Nuôi tôm siêu thâm canh: Đột phá nhưng chưa bền vững

Với sản lượng vượt trội, tỷ lệ thành công cao đang khiến cho diện tích nuôi tôm siêu thâm canh tăng nhanh, từ đó đã tạo ra bước đột phá mới, mở ra nhiều triển vọng cho ngành tôm tỉnh Cà Mau. Tuy nhiên, mô hình này cũng đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng phát dịch bệnh, ô nhiễm môi trường...

Nuôi tôm siêu thâm canh: Đột phá nhưng chưa bền vững
Nhiều hộ nuôi chưa đáp ứng điều kiện nuôi mô hình tôm siêu thâm canh. Ảnh: NQ./Dân Việt

Đột phá nhưng chưa bền vững

Theo UBND tỉnh Cà Mau, trải qua nhiều giai đoạn phát triển, hiện nay nghề nuôi tôm tỉnh Cà Mau không những mở rộng về diện tích, phát triển nhiều loại hình nuôi áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Theo đó, từ diện tích khoảng 100ha nuôi tôm siêu thâm canh ở năm 2006, hiện đã tăng lên hơn 1.800ha với hơn 1.740 hộ nuôi; năng suất bình quân đạt từ 30 – 50 tấn/ha/vụ. Cá biệt có nơi đạt trên 100 tấn/ha/vụ, tỷ lệ nuôi thành công đạt trên 85%.

Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia và nông dân trong tỉnh, loại hình nuôi này đang tồn tại nhiều quy trình nuôi khác nhau, chưa có quy trình chuẩn, phù hợp điều kiện thực tế của địa phương.

Qua kiểm tra thực tế của ngành chức năng, có đến khoảng 50% diện tích và số hộ nuôi không đáp ứng các điều kiện nuôi theo quy định. Vấn nạn xả thải từ các ao nuôi trực tiếp ra môi trường bên ngoài khi chưa được xử lý triệt để, gây ô nhiễm, dịch bệnh lây lan, đe dọa đến tính bền vững của nghề nuôi tôm.

Để nghề nuôi phát triển bền vững và không ảnh hưởng đến các loại hình khác, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1874/QĐ-UBND ngày 10.11.2017, quy định tạm thời về điều kiện nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh. Đồng thời, thành lập tổ kiểm tra 1926, nhằm kiểm tra và hướng dẫn điều kiện nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh trên địa bàn tỉnh.

Qua công tác kiểm tra đột xuất thực tế tại các cơ sở nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh cho thấy, các điều kiện theo Quyết định 1874 của tỉnh chưa được tuân thủ nghiêm túc. Theo đó, tổ kiểm tra đã tổ chức kiểm tra ngẫu nhiên 36 đợt với 135 hộ. Tuy nhiên, trong số đó chỉ có 26 hộ đạt yêu cầu, tức chỉ khoảng 19,2%, còn lại 91 hộ có một số chỉ tiêu còn hạn chế, đặc biệt có 18 hộ không đạt.

Theo đánh giá của tổ kiểm tra 1926, qua quá trình kiểm tra thực tế cho thấy, đa phần các hộ nuôi tôm thâm canh chưa đáp ứng được yêu cầu về điều kiện nuôi theo Quyết định 1874 của UNBD tỉnh. Trong đó, hạn chế lớn nhất tập trung ở các ao công trình phụ trợ, khu chứa thải có thiết kế nhưng chưa đảm bảo về diện tích cũng như thể tích chứa, nhiều hộ chưa quan tâm và ý thức tốt việc xử lý nước thải, bùn thải,...

Cần quy hoạch vùng nuôi tập trung

Vừa qua, Liên hiệp các hội Hhoa học và kỹ thuật tỉnh Cà Mau đã tổ chức hội thảo khoa học về thực trạng và giải pháp nuôi tôm siêu thâm canh.

Tại đây, ông Nguyễn Việt Thắng - nguyên Thứ trưởng Bộ NNPTNT, Chủ tịch Hội nghề cá Việt Nam khẳng định, con tôm luôn là mặt hàng chủ lực của ngành thủy sản Việt Nam, chiếm 50% tỷ trọng xuất khẩu toàn ngành. Kim ngạch xuất khẩu cả nước những năm gần đây luôn đạt 3-4 tỷ USD/năm.

Trong đó, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của tỉnh Cà Mau đã đóng góp trên 1,1 tỷ USD, góp phần không nhỏ vào việc phát triển kinh tế - xã hội, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động ở địa phương.

Tuy nhiên, ông Thắng cũng cho rằng, để đạt mục tiêu xuất khẩu 2,1 tỷ USD vào sau năm 2021, tỉnh Cà Mau cần có sự thay đổi mạnh mẽ từ công tác quản lý ngành đến tổ chức sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, hình thành chuỗi giá trị con tôm… Trong đó, cần giúp người nuôi tôm tiếp cận, ứng dụng được các tiến bộ khoa học một cách hiệu quả và bền vững nhất.

