Nuôi tôm kiểu mới thức dậy đầm tôm

Thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp và hộ dân ở tỉnh Kiên Giang đã áp dụng một số quy trình nuôi tôm kiểu mới: nuôi tôm lót bạt đáy ao và nuôi tôm theo quy trình tuần hoàn khép kín cho năng suất cao.

Nuôi tôm kiểu mới thức dậy đầm tôm
Mô hình nuôi tôm lót bạt đáy ao của Công ty Cổ phần Thực phẩm BIM Kiên Giang.

Điển hình trong số đó phải kể đến Công ty Cổ phần Thực phẩm BIM Kiên Giang. Công ty đã thay đổi phương thức sản xuất nuôi tôm công nghệ cao từ nuôi ao đất sang lót bạt đáy ao để nuôi tôm với mật độ 200-250 con/m2.

Ông Huỳnh Chí Thanh - cán bộ phụ trách khu nuôi Công ty Cổ phần Thực phẩm BIM Kiên Giang cho biết: đáy ao lót bạt được sục ôxy và hút chất bẩn tầng đáy 2-3 ngày/lần, sau gần một tháng thả nuôi, tôm thẻ chân trắng đạt 1.000 con/kg sẽ chuyển sang ao nuôi thương phẩm.

Được biết, chi phí đầu tư theo mô hình nuôi tôm lót bạt đáy ao 1.000m2 cần vốn đầu tư khoảng 50 triệu đồng, sử dụng trong 5 năm và qua thực tế chỉ cần 1-2 vụ đã có thể hoàn vốn. So với phương pháp truyền thống thì cách nuôi tôm lót bạt đáy ao giảm chi phí nuôi xuống 20%, tỷ lệ tôm sống đạt 80-95% và gia tăng số vụ nuôi trong năm.

Với thành công từ năm 2016, trong năm 2017, Công ty tiếp tục áp dụng môi hình nuôi tôm lót bạt đáy ao, với diện tích 150ha, dự kiến sản xuất 3 vụ, sản lượng khoảng 6.000 tấn tôm.

“Mô hình nuôi tôm lót bạt đáy ao giúp giảm chi phí cải tạo ao, tránh tình trạng tích tụ chất bẩn, mầm bệnh nơi đáy ao, ngăn ngừa được dịch bệnh phát sinh, tăng số vụ nuôi từ 1-2 vụ/năm lên 3 vụ/năm. Hiện Sở đang nghiên cứu để có hướng nhân rộng các mô hình nuôi tôm hiệu quả này”ông Quảng Trọng Thao.

Ngoài hình thức nuôi tôm lót bạt đáy ao, một số hộ dân đang áp dụng hình thức nuôi tôm theo quy trình tuần hoàn khép kín. Ông Đào Thọ Quí, ngụ khu phố 5, phường Đông Hồ (thị xã Hà Tiên), một hộ áp dụng hệ thống ao nuôi theo quy trình tuần hoàn khép kín, cho biết: Mô hình này một năm mới lấy nước một lần. Hệ thống gồm ao vèo và ao nuôi. Trong suốt quá trình nuôi, nước sẽ tuần hoàn khép kín, gần như không thay nước, chỉ cung cấp một lượng nước để bù lượng nước hao hụt do bốc hơi.

“Sau khi hệ thống được vận hành, hệ thống lọc phải hoạt động hằng ngày và suốt vụ nuôi, duy trì liên tục hoạt động của hệ thống sục khí, do vậy nguồn điện phải luôn ổn định. Với mức đầu tư khoảng 300 triệu đồng/1.000m2, kinh phí để cải tạo ao cũng nhiều. Do đó các hộ nuôi nhỏ lẻ phải liên kết để có được diện tích nuôi lớn hơn, cùng nhau hùn vốn lại để thực hiện mô hình”, ông Quý chia sẻ.

Với diện tích 19ha, ông Quí bố trí 4 ao vèo, 8 ao nuôi, khoảng 80% diện tích nuôi để làm ao lắng chứa theo hệ thống. Tôm giống được thả nuôi trong ao vèo, sau 27 ngày thì thả qua ao nuôi. Ao nuôi có diện tích 3.600m2, mật độ con giống trong ao vèo 1.000 con/m2, trong ao nuôi là 200 con/m2.

