Nuôi tôm thẻ chân trắng trái phép: Ngư dân vi phạm, chính quyền... “bó tay”

Chỉ thị số 16/2007/CT-UBND, ngày 27/3/2007 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cấm thả nuôi tôm thẻ chân trắng trên vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Lăng Cô. Quy định thì vậy, nhưng bà con ngư dân vẫn cố tình vi phạm, còn chính quyền thì bó tay. Trong lúc đó, theo khuyến cáo của Chi cục Nuôi trồng thủy sản,nếu thả nuôi ồ ạt tôm thẻ chân trắng chỉ sau 3 năm, ao hồ sẽ không nuôi được một đối tượng thủy sản nào.

Nuôi tôm trái phép
Theo chỉ thị số 16, tôm thẻ chân trắng chỉ được phép thả trên cát nhưng hiện nay có nhiều bà con ngư dân bất chấp quy định thả nuôi trên đầm phá

Cần xử lý kịp thời và dứt điểm

Đầu vụ nuôi năm 2014, trên địa bàn huyện Phú Lộc có 12 hộ dân thả tôm chân trắng trái phép trên đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, thả nuôi với diện tích hơn 12 ha. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn thả nuôi hầu hết số diện tích tôm nuôi trên bị bệnh và chết; sau đó ngư dân lại tiếp tục thả nuôi. Đến nay, có khoảng 50% diện tích bị chết, còn lại các hộ dân đang nuôi. Tôm thẻ chân trắng là đối tượng nuôi gây nhiều dịch bệnh cho tôm nuôi cùng nguồn nước và hủy hoại môi trường sinh thái tự nhiên, mặc dù UBND tỉnh cấm thả nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng đầm phá nhưng nhiều hộ dân vẫn bất chấp, cố tình thả nuôi.

Trước đây, Phú Vang là địa phương có nhiều hộ dân thả nuôi tôm thẻ chân trắng trái phép trên đầm phá, tuy nhiên nhờ sự vào cuộc quyết liệt và xử lý dứt điểm của các cấp chính quyền địa phương nên tình trạng ngư dân lén lút thả nuôi tôm thẻ chân trắng đã được kịp thời ngăn chặn. Còn đối với huyện Phú Lộc, do chính quyền địa phương các cấp không xử lý dứt điểm nên tình trạng ngư dân thả tôm chân trắng trên đầm phá ngày một nhiều.

Ông Nguyễn Minh Đức, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản cho biết: “Theo chỉ thị 16 thì những hộ dân thả tôm thẻ chân trắng trên đầm phá ở đầm phá đều vi phạm. Nhưng trớ trêu thay là ngành chức năng và chính quyền địa phương không thể xử lý được, bởi hiện Nghị định 103 ra đời không có khung phạt về thả tôm thẻ chân trắng. Là đơn vị quản lý về nuôi trồng thủy sản, chúng tôi mong muốn lãnh đạo tỉnh quan tâm và có hướng xử lý sớm đối với những hộ vi phạm. Nếu tình trạng này mà diễn ra trong thời gian dài sẽ có nhiều hộ thả nuôi tôm thẻ chân trắng ở đầm phá”. “Đơn cử như năm 2000 trở về trước, ít hộ dân tham gia nuôi tôm sú trên đầm phá, tôm nuôi phát triển tốt, lợi nhuận mang lại cao. Thế nhưng, vài năm sau diện tích phát triển ồ ạt, tôm nuôi thường xuyên xảy ra dịch bệnh và chết. Như vậy, sau 10 năm thì nguồn nước đầm phá bị ô nhiễm, không thể nuôi chuyên tôm sú được. Còn đối với tôm thẻ chân trắng, nếu người dân mở rộng diện tích nuôi ồ ạt ở đầm phá thì chỉ sau 3 năm, những ao hồ này không thể nuôi được một đối tượng thủy sản nào”- ông Đức lý giải.

