Nuôi tôm trách nhiệm

Tại Bạc Liêu đã hình thành các tổ hợp tác nuôi tôm có trách nhiệm, áp dụng BMP (Better Management Practices - Thực hành quản lý tốt) hiệu quả.

tôm rừng
Mô hình nuôi tôm - rừng của THT 30/4

Được sự hỗ trợ của Dự án “Thúc đẩy chứng nhận và Quản lý bền thực hành nuôi tôm tốt hơn cho các hộ quy mô nhỏ tại Việt Nam” do Danida - Đan Mạch tài trợ, tại Bạc Liêu đã hình thành các tổ hợp tác (THT) nuôi tôm có trách nhiệm, áp dụng BMP (Better Management Practices - Thực hành quản lý tốt) hiệu quả.

Ý thức cộng đồng

Nhiều năm nay, đa số bà con nuôi thủy sản kết hợp (tôm - rừng) theo kiểu mạnh ai nấy làm. Hạn chế của hình thức này là thả giống, thu hoạch không tập trung. Khi có dịch bệnh thường khó khống chế. Trước thực tế đó, từ năm 2008 đến nay, các hộ nuôi tôm ở hai xã Vĩnh Hậu, Vĩnh Hậu A (huyện Hòa Bình) đã thành lập 5 THT mang lại hiệu quả thiết thực.

Điển hình như THT 30/4 ở ấp Thống Nhất, xã Vĩnh Hậu thành lập năm 2006 với 15 thành viên, SX khoảng 50 ha, trong đó 70% diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến kết hợp (tôm - rừng); 30% còn lại là nuôi công nghiệp. Ông Trần Quốc Tuấn, Tổ trưởng THT 30/4 cho biết: "Năm 2006, chúng tôi xem ti vi thấy Nhà nước có chính sách khuyến khích nông dân thành lập tổ đoàn kết. Từ đó, chúng tôi đã lập Tổ đoàn kết 30/4, sau này nâng lên thành THT".

THT nuôi tôm góp phần nâng cao tính cộng đồng trong SX, giúp bà con nông dân trao đổi kinh nghiệm, thả tôm theo khuyến cáo, thu hoạch cùng thời điểm… từ đó giảm thiểu rủi ro, nâng cao hiệu quả. THT 30/4 còn thành lập được quỹ với số tiền lên đến 60 triệu đồng. Quỹ cho các tổ viên vay khi gặp khó khăn về vốn SX với lãi suất 1%/tháng. Lãi suất này được góp lại vào quỹ chung để tổ chức sinh hoạt hàng tháng..

Ông Phạm Văn Phòng, chủ hộ tham gia THT 30/4 cho hay: "Trước đây tôi nuôi tôm bị lỗ hết vốn, ao hầm bị treo. Từ khi có THT 30/4, tôi xin vào thành viên và được vay vốn để mua tôm giống. Vụ đầu đã mang lại lợi nhuận cao cho gia đình, đồng thời trả hết nợ. Tôi đang mở rộng vùng nuôi tôm rừng lên 1,2 ha. Tham gia THT thì thả giống đồng loạt, làm giảm chi phí xét nghiệm tôm giống. Các xã viên bảo vệ thủy sản của nhau, hạn chế tình trạng thất thoát".

Áp dụng BMP

Tháng 2/2012 dự án nêu trên đã làm việc, hỗ trợ tư vấn, hướng dẫn kỹ thuật… cho các tổ hợp tác áp dụng BMP nhằm giúp họ nâng cao năng lực tổ nhóm, cải thiện năng suất, giảm thiểu dịch bệnh, gia tăng lợi nhuận nhưng vẫn đảm bảo việc bảo vệ môi trường sinh thái.

Ông Tuấn chia sẻ: "Kể từ khi có sự hỗ trợ của dự án, áp dụng BMP, hầu như các hộ nuôi trong THT 30/4 đều giảm thiểu sự xuất hiện của dịch bệnh, cải thiện tốc độ tăng trưởng, giảm bớt chi phí nuôi, cải thiện điều kiện môi trường nuôi, nâng cao được năng suất và sản phẩm đạt được những tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm…

Cụ thể, riêng hộ cá nhân tôi có diện tích nuôi tôm - rừng khoảng 2,6 ha, trước chỉ thu được 200 triệu đ/ha/năm thì con số này hiện tăng gấp đôi, đạt 400 triệu đ/ha/năm. Ngoài ra khi áp dụng BMP tôi còn ghi lại nhật ký nuôi hàng ngày để rút ra nhiều kinh nghiệm.

Hơn nữa đây là một điều kiện tiên quyết trong truy xuất tôm trên thị trường, sẽ giúp chúng tôi dễ dàng tiếp cận hơn đối với các chứng nhận quốc tế như ASC. Với chi phí thấp vì không cần thức ăn, tận dụng thiên nhiên, không dùng hóa chất, không tốn công chăm sóc nhưng sản phẩm thường có giá bán cao hơn 5 - 10% so với tôm SX thông thường…

Mô hình nuôi tôm có trách nhiệm đã mở ra hướng đi đầy triển vọng cho người dân vùng rừng ngập mặn".