Ông Quảng Trọng Thao - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Kiên Giang cho biết: Ưu thế của mô hình nuôi tôm theo quy trình tuần hoàn khép kín là tiết kiệm nước, tỷ lệ tôm sống cao, năng suất cao gấp nhiều lần cách nuôi bình thường, chất lượng thủy sản nuôi được đảm bảo và không gây ô nhiễm môi trường.

Nuôi tôm lót bạt đáy ao và nuôi tôm theo quy trình tuần hoàn khép kín là hướng đi mới giúp người nuôi tôm nâng cao năng suất, mở ra phong trào ứng dụng khoa học công nghệ trên vùng nuôi tôm.

TTVO
Đăng ngày 03/05/2017
Ngọc Quyên
Nuôi trồng

Lý do vì sao nên xét nghiệm EHP cho tôm giống?

Bệnh do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra, khiến tôm chậm lớn và khó đạt kích thước tối ưu, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng tôm.

Tôm giống
• 09:52 07/11/2024

Hiệu quả sử dụng protein trong nuôi tôm

Protein là thành phần dinh dưỡng quan trọng trong khẩu phần ăn của tôm, góp phần chính vào việc xây dựng cơ bắp, hệ thống miễn dịch và duy trì sức khỏe tổng thể của chúng. Đối với người nuôi tôm, việc hiểu và tối ưu hóa hiệu quả sử dụng protein sẽ giúp giảm chi phí thức ăn, tăng tỷ lệ tăng trưởng, và hạn chế các rủi ro sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:48 06/11/2024

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 11:27 05/11/2024

Sự căng thẳng ở tôm

Căng thẳng ở tôm là một vấn đề quan trọng mà bà con nuôi tôm cần nắm vững để bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất của đàn tôm. Khi bị căng thẳng, tôm sẽ yếu dần, dễ mắc bệnh và khó phát triển như mong muốn.

Tôm thẻ
• 10:11 05/11/2024

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 22:36 07/11/2024

Quy định truy xuất nguồn gốc từ Châu Âu: Cơ hội hay thách thức cho thủy sản Việt Nam?

Trong những năm gần đây, thị trường châu Âu (EU) ngày càng thắt chặt các quy định về an toàn thực phẩm, đặc biệt là đối với ngành thủy sản nhập khẩu. Đối với Việt Nam, một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào EU, việc tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định này là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo sự hiện diện bền vững trên thị trường khó tính này. Vậy các quy định truy xuất nguồn gốc từ châu Âu là cơ hội hay thách thức đối với thủy sản Việt Nam?

Hải sản
• 22:36 07/11/2024

Bạch tuộc Dumbo: Sinh vật dưới nước độc đáo bơi bằng tai

Bạch tuộc Dumbo – một cái tên đáng yêu, đầy gợi nhớ đến chú voi biết bay trong bộ phim hoạt hình nổi tiếng của Disney – là một trong những loài sinh vật độc đáo và quyến rũ nhất dưới đáy đại dương. Loài bạch tuộc này không chỉ nổi bật bởi ngoại hình dễ thương mà còn bởi cách di chuyển đặc biệt bằng "tai" của mình.

Bạch tuộc
• 22:36 07/11/2024

Cá mặt quỷ đỏ: Loài cá độc đáo của vùng biển nhiệt đới

Cá mặt quỷ đỏ (Scorpaena) là một trong những loài cá biển nhiệt đới độc đáo và nổi bật nhất với ngoại hình vừa ấn tượng vừa nguy hiểm. Được tìm thấy phổ biến ở các rạn san hô và khu vực biển nông của vùng biển nhiệt đới, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ ngoài đáng sợ mà còn thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu cũng như người chơi cá cảnh đam mê tìm kiếm những loài cá lạ. Hãy cùng khám phá về cá mặt quỷ đỏ và lý do tại sao loài cá này lại đặc biệt đến vậy.

Cá mặt quỷ
• 22:36 07/11/2024

Lý do vì sao nên xét nghiệm EHP cho tôm giống?

Bệnh do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra, khiến tôm chậm lớn và khó đạt kích thước tối ưu, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng tôm.

Tôm giống
• 22:36 07/11/2024
Some text some message..