Nuôi tôm rạ, tôm cỏ ăn chắc

Có thể so sánh mô hình nuôi trồng thủy sản kiểu mới này ở huyện Bình Đại cũng giống như mô hình chăn nuôi bằng đệm lót sinh học trong chăn nuôi heo, gà ở các huyện trong tỉnh. Mô hình này có nhiều ưu điểm là ít vốn, an toàn, ăn chắc, bảo vệ môi trường, phù hợp với bà con nông dân khi không đủ vốn để nuôi tôm theo hướng công nghiệp.

Thu hoạch tôm cỏ
Thu hoạch tôm cỏ của hộ anh Nguyễn Văn Ngót, ở ấp 3 - xã Thạnh Phước.

Bà Đỗ Thị Nga - cán bộ kỹ thuật Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện cho biết, từ đầu năm 2013 đến nay, với sự hỗ trợ của Công ty hợp danh sinh học nông nghiệp Sinh Thành (TP. Hồ Chí Minh) đưa chế phẩm sinh học tôm rạ, tôm cỏ và làm thí điểm mô hình nuôi trồng thủy sản kiểu mới ở ba xã Thừa Đức, Thạnh Trị, Thạnh Phước. Mô hình tôm rạ có hơn 20 hộ tham gia, với diện gần 25ha; mô hình nuôi tôm cỏ có 5 hộ tham gia, với diện tích khoảng 2ha. Theo kết quả ban đầu từ mô hình tôm rạ (sau khi thu hoạch lúa, bà con sử dụng rơm và rạ để nuôi tôm sú hoặc tôm thẻ chân trắng) ở ba xã có mô hình, tất cả đều cho kết quả khả quan. Bà Nga cho biết, phần lớn bà con có lãi từ 10-20 triệu đồng sau gần ba tháng nuôi. Riêng với mô hình nuôi tôm cỏ, trong năm hộ tham gia có hộ anh Nguyễn Văn Ngót - ấp 5, xã Thạnh Phước đã thu hoạch với diện tích 1.700m2 và cũng cho hiệu quả kinh tế tốt. Nuôi tôm bằng cỏ rất dễ áp dụng và thích hợp với điều kiện đất đai của bà con nông dân, nguyên liệu cỏ cũng rất dễ tìm. Anh Ngót-người nuôi thành công mô hình này cho biết, cỏ gì cũng được, không có đủ thì tàu lá dừa, tàu chuối, rau muống, cây sậy… đều có thể sử dụng làm thức ăn cho tôm. Khi lấy nước vào ao, bà con diệt cá tạp (cá lóc, cá đối), cắt cỏ bỏ vào ao với mật độ 1m2=2kg cỏ rồi rải đều chế phẩm sinh học tôm rạ, tôm cỏ vào với liều dùng 15kg/ 1.000m2. Sau một tuần, bà con thả tôm vào. Điểm đặc biệt nữa của mô hình này là tháng đầu tiên sau khi thả tôm, bà con không cần cho ăn. Từ tháng thứ hai, khi tôm đã lớn, bà con mới bắt đầu cho ăn dặm (thức ăn công nghiệp). Nuôi tôm rạ cũng vậy, sau thu hoạch lúa, rạ và rơm bà con rải đều trên ruộng, cho nước vào và dùng chế phẩm sinh học tôm rạ, tôm cỏ rồi thả tôm nuôi.

thu tom co

Ông Trần Minh Thành - Giám đốc Công ty hợp danh sinh học nông nghiệp Sinh Thành cho biết, chế phẩm sinh học này có tác dụng cân bằng môi trường nước, tạo ô-xy, giúp phân hủy rơm, rạ, cỏ hay những nguyên liệu khác thành thức ăn cho tôm. Ngay cả phân tôm cũng được chuyển hóa thành thức ăn lần nữa, nên môi trường trong ao nuôi lúc nào cũng sạch, tạo môi trường thuận lợi để tôm sống và phát triển tốt, rất ít dịch bệnh xảy ra. Bà con cũng không cần phải xả thải nước ra bên ngoài như kiểu nuôi công nghiệp. Theo ông Thành, sau lần thu hoạch đầu tiên, cải tạo ao (diệt cá tạp) và cho cỏ mới vào rồi xử lý bằng chế phẩm sinh học là bà con tiếp tục thả nuôi, không cần xả thải nguồn nước. Mục đích của Công ty là giúp cho bà con nông hộ nghèo, cận nghèo đang thiếu vốn sản xuất có điều kiện cải thiện đời sống với hình thức nuôi mới này. Hiện tại, giá bán một bao chế phẩm sinh học (25kg/bao) là 350 ngàn đồng, nhưng theo ông Thành, đối với người nuôi lần đầu tiên, Công ty sẽ hỗ trợ miễn phí hoặc bán với giá giảm 50%.

Với diện tích 1.700m2, anh Nguyễn Văn Ngót thả nuôi 30.000 con tôm post, sau 2 tháng 14 ngày thu hoạch được gần 200kg tôm thành phẩm. Với giá bán 132.000 đồng/kg, anh thu về gần 25 triệu đồng. Trong khi đó, chi phí ban đầu bỏ ra chỉ từ 6-7 triệu đồng. Một chủ thu mua tôm cho biết, so với tôm nuôi kiểu công nghiệp, thì tôm rạ, tôm cỏ có kích thước đồng đều và đẹp hơn.

Báo Đồng Khởi
Đăng ngày 28/09/2013
Bài, ảnh: Thành Lập
Nuôi trồng

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 11:19 22/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 11:00 22/11/2024

Chất độc trong ao nuôi, mối nguy tiềm ẩn đe dọa sức khỏe tôm

Các chất độc phát sinh trong ao nuôi một trong những nguyên nhân khiến tôm còi cọc, stress, chậm phát triển, thậm chí là chết hàng loạt gây thiệt hại không nhỏ cho người nuôi.

Nước ao tôm
• 09:49 21/11/2024

Giảm tiêu hao nguyên liệu sản xuất trong nuôi tôm

Hiệu quả sản xuất luôn là mối quan tâm hàng đầu của người nuôi. Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả là mức độ tiêu hao nguyên liệu sản xuất. Việc giảm tiêu hao không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn tăng lợi nhuận và bảo vệ môi trường. Dưới đây là các phương pháp thiết thực giúp giảm tiêu hao nguyên liệu trong nuôi tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:08 20/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 05:32 23/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 05:32 23/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 05:32 23/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 05:32 23/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 05:32 23/11/2024
Some text some message..