp cá rô phi – Giải pháp phát triển bền vừng nghề nuôi tôm

Được sự thống nhất của Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Phú Yên, Trạm Khuyến nông Khuyến ngư thành phố Tuy Hòa đầu tư, nghiên cứu, thực hiện sáng kiến “Nuôi tôm chân trắng kết hợp cá rô phi ” tại phường Phú Đông.

mô hình kết hợp tôm chân trắng với cá rô phi
Thu hoạch tôm nuôi tại mô hình kết hợp tôm chân trắng với cá rô phi

Mô hình có quy mô 5.600 m2, chia làm 2 ao, ao nhỏ có diện tích 600 m2, nuôi quảng canh cá rô phi, ao lớn có diện tích 5.000 m2, nuôi tôm chân trắng kết hợp cá rô phi.

Vụ II năm 2012, mô hình nuôi cá rô phi lãi 30 triệu đồng và làm sạch môi trường ao nuôi. Vụ I năm 2013, mô hình nuôi tôm chân trắng lãi 300 triệu đồng.

Qua thời gian thực hiện sáng kiến và theo các tài liệu khoa học, chúng tôi nhận thấy: Tôm chân trắng là đối tượng nuôi đòi hỏi môi trường thật trong sạch, thích hợp nhiệt độ thấp(27 - 30oC), chịu được trong môi trường có pH cao hơn 8,5 nhưng không chịu được trong môi trường pH thấp hơn 7,5, tôm sống và hoạt động mạnh ở mọi tầng nước, nó ăn bất cứ thứ gì bắt được trong ao nuôi nên trong điều kiện môi trường trong sạch tôm sẽ tăng trưởng nhanh, thời gian vụ nuôi ngắn (khoảng 3 tháng), hiệu quả, tùy điều kiện thiết bị và trình độ kỹ thuật người nuôi có thể nuôi ở mật độ cao.

Trong ao nuôi tôm, vi khuẩn vibrio và hầu hết các vi khuẩn gây bệnh tôm là vi khuẩn gram âm nhưng trong ao nuôi cá rô phi quần thể vi khuẩn chiếm ưu thế lại là vi khuẩn gram dương. Vì vậy, việc nuôi tôm kết hợp cá rô phi sẽ tạo môi trường trong sạch, ngăn chặn sự xâm nhập, phát triển của các vi khuẩn gây bệnh tôm. Ngoài ra, cá rô phi còn giúp ổn định tảo, ổn định các chỉ tiêu môi trường: pH, ôxy hòa tan, NH3…, giúp tôm nuôi khỏe mạnh, ăn nhanh hết thức ăn, chóng lớn.

Phương thức nuôi tôm kết hợp cá rô phi dễ áp dụng, hiệu quả, phù hợp với trình độ kỹ thuật của người dân. Tuy nhiên, hiện nay phương thức này còn nhiều vướng mắc cần được các cơ quan quản lý chuyên ngành quan tâm giải quyết, đáng chú ý là:

- Việc tiêu thụ cá chưa được thuận lợi, chưa ổn định.

- Một số hộ dân thiếu ý thức quản lý cộng đồng, tôm nuôi bị bệnh đốm trắng, đầu vàng, hoại tử gan tụy ... không xử lý hoặc xử lý không đạt yêu cầu đã xã thải ra môi trường làm bệnh dịch lây lan lại càng không xử lý được, không ngăn chặn được dịch bệnh.

Nếu các vướng mắc này được tổ chức giải quyết đồng bộ, kịp thời, triệt để thì phương thức “ Nuôi tôm kết hợp cá rô phi ” sẽ là một trong các giải pháp tốt nhất để phát triển nghề nuôi tôm an toàn, hiệu quả và bền vững.

Trạm KN – KN TP Tuy Hòa, Phú Yên
Đăng ngày 15/05/2013
KS. Huỳnh Văn Vũ
Nuôi trồng

Cách làm nước ao trong hơn

Nước ao nuôi tôm trong, ổn định là yếu tố quan trọng để giúp tôm phát triển tốt, giảm bệnh tật và tăng hiệu quả nuôi. Nếu nước quá đục, nhiều bùn, tảo hoặc vi khuẩn có hại, tôm dễ bị stress và mắc bệnh. Dưới đây là những biện pháp giúp làm nước ao trong hơn, dễ áp dụng cho người nuôi tôm.