Đến nay hình thức SX theo THT nuôi tôm có trách nhiệm đã được khẳng định hiệu quả, nâng cao tính cộng đồng trong SX.

Do đó thời gian qua, các ngành chức năng đã phối hợp cơ quan chuyên môn cùng địa phương khuyến khích, tạo mọi điều kiện để hình thức SX này tiếp tục được nhân rộng.

Đây cũng một trong những hình thức SX có thể chủ động ứng phó với tình hình biến đổi khí hậu và tình trạng tôm chết hàng loạt hiện nay.

Ông Ngô Tiến Chương, điều phối viên Chương trình Nuôi trồng thủy sản của WWF - Việt Nam cho biết: “WWF - Việt Nam đang phối hợp với Trung tâ KN-KN các tỉnh ĐBSCL triển khai mô hình nuôi tôm có trách nhiệm, hướng tới đạt chứng nhận quốc tế ASC.

Đồng thời nỗ lực xây dựng mối liên kết chuỗi từ THT đến DN để tạo cơ chế thu gom hiệu quả nhằm đảm bảo đầu ra ổn định cho người nuôi. Tuy nhiên, các THT cần phải liên kết để thu hoạch cùng lúc, điều này sẽ cải thiện được vấn đề về sản lượng và giảm chi phí thu gom, để tăng lợi nhuận tối đa”.

Báo Nông Nghiệp VN, 17/04/2014
Đăng ngày 18/04/2014
Lê Hoàng Vũ
Nuôi trồng

Khí độc NH4 gây hại gì cho tôm?

Nuôi tôm là một ngành kinh tế mũi nhọn tại Việt Nam, nhưng cũng đi kèm với nhiều thách thức. Trong đó, sự xuất hiện của khí độc NH4 (amoniac) là một trong những vấn đề đáng lo ngại nhất đối với các ao nuôi. NH4 không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển của tôm mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây thiệt hại kinh tế lớn nếu không được kiểm soát.

Khí độc ao tôm
• 10:47 20/01/2025

Giải pháp cải thiện hiệu quả nuôi hàu

Sản phẩm hàu Việt Nam đang được nhiều thị trường ưa chuộng, nhất là Trung Quốc và Đài Loan như Tép Bạc đã phản ánh qua bài “Thủy sản năm 2025 với cơ hội thị trường Trung Quốc”.

Hàu
• 08:00 19/01/2025

Giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1598/QĐ-TTg Phê duyệt Kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đánh bắt cá
• 10:40 17/01/2025

Bao lâu thì nên thay nước bể cá một lần?

Thay nước bể cá là một trong những công việc quan trọng để duy trì môi trường sống khỏe mạnh cho cá. Tuy nhiên, việc xác định thời gian và tần suất thay nước không phải lúc nào cũng đơn giản. Nếu thay nước quá thường xuyên hoặc không đúng cách, bạn có thể vô tình làm căng thẳng cá hoặc phá vỡ hệ sinh thái trong bể. Vậy bao lâu thì nên thay nước bể cá một lần?

Bể cá
• 10:00 17/01/2025

Quy hoạch cả nước có 36 cảng biển

Ngày 16/1/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký Quyết định số 140/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Cảng biển
• 17:28 20/01/2025

Khí độc NH4 gây hại gì cho tôm?

Nuôi tôm là một ngành kinh tế mũi nhọn tại Việt Nam, nhưng cũng đi kèm với nhiều thách thức. Trong đó, sự xuất hiện của khí độc NH4 (amoniac) là một trong những vấn đề đáng lo ngại nhất đối với các ao nuôi. NH4 không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển của tôm mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây thiệt hại kinh tế lớn nếu không được kiểm soát.

Khí độc ao tôm
• 17:28 20/01/2025

Thức ăn tự chế cho cá cảnh: Đơn giản và hiệu quả

Việc nuôi cá cảnh không chỉ là sở thích mà còn là một cách thư giãn, giúp kết nối con người với thiên nhiên. Một trong những yếu tố quan trọng nhất để nuôi cá cảnh khỏe mạnh chính là chế độ dinh dưỡng.

Cá cảnh
• 17:28 20/01/2025

Các giống tôm/cá chịu nhiệt, chịu mặn cao: Lựa chọn bền vững cho nuôi trồng thủy sản

Biến đổi khí hậu đang tác động mạnh mẽ đến môi trường sống của các loài thủy sản, đặc biệt là nhiệt độ tăng cao và hiện tượng xâm nhập mặn ngày càng phổ biến.

Khô hạn
• 17:28 20/01/2025

Bình Định: Sản lượng thủy sản năm 2024 tăng 2,7% (tăng 7.647,7 tấn) so với năm 2023

Trong năm 2024, tỉnh Bình Đinh tiếp tục tăng cường công tác nuôi trồng, khai thác thủy sản gắn với các biện pháp bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản; nhân rộng các mô hình nuôi tôm công nghệ cao tại một số địa phương ven biển.

Cá ngừ
• 17:28 20/01/2025
Some text some message..