Hiện nay, vấn đề nan giải của nghề nuôi tôm ở Cà Mau là chất lượng con giống, thức ăn, thuốc thú y - thủy sản, giá cả đầu vào cao, đầu ra còn bấp bênh, dẫn đến hiệu quả sản xuất thấp. Bên cạnh đó, hiện nay tình trạng sản xuất con giống tràn lan, khó kiểm soát, dẫn đến dịch bệnh trên tôm nuôi thường xuyên xảy ra.

Trong khi đó, thực tế là hiện diện tích nuôi tôm siêu thâm canh đang phát triển nhanh, trong đó có không ít hộ không am hiểu quy trình kỹ thuật, thiếu vốn đầu tư nên nuôi không hiệu quả.

Chia sẻ với chúng tôi, nông dân Thái Minh Thức (xã Hòa Tân, TP.Cà Mau), cho biết: “Qua thực tế thực hiện mô hình nuôi tôm siêu thâm canh, tôi cho rằng rào cản hiện nay của nông dân khi triển khai mô hình này là đòi hỏi phải có trình độ kỹ thuật cao, lượng điện tiêu thụ nhiều, chi phí đầu tư ban đầu lớn… Do đó, để phát triển rộng mô hình nuôi tôm siêu thâm canh, cần sự hỗ trợ nhiều hơn của ngành chức năng. Ngoài ra, chúng tôi cũng rất cần đầu mối để liên kết với doanh nghiệp tìm đầu ra ổn định”.

Theo UBND tỉnh Cà Mau, tỉnh đang rất quyết liệt trong triển khai điều kiện nuôi tôm nhưng nhiều nơi diện tích và số hộ nuôi không đảm bảo điều kiện. Muốn sản xuất hiệu quả thì phải liên kết để hình thành lập tổ hợp tác, hợp tác xã; đồng thời liên kết để hình thành chuỗi tiêu thụ.

Theo ông Lê Văn Sử - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, hiện nay công tác quy hoạch vùng nuôi tôm siêu thâm canh tập trung chưa được phê duyệt. Tỉnh đang tìm giảm pháp dồn điền đổi thửa để có vùng nuôi tập trung, đầu tư hạ tầng, thu hút người nuôi tôm vào đây để thuận lợi hơn so với nuôi phân tán. Trước mắt, vùng nuôi tập trung chưa được phê duyệt, Sở NNPTNT sẽ định hướng cho người dân biết quy hoạch và tuân thủ các quy định của vùng nuôi cũng như các giải pháp bảo vệ môi trường.  

Mô hình nuôi tôm siêu thâm canh đóng góp khoảng 15% tổng sản lượng tôm nuôi trong toàn tỉnh Cà Mau, góp phần đưa tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản đạt 350.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu hằng năm đạt trên 1,1 tỷ USD. Theo dự báo, loại hình nuôi này sẽ tiếp tục phát triển mạnh trong thời gian tới, có khả năng đạt 5.000ha vào năm 2020 và đạt 10.000ha vào năm 2030.

Báo Dân Việt
Đăng ngày 04/10/2018
Ngọc Quyên
Nuôi trồng

FLOCponics: Sự tích hợp hoàn hảo của công nghệ biofloc và cây thủy canh

FLOCponics là một loại Aquaponics thay thế tích hợp công nghệ biofloc (BFT) với sản xuất cây trồng không sử dụng đất.

flocponics
• 15:51 07/03/2022

Mô hình nuôi ba ba lãi 300 triệu đồng/năm

Mô hình nuôi ba ba của ông Lương Thành Kỷ, ở thị trấn Búng Tàu, huyện Phụng Hiệp. Qua 14 năm phát triển, đến nay đàn ba ba sinh sản của ông Kỷ đã phát triển hơn 1.500 con, mỗi năm xuất bán ra thị trường từ 8.000-10.000 con giống, trừ hết các khoản chi phí, lợi nhuận gần 300 triệu đồng/năm.

Ba ba.
• 09:38 14/06/2021

Kinh tế ổn định nhờ nuôi ba ba sinh sản

Hơn 20 năm nuôi ba ba sinh sản, anh Nguyễn Đức Lợi, ấp Phước Thọ B, xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng có cuộc sống khấm khá. Gắn bó lâu năm với con ba ba một phần cũng vì sự yêu thích loài vật này, ba ba lại dễ nuôi, nhẹ công chăm sóc, thị trường tiêu thụ tốt, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình anh.

• 15:40 03/03/2021

Thu trăm triệu đồng mỗi năm từ nuôi ba ba

Nuôi ba ba gai là một công việc đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn và kỹ thuật cao. Nhưng bằng ý chí, nghị lực, sự đam mê tận tụy với công việc cùng với áp dụng các kiến thức khoa học kỹ thuật mà ông Phạm Tất Đạt ở xã Yên Bình, thành phố Tam Điệp đã thành công, vươn lên trở thành triệu phú.

kỹ thuật sản xuất giống baba
• 10:00 30/05/2017

Chuyển giao kỹ thuật nuôi cá chình thương phẩm trong bể xi măng

Ngày 26/4, tại xã Mỹ Thắng (huyện Phù Mỹ), Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp với Công ty TNHH Nuôi trồng thủy sản Vạn Xuân tổ chức lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi cá chình thương phẩm trong bể xi măng cho 30 hộ nông dân trên địa bàn xã.

