Nuôi tôm siêu thâm canh trên đất rừng là trái Luật Lâm nghiệp

“Đối với trường hợp UBND xã Lâm Hải (huyện Năm Căn) xác nhận cho hộ ông Trần Thanh Hùng nâng cấp cơ sở nuôi tôm thâm canh lên siêu thâm canh là chưa phù hợp với chủ trương của tỉnh”, đó là ý kiến của Chi cục Thuỷ sản (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau)

nuôi tôm trái phép
Xả thải trong nuôi tôm siêu thâm canh trên đất rừng tại ấp Xẻo Lớn (xã Lâm Hải) ra sông Năm Căn thiếu kiểm soát, gây ô nhiễm môi trường. (ảnh chụp ngày 19/1/2022)

Tìm giải pháp xử lý phù hợp, tạo sự đồng thuận

Như Báo Cà Mau phản ánh, trên địa bàn xã Lâm Hải có 39 hộ/38,43 ha nuôi tôm thâm canh, trong đó có trường hợp hộ ông Trần Thanh Hùng (ấp Xẻo Lớn). Đến năm 2021 ông Hùng đưa cơ giới vào nâng cấp, cải tạo 2 ao đất nuôi tôm thâm canh (đã hình thành khu nuôi trước năm 2017) thành hệ thống khu nuôi siêu thâm canh gồm 3 ao nuôi lót bạt, kèm 3 ao chứa, lắng nước và được Chủ tịch UBND xã Lâm Hải ký xác nhận ngày 13/12/2021 vào đơn đăng ký nâng cấp khu nuôi.

nuôi tôm công nghệ cao
Diện tích vốn là đất rừng kinh tế đang được hộ ông Trần Thanh Hùng cải tạo thành ao nuôi tôm theo hình thức siêu thâm canh. (ảnh chụp ngày 19/1/2022)

Xác minh tại địa phương, Chi cục Thuỷ sản cho biết, tuy ngay sau đó UBND xã đã có văn bản thu hồi đơn xác nhận “Đăng ký nâng cấp khu nuôi”, nhưng đã gây dư luận không tốt. Đồng thời, việc UBND xã cho phép hộ ông Trần Thanh Hùng tiếp tục nuôi đến tháng 1/2023 gây bức xúc dư luận. Do đó, Chi cục Thuỷ sản đề nghị UBND xã tìm giải pháp xử lý phù hợp, tạo sự đồng thuận của người dân trong công tác quản lý.

Đại diện UBND xã Lâm Hải cho rằng, trường hợp hộ ông Trần Thanh Hùng, do chi phí nâng cấp hệ thống khu nuôi siêu thâm canh đã bỏ ra khá lớn (được xã cho phép trước đó), nên cho phép (theo nguyện vọng) chủ hộ nuôi đến tháng 1/2023 để thu hồi vốn như đã cam kết.

Giám sát hoạt động cải tạo ao, vuông nuôi tôm

Văn bản báo cáo kết quả rà soát, xác minh nuôi tôm siêu thâm canh trên đất rừng tại ấp Xẻo Lớn (xã Lâm Hải, huyện Năm Căn), từ sự chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh qua phản ảnh trên Báo Cà Mau, được ông Châu Công Bằng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ký, khẳng định: Việc đưa cơ giới vào đào ao, làm thay đổi hiện trạng đất trồng rừng (hộ ông Trần Thanh Hùng - PV) là trái với quy định trong Luật Lâm nghiệp.

“UBND xã cần chủ động phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, Ban Quản lý rừng phòng hộ đóng trên địa bàn kiểm tra, giám sát hoạt động cải tạo ao, vuông nuôi tôm đúng theo quy định”, ông Châu Công Bằng nhấn mạnh.

Ông Châu Công Bằng cũng đề nghị UBND xã Lâm Hải phối hợp với đơn vị quản lý rừng kiểm tra, rà soát lại các hộ nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh trên địa bàn, kịp thời khôi phục lại diện tích, hiện trạng đất trồng rừng theo quy định của Luật Lâm nghiệp; đồng thời chủ động phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân điều chỉnh lại mục đích sử dụng đất đúng theo quy định.

nuôi tôm trái phép
Đưa cơ giới vào cải tạo đất rừng để nuôi tôm siêu thâm canh trên địa bàn xã Lâm Hải. (ảnh chụp ngày 19/1/2022)

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, mặc dù đã có văn bản quy định không được phép nuôi tôm công nghiệp trong vùng rừng ngập mặn, sinh thái, nhưng việc chuyển đổi hình thức nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh phát sinh mới vẫn tiếp tục xảy ra gây lúng túng cho cơ quan quản lý địa phương.

