Nuôi tôm trái vụ mang nặng rủi ro

Những năm qua, chủ trương ngắt vụ của ngành nông nghiệp nhằm giảm rủi ro trong nuôi tôm đã được đa số người nuôi tôm đồng tình, nghiêm chỉnh thực hiện và mang lại kết quả tốt.

Nuôi tôm trái vụ
Chỉ nên thả nuôi tôm từ đầu tháng 2 đến hết tháng 9 dương lịch trong năm để hạn chế dịch bệnh. Ảnh tepbac.com

 Tuy vậy, vẫn còn một bộ phận nhỏ người nuôi tôm không thực hiện đúng chỉ đạo, thả tôm trong điều kiện thời tiết không phù hợp khiến rủi ro dịch bệnh tăng cao, gây ra những hệ lụy khó lường cho chính người nuôi và cả cộng đồng.

Ngắt vụ trong nuôi tôm

Vụ tôm năm 2013, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo các địa phương chỉ nên thả nuôi tôm từ đầu tháng 2 đến hết tháng 9 dương lịch trong năm để hạn chế dịch bệnh, giảm thiểu rủi ro trong nuôi tôm. Trên cơ sở này, các địa phương sẽ căn cứ vào tình hình thời tiết, điều kiện thổ nhưỡng của từng vùng mà có chỉ đạo sản xuất phù hợp.

Tại Tiền Giang, UBND tỉnh đã ban hành chỉ thị 25/CT-UBND về việc áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh trên tôm sú, tôm thẻ chân trắng năm 2013; theo đó, kể từ ngày 01/10/2012 đến ngày 15/01/2013, tất cả các hộ nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng theo tất cả các hình thức nuôi có thả giống như quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh đều không được thả tôm giống trong thời gian này (thời gian ngắt vụ).

Theo ngành nông nghiệp, trong khoảng thời gian ngắt vụ nêu trên, điều kiện thời tiết không thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của tôm nuôi, bởi trong thời gian này chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm rất lớn, nhất là không có nguồn nước đủ độ mặn cần thiết để nuôi tôm. Ngược lại, những yếu tố bất lợi đối với tôm nuôi nói trên lại là điều kiện thích hợp cho mầm bệnh phát triển và góp phần tạo ra dịch bệnh cho tôm.

Bên cạnh đó, đây còn là thời điểm thu hoạch và cải tạo nền đáy ao của hầu hết các ao tôm, nên môi trường nước trên các sông, rạch thường bị ô nhiễm nặng và mầm bệnh luôn tồn tại ở mức cao. Do đó, nếu người nuôi tôm thả giống trong thời gian này thì bất cứ một sai sót nhỏ nào trong quá trình quản lý ao tôm đều có thể dẫn đến dịch bệnh phát sinh và lây lan, gây thiệt hại cho người nuôi tôm.

Quan trọng hơn, hành vi nuôi tôm trong thời gian ngắt vụ không chỉ ảnh hưởng đến chính cá nhân đó mà còn ảnh hưởng đến cả cộng đồng và ảnh hưởng xấu đến tính bền vững của cả vùng nuôi. Bởi khi mầm bệnh gặp điều kiện môi trường, thời tiết thuận lợi thì sẽ phát triển mạnh thành dịch, từ đó lây lan và gây thiệt hại nặng cho hàng loạt ao tôm khác thả giống trong thời gian sau đó.

Vụ nghịch chưa chắc giá cao

Qua các các buổi hội nghị về quản lý dịch bệnh trên tôm, nhiều bà con nông dân vẫn bày tỏ quan điểm nuôi tôm vụ nghịch sẽ bán tôm được giá cao, thu lợi nhuận lớn. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho biết, tôm nuôi hiện vẫn là mặt hàng cao cấp, chưa phải là mặt hàng sử dụng phổ biến trong bữa ăn hàng ngày của người tiêu dùng trong nước mà chủ yếu để chế biến xuất khẩu sang nước ngoài. Vì vậy, giá tôm trong nước không chỉ phụ thuộc vào sản lượng tôm trong nước mà còn phụ thuộc vào sản lượng tôm của nhiều nước sản xuất tôm lớn khác, phụ thuộc nhu cầu tiêu thụ các nước nhập khẩu và phụ thuộc vào giá tôm thế giới.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, tôm Việt Nam chủ yếu xuất khẩu, và Việt Nam cũng chỉ là một nước có thế mạnh về xuất khẩu tôm bên cạnh các nước sản xuất tôm lớn trên thế giới như: Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ… nên giá tôm trong nước bị ảnh hưởng bởi cung cầu tôm trên thị trường thế giới chứ không phải thị trường trong nước.

