Nuôi tôm quảng canh cải tiến, nông dân Thới Bình tăng thu nhập

Những năm qua, diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến ở huyện Thới Bình không ngừng tăng. Mô hình này từng bước khẳng định tính hiệu quả, góp phần đáng kể trong việc tăng sản lượng tôm nuôi, nâng cao lợi nhuận trên cùng đơn vị diện tích.

Nuôi tôm quảng canh cải tiến, nông dân Thới Bình tăng thu nhập
Nuôi tôm quảng canh cải tiến, nông dân Thới Bình tăng thu nhập

Theo nhiều hộ thực hiện thành công mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến, từ nuôi quảng canh truyền thống chuyển sang quảng canh cải tiến rất dễ thực hiện. Bởi, mô hình này không đòi hỏi nguồn vốn lớn hay kỹ thuật cao, tỷ lệ rủi ro lại thấp và khả năng thành công cao hơn. Phần lớn nông dân trong huyện quen lối nuôi tôm theo hình thức truyền thống, thả gối vụ; khi chuyển sang nuôi tôm quảng canh cải tiến, bà con chỉ tốn thêm công cho tôm ăn, kiểm tra nguồn nước, môi trường sống của tôm.

Đây là cơ sở để nông dân từng bước làm quen với phương thức làm ăn theo tác phong công nghiệp như: Theo dõi tình hình tôm nuôi, quản lý thức ăn, môi trường, sử dụng chế phẩm sinh học. Sau vài vụ nuôi, nông dân tích luỹ được kinh nghiệm trong quá trình nuôi.

thủy sản, nuôi tôm, mô hình nuôi tôm, nuôi tôm quảng canh

Hiệu quả từ nuôi tôm quảng canh cải tiến kết hợp trồng lúa đem đến triển vọng nâng cao đời sống cho nông dân huyện Thới Bình.

Đến nay, toàn huyện có gần 6.500ha nuôi tôm quảng canh cải tiến, năng suất bình quân gần 400kg/ha; trong đó có hơn 500ha nuôi theo hình thức cho ăn nên thời gian thu hoạch tôm rất nhanh và đạt lợi nhuận cao. Với mô hình này, nhiều hộ lãi hơn 50 triệu đồng/ha.

Nhận thấy nuôi tôm quảng canh cải tiến cho lợi nhuận và năng suất cao so với nuôi tôm truyền thống, gia đình ông Nguyễn Văn Lập (ấp Lê Hoàng Thá, xã Tân Bằng) chọn mô hình này. Tham gia vào Cánh đồng lớn do Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh tổ chức, hộ ông thực hiện mô hình theo sự hướng dẫn của kỹ sư. Ông Lập chia sẻ kỹ thuật: Trước khi vào vụ nuôi, tiến hành sên vét, vệ sinh vuông nuôi, tu sửa lại bờ bao, phơi đất đến khi đất nứt chân chim, sau đó bón vôi. Khi bơm nước vào vuông phải qua lưới lọc và chỉ lấy mực nước ở mức 1,5m dưới mương và 0,6m trên đầm. Sau 3 ngày, tiến hành diệt khuẩn bằng Lodine và 3 ngày tiếp theo bón phân gây màu nước bằng DAP, thường thì vào lúc 6 - 8 giờ sáng, 5 ngày sau kiểm tra lại các yếu tố môi trường. Cụ thể, độ mặn 10 - 20%0, pH 7,5 - 8,5, độ kềm 80 - 160 mg/l, độ trong 30 - 40, màu nước nên nhạt hoặc màu trà (vì ông Lập cấy vi sinh). Khi tất cả các yếu tố môi trường đều thích hợp, mới tiến hành thả giống. Sau 2,5 tháng nuôi, tôm đạt kích cỡ 40 con/kg; khi thu hoạch, lợi nhuận gần 70 triệu đồng.

“Cánh đồng lớn luân canh lúa, tôm” nuôi tôm theo hình thức quảng canh cải tiến là mô hình rất thích hợp trong điều kiện sản xuất hiện nay. Khi thực hiện mô hình, bà con tổ viên trong tổ hợp tác có điều kiện lựa chọn được nguồn giống sạch bệnh, chất lượng tốt, được áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật, góp phần hạn chế dịch bệnh, tăng năng suất, đem lại hiệu quả kinh tế cao, giúp nông dân tăng thêm thu nhập trong quá trình sản xuất. Ông Lê Thanh Hùng, Trưởng trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện, đánh giá: “Diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến trên địa bàn huyện tăng nhanh là do năng suất đạt khá cao. Thêm vào đó, trong quá trình sản xuất, nông dân tích lũy được nhiều kinh nghiệm, vốn; cách thức sản xuất dần có sự thay đổi. Ngoài ra, bà con còn có thể cải tạo đất để gieo cấy lúa khi mùa vụ đến. Mô hình này có thể thực hiện được ở tất cả các xã, thị trấn trên địa bàn huyện”.