Trước đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Công văn số 3279/BNN-TCTS, ngày 19/3/2017 về quản lý nuôi tôm thẻ chân trắng trong vùng quy hoạch nuôi tôm sú, sinh thái tại Cà Mau. Về phía địa phương, có Thông báo số 419/TB-VP, ngày 4/5/2018 của Văn phòng UBND tỉnh Cà Mau thông báo ý kiến kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử tại chuyến đi khảo sát thực tế và làm việc với UBND huyện Ngọc Hiển và các quy định liên quan đến hoạt động sản xuất, nuôi trồng thuỷ sản trên đất rừng ngập mặn, vùng nuôi tôm sinh thái theo đúng quy định của Luật Lâm nghiệp. Theo đó, vùng rừng ngập sinh thái Cà Mau, khuyến khích phát triển mô hình nuôi tôm quảng canh, quảng canh cải tiến có hiệu quả, phù hợp với vùng nuôi tôm rừng ngập mặn, sinh thái, gắn kết với các doanh nghiệp hỗ trợ chứng nhận, phát triển vùng nguyên liệu tôm nuôi được chứng nhận hữu cơ, nâng cao giá trị cho sản phẩm tôm.

Báo Cà Mau
Đăng ngày 07/04/2022
Trần Nguyên
Nuôi trồng

Những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP trên tôm

Bệnh vi bào tử trùng EHP là một trong những bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, gây ra thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn gây khó khăn trong quản lý ao nuôi. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP và các giải pháp hiệu quả mà người nuôi tôm cần biết.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:03 23/12/2024

Mật độ thả giống tối ưu cho từng loại hình nuôi tôm

Mật độ thả giống đóng vai trò then chốt ảnh hưởng đến sức khỏe, tốc độ tăng trưởng, và năng suất thu hoạch. Việc lựa chọn mật độ phù hợp không chỉ dựa trên loại hình nuôi mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện ao, kỹ thuật chăm sóc, và môi trường nước.

Ao nuôi tôm
• 09:51 23/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:36 20/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 10:24 20/12/2024

Calciphos - Bí quyết giúp tôm nuôi lột xác nhanh bóng đẹp khỏe mạnh

Khoáng chất là một trong những yếu tố cốt lõi đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển toàn diện của tôm. Thiếu hụt khoáng chất có thể khiến tôm chậm lớn, vỏ mềm, dễ nhiễm bệnh. Calciphos với công thức được người nuôi tôm tin tưởng trong 15 năm là dung dịch khoáng đa vi lượng giúp người nuôi an tâm tôm cứng vỏ sau khi lột, chắc thịt, tăng cao tỷ lệ sống.

Calciphos Virbac
• 17:45 23/12/2024

Các lưu ý khi xử lý ao thả nuôi vụ tết 2025

Vụ nuôi thả dịp Tết luôn là thời điểm quan trọng trong ngành thủy sản. Xử lý ao nuôi tôm vụ Tết 2025 cần chú trọng các lưu ý đặc biệt để đảm bảo môi trường nước sạch, tôm khỏe mạnh, và đạt năng suất cao trong điều kiện thời tiết mùa Tết thường lạnh và có thể biến đổi thất thường.

Ao nuôi tôm
• 17:45 23/12/2024

Hướng đi xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam

Tôm Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng trên thị trường quốc tế nhờ chất lượng và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, để gia tăng giá trị thương hiệu và cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm tôm khác trên thế giới, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam là một yếu tố quan trọng.

Tôm thẻ
• 17:45 23/12/2024

Những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP trên tôm

Bệnh vi bào tử trùng EHP là một trong những bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, gây ra thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn gây khó khăn trong quản lý ao nuôi. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP và các giải pháp hiệu quả mà người nuôi tôm cần biết.

Tôm thẻ chân trắng
• 17:45 23/12/2024

Mật độ thả giống tối ưu cho từng loại hình nuôi tôm

Mật độ thả giống đóng vai trò then chốt ảnh hưởng đến sức khỏe, tốc độ tăng trưởng, và năng suất thu hoạch. Việc lựa chọn mật độ phù hợp không chỉ dựa trên loại hình nuôi mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện ao, kỹ thuật chăm sóc, và môi trường nước.

Ao nuôi tôm
• 17:45 23/12/2024
Some text some message..