Năm ngoái, giá tôm ở mức cao dù ở vụ thuận, thậm chí có thời điểm cao hơn cả vụ nghịch mà nguyên nhân là do Thái Lan (nước sản xuất tôm lớn) bị ảnh hưởng của lũ lụt nên sản lượng tôm cung ứng cho thị trường thế giới giảm mạnh. Năm nay, sản lượng tôm thế giới tăng cao do Thái Lan, Ấn Độ, Nam Mỹ,… trúng mùa, trong khi nhu cầu tiêu thụ giảm do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế nên giá tôm thế giới cũng như trong nước giảm mạnh.

Hiện giá bán tôm sú loại 40 con/kg chỉ khoảng 120 ngàn đồng/kg, so với cùng kỳ năm ngoái thấp hơn tới 80 ngàn đồng/kg. Tuy nhiên, hiện giá thành nuôi tôm loại này đã lên tới 110 ngàn đồng/kg, tính ra người nuôi tôm chỉ còn lãi tối đa khoảng 50 triệu đồng/ha. Lãi thấp, rủi ro cao, nên nuôi tôm trái vụ năm nay chỉ làm giàu cho các đại lý bán thức ăn, thuốc thủy sản và tôm giống.

Nhiều hệ lụy khó lường

Thực tế cho thấy, những người nuôi tôm trái vụ rất ít thành công mà thường phải chuốc lấy những thiệt hại nặng. Tuy nhiên, những ao tôm bị bệnh, tôm chết giữa chừng thường ít người biết do chủ đầm tôm ngại nói ra, trong khi những ao tôm thành công thì ai cũng biết do tiếng lành đồn xa. Chính vì vậy mà hiện có một bộ phận nhỏ người nuôi tôm vẫn quyết tâm thả giống trái vụ.

Theo kết quả thống kê của Chi cục Thủy sản Tiền Giang, tỷ lệ thiệt hại đối với diện tích nuôi tôm trái vụ hàng năm rất cao, trung bình khoảng 30-40%; trong khi đó tỷ lệ thiệt hại bình quân cả năm của nghề nuôi tôm chỉ 10-15%. Cá biệt, năm 2012, tình hình dịch bệnh trong vụ tôm chính cũng khá cao (khoảng 30%) là do sự xuất hiện của hội chứng hoại tử gan tụy mà đến nay chưa xác định được tác nhân chính gây bệnh.

Thả tôm trái vụ tỷ lệ thất bại cao, theo Chi cục Thủy sản Tiền Giang, nguyên nhân có rất nhiều, trong đó đầu tiên phải kể đến là chất lượng con giống. Trong thời gian ngắt vụ, điều kiện khí hậu không thuận lợi cho hoạt động sản xuất giống, do đó chất lượng giống sản xuất ra khó đáp ứng cho nhu cầu nuôi, nhất là thời điểm điều kiện thời tiết không thuận lợi, nhưng nhiều người nuôi tôm vẫn bắt giống thả nuôi mà không quan tâm đến chất lượng tôm giống.

Hiện nay, hầu hết bà con nuôi tôm không có hệ thống ao lắng, xử lý nước thải hoặc tận dụng cả ao lắng để nuôi tôm, nên nước thải và bơm bùn đáy ao sau thu hoạch sẽ được bơm thẳng ra kênh rạch mà không qua xử lý đã làm cho hệ thống kênh rạch bị bồi lắng, môi trường nước tự nhiên bị ô nhiễm nghiêm trọng. Việc xả thải liên tục, không có thời gian ngắt vụ đồng loạt để môi trường được phục hồi sẽ dẫn đến tình trạng mầm bệnh tràn lan, ao nuôi nhanh lão hóa, nguồn nước trong hệ thống kênh rạch trở nên phú dưỡng, và đến thời điểm nào đó, môi trường sẽ bị suy thoái và nghề nuôi tôm vốn đã chịu nhiều rủi ro lại càng rủi ro hơn.