Ao tôm
• 09:37 14/03/2025

Ứng dụng công nghệ tuần hoàn trong nuôi trồng thủy sản

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang phải đối mặt với nhiều thách thức về môi trường, tài nguyên và yêu cầu bảo vệ sức khỏe cộng đồng, việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến nhằm tối ưu hóa quy trình sản xuất và bảo vệ hệ sinh thái trở nên ngày càng quan trọng.

Ao nuôi
• 10:57 13/03/2025

Mô hình nuôi ghép tổng hợp tôm, cua, cá tại Bình Định

Nuôi ghép tổng hợp là mô hình kết hợp nhiều loài thủy sản khác nhau trong cùng một hệ thống nuôi, nhằm tối ưu hóa sử dụng nguồn tài nguyên và cải thiện hiệu quả kinh tế. Trong mô hình này, tôm, cua và cá được nuôi cùng nhau trong một môi trường sinh thái thích hợp, trong đó mỗi loài thủy sản có thể hỗ trợ lẫn nhau về dinh dưỡng, không gian sống và bảo vệ lẫn nhau khỏi những yếu tố có hại.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:25 13/03/2025

Mùa lạnh: Mối nguy về bệnh đốm trắng trên tôm

Bệnh đốm trắng là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm đối với nghề nuôi tôm, bệnh thường xảy ra nhiều ở tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Tỷ lệ gây chết tôm có thể từ 90 – 100% chỉ sau vài ngày nhiễm bệnh, đồng nghĩa với tình trạng tôm chết hàng loạt, gây tổn thất nặng nề về mặt kinh tế cho bà con nuôi tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:39 11/03/2025

Nghi vấn sản xuất thuốc, thức ăn thủy sản giả – Cơ quan chức năng vào cuộc

Ngày 12/3, Phòng Cảnh sát Kinh tế (CSKT) Công an tỉnh An Giang phối hợp với Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Thủy sản tỉnh cùng Công an phường Bình Khánh đã tiến hành kiểm tra một cơ sở sản xuất và phân phối thuốc, thức ăn thủy sản có dấu hiệu vi phạm pháp luật tại địa bàn thành phố Long Xuyên.

Thuốc, thức ăn
• 15:56 16/03/2025

Bệnh đỏ chân ở ếch: Cách phòng tránh để bảo vệ đàn ếch

Bệnh đỏ chân ở ếch là một trong những căn bệnh phổ biến, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tốc độ phát triển của đàn ếch nuôi. Nếu không có biện pháp phòng tránh và xử lý kịp thời, bệnh có thể lan rộng, dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế. Vậy bệnh đỏ chân ở ếch do đâu mà có? Làm thế nào để phòng ngừa và bảo vệ đàn ếch hiệu quả? Câu trả lời sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây nhé!

Ếch nuôi
• 15:56 16/03/2025

Tiêu chuẩn ASC và BAP: Điều kiện và lợi ích khi tham gia

Ngành thủy sản Việt Nam đang vươn mình ra thế giới, và hai chứng nhận ASC cùng BAP chính là “tấm vé vàng” giúp nâng cao chất lượng, uy tín cho tôm, cá Việt trên thị trường quốc tế.

Tiêu chuẩn ASC và BAP
• 15:56 16/03/2025

Lợi ích của việc giảm phát thải trong ngành tôm

Ngành nuôi tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, góp phần đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản của đất nước. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển mạnh mẽ, ngành tôm cũng đối mặt với những thách thức lớn về môi trường, đặc biệt là vấn đề phát thải khí nhà kính và ô nhiễm nguồn nước. Việc giảm phát thải trong ngành tôm không chỉ mang lại lợi ích về môi trường mà còn góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế và mở rộng thị trường xuất khẩu.

Nuôi tôm
• 15:56 16/03/2025

Cách làm nước ao trong hơn

Nước ao nuôi tôm trong, ổn định là yếu tố quan trọng để giúp tôm phát triển tốt, giảm bệnh tật và tăng hiệu quả nuôi. Nếu nước quá đục, nhiều bùn, tảo hoặc vi khuẩn có hại, tôm dễ bị stress và mắc bệnh. Dưới đây là những biện pháp giúp làm nước ao trong hơn, dễ áp dụng cho người nuôi tôm.

Ao tôm
• 15:56 16/03/2025
Some text some message..