Nuôi tôm thẻ chân trắng trong ao theo công nghệ mới

Bên cạnh các giải pháp căn cơ như quy hoạch vùng nuôi, sản xuất nguồn tôm giống chất lượng, thị trường tiêu thụ ổn định, thì việc ứng dụng các giải pháp kỹ thuật nuôi tôm, hạn chế ô nhiễm môi trường do chất thải từ ao, hồ nuôi là yếu tố cần thiết cho các vụ nuôi thành công.

Ao nuôi
Vệ sinh ao trước khi nuôi tôm thẻ chân trắng áp dụng công nghệ mới. Ảnh:baobinhthuan.com.vn

Theo các kỹ sư chăn nuôi, trong ao nuôi tôm chỉ có khoảng 23% lượng đạm có trong thức ăn được chuyển hóa thành sinh khối cho tôm; 40% hòa tan vào môi trường nước; còn lại 37% tích lũy vào nền đáy ao.

Qua đó cho thấy tầm quan trọng trong việc kích thích phát triển dòng vi sinh dị dưỡng trong ao nuôi, nhằm kiểm soát chất lượng nước, cố định chuyển hóa các loại protein thừa, chất thải thành các chuỗi protein trong vi sinh, tái chế thức ăn thừa, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn dư ấy.

ThS. Trương Hoàng Văn Khoa, Phó Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật & Dịch vụ nông nghiệp Hàm Thuận Nam đã tiến hành cải tiến thiết kế, kỹ thuật đưa ra “Giải pháp mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trong hệ thống ao lót bạt theo công nghệ Semi - Biofloc”, thích ứng thời tiết Bình Thuận, nâng cao hiệu quả nuôi tôm. Mô hình nuôi với quy trình 4 bước: thiết kế, bố trí cơ sở hạ tầng; chuẩn bị ao ương, ao nuôi; chọn giống thả; chăm sóc và quản lý.

Trong đó ao nuôi thường có diện tích 1.000- 2.000 m2, được lót kín bạt HDPE, có hệ thống sục khí đáy cũng như hệ thống nhà lưới che phủ từng ao vào mùa mưa, mùa khô. Nước biển bơm vào ao được xử lý bằng phương pháp hóa học diệt khuẩn các mầm bệnh. Đồng thời, người nuôi tiến hành gây màu trong ao, bằng cách sử dụng chế phẩm vi sinh Baru, bổ sung nguồn vi khuẩn có lợi ức chế các vi khuẩn có hại trong nước. Công thức gây màu theo quy trình công nghệ Semi - Biofloc.

Giải pháp trên được trung tâm triển khai thí điểm tại Trạm thực nghiệm sản xuất nước mặn xã Tiến Thành, kết quả khả quan. Giải pháp cũng được áp dụng ở thị trấn Phú Long (Hàm Thuận Bắc) nuôi tôm thẻ chân trắng trong ao bạt chìm diện tích 1.500 m2, hệ thống 4 giàn quạt chạy 24/24h, mật độ nuôi 120 con/m2. Cả hai địa điểm nuôi đều sử dụng giống tôm Post 12, thức ăn công nghiệp của Công ty CP, thử nghiệm Baru 3 lít/1.000 m3 nên chỉ thay nước và vệ sinh ao nuôi 3 ngày/lần.

Qua mô hình cho thấy môi trường ao nuôi đảm bảo nhiệt độ, pH nước, Oxy hòa tan, độ trong, độ kiềm phù hợp trong quá trình sinh trưởng của tôm. Điều quan trọng từ kết quả mô hình là môi trường ao nuôi luôn ổn định, các chỉ số vật lý, hóa học luôn được kiểm soát. Tôm nuôi có tốc độ phát triển rất nhanh, màu sắc đẹp, sức đề kháng cao, không xảy ra các loại bệnh. Sau 100 ngày tôm nuôi theo quy trình này đạt kích cỡ thương phẩm tốt, tỷ lệ sống cao lên đến 90% khi thu hoạch. Hiện nay mô hình đang được phổ biến tại huyện Tuy Phong, Hòa Thắng (Bắc Bình), Hàm Thuận Nam đem lại hiệu quả.

“Việc ứng dụng công nghệ Semi - Biofloc thông qua sử dụng chế phẩm vi sinh Baru giúp kiểm soát sự gia tăng của tảo, các chất khí độc hại khác; đẩy nhanh quá trình phân hủy chất hữu cơ trong bùn, nước ao nuôi. Người nuôi duy trì sử dụng Baru trong suốt quá trình nuôi giúp ổn định nước, nên không sử dụng kháng sinh, hóa chất cấm, giúp nâng cao sức khỏe, phòng bệnh cho tôm.

Đây là nét mới của giải pháp”, ThS. Trương Hoàng Văn Khoa chia sẻ. Thành công mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao khẳng định được hiệu quả về mặt kinh tế cũng như về vấn đề môi trường, dần mở ra hướng đi phù hợp, hướng tới phát triển nghề nuôi tôm bền vững cho nhiều địa phương trong tỉnh. Giải pháp trên của ThS. Trương Hoàng Văn Khoa đã đoạt giải khuyến khích tại Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Bình Thuận lần thứ IX.

Báo Bình Thuận
Đăng ngày 05/04/2023
T.Khoa
Nuôi trồng

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 11:27 05/11/2024

Sự căng thẳng ở tôm

Căng thẳng ở tôm là một vấn đề quan trọng mà bà con nuôi tôm cần nắm vững để bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất của đàn tôm. Khi bị căng thẳng, tôm sẽ yếu dần, dễ mắc bệnh và khó phát triển như mong muốn.

Tôm thẻ
• 10:11 05/11/2024

Thách thức dinh dưỡng trong nuôi tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi tôm phải đối mặt là vấn đề dinh dưỡng. Dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn quyết định đến sức khỏe, khả năng chống chịu bệnh tật và hiệu quả sản xuất. Việc đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng và cân đối trong suốt quá trình nuôi đòi hỏi sự am hiểu sâu rộng và sự quản lý khéo léo.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:54 04/11/2024

Oxy viên hỗ trợ ao nuôi tôm như thế nào?

Oxy viên là một sản phẩm được sử dụng khá phổ biến trong nuôi tôm, đặc biệt trong các hệ thống ao nuôi thâm canh và bán thâm canh. Sản phẩm này có vai trò cung cấp oxy trực tiếp vào nước ao nuôi, giúp tăng cường khả năng hô hấp của tôm và duy trì điều kiện môi trường thuận lợi cho quá trình sinh trưởng của chúng.

Tôm thẻ
• 10:44 04/11/2024

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 05:33 06/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 05:33 06/11/2024

Sự căng thẳng ở tôm

Căng thẳng ở tôm là một vấn đề quan trọng mà bà con nuôi tôm cần nắm vững để bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất của đàn tôm. Khi bị căng thẳng, tôm sẽ yếu dần, dễ mắc bệnh và khó phát triển như mong muốn.

Tôm thẻ
• 05:33 06/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 05:33 06/11/2024

Các loài không mong muốn xuất hiện trong ao nuôi ngày mưa

Những sinh vật này bao gồm các loại cá tạp, côn trùng, giáp xác không mong muốn và vi sinh vật có hại. Việc hiểu rõ những loài không mong muốn này cùng với tác hại và biện pháp kiểm soát sẽ giúp bà con nông dân duy trì môi trường nuôi tôm ổn định và hiệu quả.

Sinh vật phù du
• 05:33 06/11/2024
Some text some message..