Tiếp theo, vấn đề rất quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả và sự bền vững của nghề nuôi tôm mà rất ít bà con chú trọng, đó là chất đất trong ao nuôi tôm. Theo các tài liệu khoa học, đất thường xuyên ngập mặn sẽ làm thay đổi tính chất vật lý và hóa học của đất, bởi hàm lượng Natri trong nước có độ mặn cao sẽ làm keo tụ, gắn kết đất thành cấu trúc cột khiến đất rất chặt, khó thoát nước và dễ nứt nẻ sâu khi phơi khô.

Do đó, khi phơi nền đáy ao nuôi tôm trong quá trình cải tạo ao, đất sẽ bị nứt sâu dẫn tới oxy dễ xâm nhập vào đất làm oxy hóa tầng sinh phèn và gây chua đất khi có nước. Hơn nữa, hàm lượng ion Natri trong nước mặn sẽ dễ bị hấp thu vào trong đất, từ đó các ion này sẽ đẩy các chất dinh dưỡng có lợi trong đất ra ngoài dẫn đến dễ bị rửa trôi, đó cũng là nguyên nhân gây nghèo kiệt dinh dưỡng của đất (hay còn gọi là chay đất) làm giảm hiệu quả nuôi tôm.

Nhận thức rõ những tác hại nêu trên, tại Hội nghị triển khai chỉ thị 25/CT-UBND trên địa bàn tỉnh Tiền Giang vừa qua, hầu hết người nuôi tôm đã đồng tình cao với chủ trương ngắt vụ nuôi tôm của ngành nông nghiệp, UBND tỉnh, và cho biết sẽ nghiêm chỉnh thực hiện cũng như vận động những người xung quanh cùng thực hiện chủ trương này. Tuy nhiên, bà con nuôi tôm vẫn còn băn khoăn về các biện pháp chế tài theo luật đối với những người nuôi tôm trái vụ do tính răn đe còn thấp, xử lý chưa triệt để dẫn đến tình trạng vi phạm chỉ thị vẫn còn tiếp diễn và ảnh hưởng xấu đến hiệu quả nuôi của cộng đồng nuôi tôm.

Trước thực trạng trên, để nghề nuôi tôm phát triển một cách bền vững thì chính người nuôi phải thấy rõ trách nhiệm của mình, phải nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh trên tôm, bảo vệ môi trường và tuân thủ khuyến cáo của các cơ quan chuyên môn về phòng trừ dịch bệnh. Bên cạnh đó, để cải tạo tốt môi trường ao nuôi cũng như tạo thêm nguồn thu nhập, bà con nuôi tôm có thể nuôi các đối tượng thủy sản khác như cua, cá trong thời gian ngắt vụ.

Bộ NN&PTNN
Đăng ngày 25/10/2012
THÀNH CÔNG
Nuôi trồng
Bình luận
avatar
avatar avatar
(>item.username<)

(>item.add_time*1000 | date:'y-M-d HH:mm:ss'<)

(>item.total_like<)

(>item.content<)

Giải pháp phòng ngừa EHP trong trại sản xuất tôm giống

EHP - bệnh vi bào từ trùng đang là mối quan tâm lớn đối với người nuôi tôm. EHP không gây chết cấp tính với tỉ lệ cao trong ao nuôi, tuy nhiên chúng ký sinh trong gan tụy tôm, sử dụng dinh dưỡng, năng lượng dự trữ trong gan tụy khiến tôm nuôi không đủ dinh dưỡng cho tăng trưởng và lột xác.

Elanco product
• 17:30 22/03/2023

"Điểm mặt" thủ phạm gây bệnh trên tôm

Nhóm sinh viên của, Trường Đại học Nha Trang vừa hoàn thành đề tài về gen độc và đánh giá tính kháng kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh trên tôm nuôi tại Khánh Hòa. Qua đó, khuyến cáo việc sử dụng kháng sinh đối với nuôi tôm hiện nay.

Thí nghiệm
• 16:05 04/01/2023

Tôm chậm lớn và cách khắc phục

Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh, nuôi công nghệ cao, nuôi siêu thâm canh…đang phát triển mạnh tại nhiều vùng nuôi tôm trọng điểm trong cả nước. Tuy nhiên, nhiều vùng nuôi, bà con đang gặp hiện tượng tôm nuôi chậm lớn. Vậy đâu là nguyên nhân và biện pháp khắc phục tình trạng tôm chậm lớn thế nào?