Bó tay

Ông Mai Văn Xỉ, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phú Lộc cho biết, qua kiểm tra, đầu vụ nuôi trồng thủy sản năm 2014 ở xã Lộc Điền có 11 hộ và xã Lộc Bình có 1 hộ thả nuôi tôm thẻ chân trắng trái phép ở đầm phá, với 31 hồ nuôi. Mặc dù sự việc diễn ra như vậy, nhưng Phòng Nông nghiệp & PTNT chỉ lập biên bản và vận động bà con ngư dân không phát triển thêm diện tích chứ không thể xử lý được. Bởi vì, Nghị định 103 ra đời thay Nghị định 31 trước đây, không có khung xử phạt về việc thả tôm chân trắng ở đầm phá. Do đó, hiện công tác xử lý còn nhiều bất cập, nhiều hộ dân vẫn ngang nhiên thả nuôi tôm thẻ chân trắng trái phép, còn chính quyền và ngành chức năng thì bó tay. Trước thực trạng đó, Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện Phú Lộc đã gửi công văn đến Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, UBND tỉnh xin ý kiến chỉ đạo xử lý vi phạm thả tôm thẻ chân trắng ở đầm phá Tam Giang - Cầu Hai theo Chỉ thị 16 của tỉnh nhưng đến nay vẫn chưa có phản hồi.

Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, một lãnh đạo xã Lộc Điền lý giải: “Tôm thẻ chân trắng thì xã nào cũng có người dân thả nuôi, nhưng do Lộc Điền là địa phương nằm sát Quốc lộ 1A nên dễ phát hiện. Đầu vụ nuôi, UBND xã tuyên truyền đến bà con ngư dân trên địa bàn xã không được thả nuôi tôm thẻ chân trắng ở đầm phá nhưng người dân ở đây cứ “liều mạng”. Hiện do nuôi tôm sú thường xuyên xảy ra dịch bệnh, nợ nần chồng chất đã dẫn đến cuộc sống của ngư dân khó khăn và túng thiếu. Lãnh đạo UBND xã Lộc Điền xin đề xuất với cơ quan ban ngành các cấp cần xem xét để có hướng mở cho người nuôi tôm”.

Để tránh làm mất lòng tin và dư luận trong dân, UBND tỉnh và Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn cần sớm có ý kiến chỉ đạo ngư dân được thả nuôi tôm thẻ chân trắng ở đầm phá hay không, nếu không được thả thì hướng xử lý thế nào; có như vậy mới đem lại sự công bằng cho người dân ở vùng đầm phá.

Theo Chỉ thị số 16/2007/CT-UBND ngày 27/3/2007 của UBND tỉnh về việc cấm thả nuôi tôm chân trắng trên vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Lăng Cô. Các tổ chức, cá nhân có hành vi thả nuôi tôm chân trắng vi phạm chỉ thị này sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định số 128/2005/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực thủy sản.

UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc Sở Thủy sản (cũ), các ban ngành liên quan, các địa phương có trách nhiệm đốn đốc, triển khai thực hiện. Đặc biệt, địa phương nào để người dân tiếp tục thả nuôi tôm chân trắng trên các ao hồ thuộc vùng cấm nuôi tại địa phương đó thì chủ tịch UBND huyện phải chịu trách nhiệm trước chủ tịch UBND tỉnh và chủ tịch UBND xã phải chịu trách nhiệm trước chủ tịch UBND huyện.

Báo Thừa Thiên Huế, 15/05/2014
Đăng ngày 16/05/2014
Thanh Thuận
Nuôi trồng

Tết về! Buồn của người nuôi tôm xa xứ!

Cái nghề nuôi tôm thăng trầm lắm. Tỷ phú cũng có mà nợ ngập đầu cũng có. Bởi vậy người ta thường nói cái nghề này thật sự nó bạc bẽo lắm, nhất là vào những ngày Tết.

nuôi tôm ngày tết
• 10:48 01/01/2023

Dự báo lũ đẹp vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Mùa nước lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm nay được dự báo là “mùa lũ đẹp”, mang theo phù sa, thau rửa đồng ruộng và hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Lũ miền Tây
• 11:06 20/09/2022

Đầu nguồn mùa nước nổi

Tháng 7 nước nhảy khỏi bờ” là quy luật tự nhiên được cư dân vùng đầu nguồn đúc kết từ nhiều đời. Đây cũng là lúc mùa nước nổi bắt đầu, cư dân bước vào vụ làm ăn mới. Năm nay, nước lũ về sớm, dự báo sẽ dồi dào. Mọi người háo hức mong chờ mùa “lũ đẹp”, để khai thác sản vật từ thiên nhiên ban tặng.

cá linh
• 15:57 05/09/2022

Dưới sông cá chốt...