Báo Cà Mau
Đăng ngày 11/07/2017
Minh Phong
Nông thôn

Top 5 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản năm 2021, Minh Phú tiếp tục giữ ngôi vương

Vượt qua 800 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, Tập đoàn Thủy sản Minh Phú giành ngôi vương xuất khẩu thủy sản và xuất khẩu tôm của cả nước, với 395 triệu USD, chiếm gần 4,5% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản.

xuất khẩu tôm
• 15:39 09/02/2022

Quảng Ninh dừng tiếp nhận hoa quả, thủy sản qua cửa khẩu

Từ ngày 17/1, Quảng Ninh tạm dừng tiếp nhận phương tiện chở hoa quả, thủy sản đông lạnh đến cửa khẩu, lối mở biên giới của tỉnh này để xuất khẩu.

cửa khẩu Bắc Luân II
• 10:12 17/01/2022

Đùi ếch đông lạnh bị châu Âu cảnh báo, mức độ rủi ro nghiêm trọng.

Văn phòng SPS Việt Nam lại tiếp tục nhận được cảnh báo về an toàn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi của Liên minh châu Âu (EU) đối với sản phẩm đùi ếch đông lạnh xuất xứ từ Việt Nam.

đùi ếch đông lạnh
• 15:21 14/10/2021

Xuất khẩu thủy sản tiếp tục lao dốc

Xuất khẩu thủy sản tháng 9/2021 chỉ đạt trên 628 triệu USD, giảm 23% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc sụt giảm tới 50%. Đây là tháng thứ hai liên tiếp xuất khẩu thuỷ sản lao dốc.

chế biến tôm xuất khẩu
• 10:15 08/10/2021

Tìm hiểu về loài cá kèo huyết dân dã miền sông nước

Miền Tây sông nước không chỉ nổi tiếng với những cánh đồng lúa bạt ngàn, những con kênh xanh mát mà còn là quê hương của nhiều đặc sản trứ danh.

Cá kèo huyết
• 10:46 26/03/2025

Phát triển bền vững nghề nuôi cá lồng bè gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tạo chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm trong nuôi cá trong lồng bè, giúp nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, đem lại nguồn thu nhập ổn định và bền vững cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 09:53 17/03/2025

Bình Định đẩy mạnh tăng cường công tác chống khai thác IUU

Ngày 08/3/2025, UBND tỉnh Bình Định ban hành Thông báo số 90/TB-UBND ý kiến kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh tại cuộc họp Ban Chỉ đạo thực hiện Chỉ thị số 45/CT-TTg về triển khai các biện pháp chống khai thác IUU tỉnh Bình Định.

Tàu thuyền
• 10:29 13/03/2025

Bình Định phê duyệt 42 tàu cá đủ điều kiện khai thác thủy sản trên các vùng biển xa

Tháng 2 vừa qua, UBND tỉnh Bình Định ban hành quyết định số 585/QĐ-UBND ngày 21/02/2025 phê duyệt danh sách tàu cá đủ điều kiện tham gia khai thác hoặc dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (đợt 02 năm 2025).

Tàu cá
• 09:28 11/03/2025

Những bệnh thường gặp ở dòng cá Ranchu

Cá Ranchu là loài cá vốn được mệnh danh là "vua của cá vàng" - sở hữu vẻ đẹp độc đáo nhưng lại khá nhạy cảm, dễ mắc một số bệnh nếu môi trường nuôi không đảm bảo. Việc hiểu rõ những bệnh thường gặp và cách phòng tránh là điều vô cùng quan trọng đối với người chơi cá cảnh.

Cá ranchu
• 13:36 27/03/2025

Các vấn đề thường gặp trong xử lý nước ở ao đất

Ngày nay nuôi tôm ao đất vẫn là lựa chọn của bà con ở một số địa phương, tuy nhiên, việc quản lý chất lượng nước trong ao là yếu tố quyết định sự thành công của vụ nuôi. Ao đất, với đặc thù tự nhiên và khả năng ảnh hưởng từ môi trường xung quanh, thường gặp nhiều vấn đề phức tạp trong việc xử lý nước.

Ao nuôi đất
• 13:36 27/03/2025

Thời gian giãn cách các loại hóa chất xử lý trong môi trường ao nuôi

Trong quá trình nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng các loại hóa chất xử lý môi trường ao nuôi là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho thủy sản và sức khỏe con người, việc tuân thủ thời gian giãn cách sau khi sử dụng các loại hóa chất là vô cùng quan trọng.

Ao tôm
• 13:36 27/03/2025

Vi khuẩn tía: Lợi hay hại cho ngành nuôi tôm?

Ngành nuôi tôm đã và đang trở thành một trong những ngành kinh tế chủ lực tại nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Với sự phát triển nhanh chóng của ngành, việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, bao gồm cả việc sử dụng vi sinh vật có lợi, đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất và đảm bảo tính bền vững. Trong quá trình nuôi tôm, nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm đã được nghiên cứu, trong đó vi khuẩn tía là một đối tượng gây nhiều tranh cãi về lợi ích và tác hại.

Vi khuẩn tía
• 13:36 27/03/2025

Khai mạc VietShrimp 2025 “Xanh hóa vùng nuôi” với hơn 200 gian hàng

Sáng 26/3/2025, tại Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại và Hội chợ Triển lãm Cần Thơ đã khai mạc Hội chợ Triển lãm Quốc tế Công nghệ ngành tôm Việt Nam lần thứ 6 năm 2025 (VietShrimp 2025) với hơn 200 gian hàng của gần 150 doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước.

Vietshrimp
• 13:36 27/03/2025
Some text some message..