Làm sao để khắc phục tôm chậm lớn. Ảnh: Tép Bạc
• 09:00 10/11/2022

Bệnh EMS trên tôm và cách điều trị

Để thực hiện chiến lược phòng bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPND) hay hội chứng tôm chết sớm (EMS), người nuôi cần phải tạo ra môi một môi trường ao nuôi mà điều kiện trong ao không phù hợp để quần thể V. parahaemolyticus phát triển.

Làm sao để điều trị tôm bị EMS -Tôm chết hàng loạt. Ảnh: tincay.com
• 09:00 03/11/2022

Khởi nghiệp nuôi cá đặc sản tại huyện biên giới cho thu nhập cao

Mô hình khởi nghiệp nuôi cá lăng, cá chạch ao của anh Nguyễn Hoàng Anh Quốc ở xã Lộc Hiệp, huyện biên giới Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Cá heo
• 14:02 30/05/2023

Chất lượng ao nuôi tôm bị suy giảm do đâu?

Chất lượng ao nuôi tác động lớn đến sự tăng trưởng của con tôm. Vậy, nếu chất lượng ao nuôi tôm bị suy giảm do đâu? Tép Bạc sẽ giúp bạn đi tìm câu trả lời thông qua bài viết dưới đây nhé!

Ao tôm
• 10:45 29/05/2023

Cà Mau: Ứng dụng nuôi công nghệ cao tôm sú con nào cũng to khỏe

Dự án “Phát triển quy trình sản xuất giống tôm sú (Penaeus monodon) theo công nghệ Biofloc tại tỉnh Cà Mau” được thực hiện từ tháng 7/2020 đến tháng 7/2021 và gia hạn đến tháng 7/2022, do Sở Khoa học và Công nghệ triển khai tại 3 huyện: Ngọc Hiển, Năm Căn và Phú Tân đã mang lại kết quả rất khả quan.

Kỹ sư
• 11:33 28/05/2023

Một số lưu ý khi nuôi thương phẩm sá sùng tại Bình Định

Sá sùng có tên gọi khác là sa trùng, là một loài hải sản họ Sipuncula (họ sá sùng), là loại thực phẩm dinh dưỡng cao, được ví là nhân sâm của biển.

Sá sùng
• 10:49 27/05/2023

Sức đề kháng tôm nuôi suy giảm theo giá bán

Do giá bán giảm, chủ ao tiết kiệm chi phí đầu vào và điều kiện chăm sóc khiến tôm nuôi giảm sức đề kháng, từ đó dễ mắc bệnh thường gặp.

Ao nuôi
• 00:40 31/05/2023

Ăn trứng cá sấu hỏa tiễn nặng 10kg, 6 người nhập viện

Sau ba giờ ăn trứng cá sấu hỏa tiễn, 6 người đàn ông ở Hòa Bình có biểu hiện đau bụng, nôn, tiêu chảy, phải nhập viện cấp cứu.

Cá sấu hỏa tiễn
• 00:40 31/05/2023

Khởi nghiệp nuôi cá đặc sản tại huyện biên giới cho thu nhập cao

Mô hình khởi nghiệp nuôi cá lăng, cá chạch ao của anh Nguyễn Hoàng Anh Quốc ở xã Lộc Hiệp, huyện biên giới Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Cá heo
• 00:40 31/05/2023

Nhơn Hải bắt sao biển gai và dọn rác dưới đáy biển

Sáng ngày 24.5, Tổ bảo vệ san hô xã Nhơn Hải đã tổ chức bắt sao biển gai và dọn rác dưới biển tại khu vực biển Hòn Khô nhỏ (xã Nhơn Hải).

Bắt sao biển gai
• 00:40 31/05/2023

8 loại bệnh thường gặp ở tôm thẻ chân trắng (Phần cuối)

Tôm thẻ chân trắng là loại thủy sản được nuôi nhiều ở các tỉnh nước ta mang lại lợi nhuận kinh tế cao. Tuy nhiên, trước tình hình dịch bệnh xuất hiện, khiến con tôm thẻ bị chết nhiều ảnh hưởng đến năng suất nuôi trồng của bà con.

Tôm thẻ
• 00:40 31/05/2023