Hôm qua, tôi vô chợ, thật bất ngờ khi thấy một chị nọ mua 1kg cá chốt với giá 250.000 đồng. Không thể nào ngờ cá chốt bây giờ có giá cao như vậy.

Cá chốt sông
• 19:33 30/08/2022

Xu hướng đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản

Ngoài việc tập trung nguồn lực với các đối tượng nuôi chủ lực thì hiện nay ngành nuôi trồng thủy sản cũng phát triển đa dạng hóa đối tượng nuôi nhằm khai thác tốt diện tích mặt nước, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân, phù hợp với điều kiện địa phương.

Tôm thẻ
• 10:00 25/09/2023

Giải pháp dựa vào thiên nhiên để quản lý nước thải nuôi tôm

Theo một dự án nghiên cứu mới, các giải pháp dựa trên thiên nhiên có thể được sử dụng hiệu quả trong chiến lược xử lý nước thải cho ngành nuôi tôm.

Ao tôm
• 11:03 22/09/2023

Dư lượng kháng sinh tồn tại lớn trong tôm

Sử dụng kháng sinh bừa bãi trong nuôi tôm là tình trạng sử dụng kháng sinh không đúng cách, không đúng chỉ định của bác sĩ thú y, hoặc sử dụng kháng sinh quá liều. Tình trạng này đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng, gây ra nhiều hậu quả cho sức khỏe con người, môi trường và ngành nuôi tôm.

Kháng sinh
• 15:23 21/09/2023

Thực trạng chênh lệch giá thức ăn nuôi tôm

Hộ nuôi tôm nhỏ lẻ tiếp cận giá thức ăn tại đại lý cao gấp 2 đến 3 lần so với giá của nhà sản xuất, gây ra nhiều khó khăn cho bà con nông dân.

Thức ăn tôm
• 17:23 19/09/2023

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 03:24 26/09/2023

Bình Định tiếp tục tăng cường công tác phối hợp phòng chống khai thác IUU

Trong thời gian gần đây, các lực lượng chức năng: Hải quân, cảnh sát biển, kiểm ngư của một số nước trong khu vực như Malaysia, Indonesia, Brunei, Philippin… đã gia tăng số lượng tàu tuần tra, tăng tần suất các hoạt động truy quét, tuần tra, giám sát trên biển và xử lý kiên quyết, cứng rắn đối với các tàu cá nước ngoài hoạt động đánh bắt trên vùng biển của họ và các vùng biển chồng lấn, vùng biển giáp ranh và có tranh chấp với nước ta.

Tàu cá
• 03:24 26/09/2023

Xu hướng đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản

Ngoài việc tập trung nguồn lực với các đối tượng nuôi chủ lực thì hiện nay ngành nuôi trồng thủy sản cũng phát triển đa dạng hóa đối tượng nuôi nhằm khai thác tốt diện tích mặt nước, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân, phù hợp với điều kiện địa phương.

Tôm thẻ
• 03:24 26/09/2023

Cá lau kiếng là gì? Trứng cá lau kiếng có độc không?

Cá lau kiếng là một loại cá có khả năng làm sạch bể nước và có thể được sử dụng để chế biến thành nhiều món ngon.

Cá lau kiếng
• 03:24 26/09/2023

Cấu trúc ống tiêu hóa ảnh hưởng đến đặc tính ăn của cá thát lát còm

Trong quá trình sản xuất giống các loài thủy sản, xác định tính ăn của cá bột là có ý nghĩa quyết định sự thành công của quá trình sản xuất. Có rất nhiều nghiên cứu về tính ăn của cá bột cũng như sự phát triển của ống tiêu hóa để chọn lựa loại thức ăn thích hợp ương cá.

Cá thát lát còm
• 03:24 26/09/2023