Nông dân
• 09:32 29/04/2025

Tôm mới thả mà ao có rong đáy

Trong quá trình nuôi tôm, đặc biệt ở giai đoạn đầu sau khi thả giống, việc quan sát các hiện tượng bất thường trong ao là vô cùng quan trọng để kịp thời xử lý và tránh thiệt hại. Một trong những hiện tượng mà nhiều bà con nông dân gặp phải nhưng thường bỏ qua là sự xuất hiện của rong đáy ngay sau khi thả tôm. Nhiều người xem đó là hiện tượng tự nhiên hoặc thậm chí nghĩ rằng rong tốt cho ao nuôi. Tuy nhiên, “tôm mới thả mà có rong đáy” thực chất lại là một cảnh báo nguy hiểm, cần được nhận diện và xử lý đúng cách.

Ao đóng rong
• 08:54 28/04/2025

Tình hình nuôi trồng và quy hoạch thủy sản Việt Nam năm 2025

Ngành thủy sản Việt Nam từ lâu đã đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, không chỉ cung cấp nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng mà còn tạo ra hàng triệu việc làm và đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, trước những thách thức của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, và yêu cầu ngày càng cao từ các thị trường quốc tế, ngành thủy sản nói chung và lĩnh vực nuôi trồng thủy sản nói riêng đang đứng trước yêu cầu phải chuyển đổi mạnh mẽ theo hướng hiện đại, hiệu quả và bền vững.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:46 25/04/2025

Tình hình khuẩn Vibrio ngày càng tăng

Trong những năm gần đây, ngành nuôi tôm tại Việt Nam đang đối mặt với một thách thức lớn: sự gia tăng nhanh chóng của vi khuẩn Vibrio trong các ao nuôi. Đây là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe của tôm và hiệu quả kinh tế của người nuôi.

Tôm bệnh
• 10:12 24/04/2025

Quản lý tài nguyên nước thông minh phát triển thủy sản

Mới đây, lãnh đạo Bộ NN&MT làm việc với Viện Khoa học Tài nguyên Nước về khoa học công nghệ và lĩnh vực liên quan đến phát triển thủy sản trên sông, hồ chứa đã đề cập vấn đề quản lý tài nguyên nước thông minh. Đây là vấn đề thời sự đang được nỗ lực thực hiện ở một số địa phương.

Lồng bè
• 11:09 29/04/2025

Cá nóc ăn snack sò: Cư dân mạng rén nhẹ vì răng “thỏ” mà cắn vỡ cả vỏ!

Một đoạn video ghi lại cảnh một chú cá nóc cảnh thưởng thức món snack sò đã bất ngờ thu hút sự chú ý lớn từ cộng đồng mạng. Không chỉ vì sự đáng yêu của chú cá, mà chính là khả năng "nghiền nát" vỏ sò cứng cáp bằng đôi răng thỏ tưởng chừng vô hại của mình – điều khiến người xem vừa bất ngờ vừa… có phần "rén".

Cá nóc
• 11:09 29/04/2025

Chuyển giao kỹ thuật nuôi cá chình thương phẩm trong bể xi măng

Ngày 26/4, tại xã Mỹ Thắng (huyện Phù Mỹ), Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp với Công ty TNHH Nuôi trồng thủy sản Vạn Xuân tổ chức lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi cá chình thương phẩm trong bể xi măng cho 30 hộ nông dân trên địa bàn xã.

Nông dân
• 11:09 29/04/2025

Cá rô phi Việt Nam bức phá tại thị trường Mỹ

Trong ba tháng đầu năm 2025, cá rô phi Việt Nam đã có sự bứt phá mạnh mẽ tại thị trường Mỹ, mở ra cơ hội lớn cho ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Theo thông tin từ các nguồn xuất khẩu, giá trị xuất khẩu cá rô phi sang Mỹ đã đạt gần 14 triệu USD, đánh dấu mức tăng trưởng ấn tượng lên tới 131% so với cùng kỳ năm 2024.

Cá rô phi
• 11:09 29/04/2025

Giá thủy sản đồng loạt tăng mạnh trước Đại lễ 30/4 - 1/5

Đại lễ 30/4 - 1/5 là dịp đặc biệt, không chỉ kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, mà còn là thời điểm tôn vinh sự kiện lịch sử quan trọng, đánh dấu non sông liền một dải. Cùng với không khí lễ hội, nhu cầu tiêu thụ thủy sản sẽ tăng mạnh, đẩy giá các mặt hàng này lên cao trong những ngày gần lễ.

Hải sản
• 11:09 29/04/2025
Some text some message..