Nuôi tôm trong hệ thống siêu mặn hạn chế thay nước

Nuôi tôm ở các vùng bán khô hạn như Tây Bắc Mexico phải đối mặt với tỷ lệ bốc hơi cao, độ mặn cao và các điều kiện khó khăn để giảm việc thay nước nhằm tăng an toàn sinh học và hiệu quả sản xuất.

Nuôi tôm trong hệ thống siêu mặn hạn chế thay nước
Nguồn ảnh: eurofishmagazine

Những nghiên cứu trước đây đã báo cáo rằng sản lượng tôm không giảm khi giảm thay nước trong các điều kiện môi trường có tỉ lệ bốc hơi và độ mặn cao hệ thống bán thâm canh ở Tây Bắc Mexico. Bang Baja California Sur (BCS) nằm trong vùng này, sản xuất tôm thâm canh phụ thuộc vào sục khí ban đêm và thay nước biển ít nhất 20% mỗi ngày - điều này dựa trên lịch trình và không dựa vào việc theo dõi chất lượng nước ao.

Các nghiên cứu trước cũng cho thấy độ mặn cao có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự tăng trưởng của tôm, do đó nhóm nhà khoa học Mexico đã thử nghiệm khả năng sinh lý chống chịu độ mặn của tôm thẻ chân trắng Thái Bình Dương (Litopenaeus vannamei) khi nuôi trong hệ thống quang dị dưỡng ở độ mặn cao.

Hệ thống quang dị dưỡng (còn được gọi là semi-biofloc hoặc green-floc) trong điều kiện bán khô cằn. Mục tiêu là tận dụng lợi thế của quá trình quang dưỡng và quang dị dưỡng bằng cách duy trì hệ thống hạt hoạt tính trong dòng nước thông qua sục khí liên tục. Điều này cho phép việc thay nước tối thiểu hoặc không thay nước, nhưng vẫn có độ ổn định hệ thống và tái chế chất dinh dưỡng hiệu quả.

Đánh giá tiềm năng sản xuất tôm thẻ trong các ao siêu mặn với các điều kiện quang dị dưỡng và hạn chế thay nước

Thiết lập thử nghiệm

Các nhà khoa học đã sử dụng sáu ao diện tích 1.000 m2, sâu 1,35 mét, ao lót bạt chứa đầy nước biển (độ mặn 37 gram/Lít). Mười bốn ngày trước khi thả giống, ao được bón phân hàng ngày với hỗn hợp thương mại nitrat (15%), oxit silic (3,5%) và natri (25%), với tỷ lệ 5 kg/ha, và hỗn hợp probiotic thương mại được thêm vào mỗi ao để thúc đẩy một phức hợp vi sinh vật dị dưỡng, bổ sung hàng ngày trong tuần đầu tiên và 2 lần/ tuần cho đến khi kết thúc nghiên cứu.

Tôm giống L.vannamei (PL14) được thả mật độ 120 con/ m2 trong ao. Tôm được cho ăn thức ăn thương mại (35% protein thô) với khẩu phần ăn 4 lần/ngày. Tỷ lệ thức ăn ban đầu là 10% tổng sinh khối và dần dần giảm xuống còn 2% vào cuối nghiên cứu.

Trong quá trình nghiên cứu ao nuôi không có sự thay nước, nhưng được bổ sung nước biển hàng tuần là 1,6 %/ngày/ao được thực hiện sau tháng nuôi đầu tiên, để bù cho sự bốc hơi và duy trì độ mặn. Máy sục khí liên tục 24 giờ một ngày với tốc độ tương đương với 20 HP/ha trong 30 ngày đầu tiên và tăng lên 40 HP/ha trong thời gian còn lại của nghiên cứu. Nhiệt độ (T), oxy hòa tan (DO), pH và độ mặn (S) được đo thường xuyên và amoniac, nitrat, nitrit, phosphate và kiềm được đo mỗi tuần một lần. Các mẫu nước được thu thập để đo lượng chất rắn trầm tích (SS).

Kết quả

Sử dụng mô hình ngẫu nhiên (độ tin cậy 95%), trọng lượng tôm cuối cùng được ước tính thay đổi từ 12,36 đến 14,49 gram (trung bình = 13,33 gram) và tỷ lệ sống dao động từ 78,7 đến 89,8% với tỉ lệ sống trung bình là 84,2%. Theo mô hình, nhiệt độ, trọng lượng cuối cùng của tôm và oxy hòa tan là những yếu tố quan trọng nhất gây ra sự thay đổi trong sản lượng tôm.

Việc giảm thay nước là điều mong muốn trong nuôi tôm, không chỉ đảm bảo an toàn sinh học và giảm chi phí, mà còn vì lượng nước sử dụng để sản xuất một kg tôm là một dấu hiệu tốt về hiệu quả của hệ thống này. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng trung bình 2,3 m3 nước biển/kg tôm, một mức thấp đáng kể khi xem xét tốc độ bay hơi trung bình 10 mm của ao tôm mỗi ngày do nhiệt độ cao, khí hậu khô và bức xạ mặt trời cao.

Trong điều kiện độ mặn cao, chi phí năng lượng cho chuyển hóa thường xuyên ở tôm dự kiến ​​sẽ tăng lên, do đó, tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR) trung bình trong thử nghiệm này (1,52) là không bất ngờ. Việc thay nước tối thiểu và sục khí cơ học liên tục mà chúng tôi sử dụng trong hệ thống quang dị dưỡng đã kích thích sự phát triển của cộng đồng vi khuẩn giúp làm giảm chất hữu cơ và các chất thải khác.

Tỷ lệ sống của tôm biển nuôi ở độ mặn thấp có thể thay đổi và bị ảnh hưởng bởi thành phần ion của nước và các yếu tố khác, nhưng tỷ lệ sống của tôm trong nghiên cứu là như nhau đối với cả hai điều kiện và không khác biệt đáng kể giữa các điều kiện trong thử nghiệm này. Tôm L. vannamei đã cho thấy khả năng thích nghi và khả năng chịu đựng đáng kể với các độ mặn khác nhau, và tăng trưởng đầy đủ có thể đạt được giữa độ mặn 25 và 45 gram/lít.

Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trong các ao siêu mặn với các điều kiện quang dị dưỡng và hạn chế thay nước với hiệu quả bước đầu là các động lực cho ngành nuôi tôm ở những vùng nuôi tôm thâm canh độ mặn và nhiệt độ cao. Dựa trên mô hình, có 95% sự tin tưởng rằng hệ thống này có thể sản xuất từ ​​12,1 đến 14,7 tấn tôm/ha (trung bình = 13,2 tấn/ha).

Kết quả của các nhà khoa học cho thấy hệ số tăng trưởng có tỷ lệ nghịch với nhiệt độ nước, oxy hòa tan cao giúp giảm tỷ lệ chết giảm và cũng cho thấy ảnh hưởng tích cực của nhiệt độ cao đối với sự tăng trưởng sớm của tôm. Nhưng tác động tích cực sớm của nhiệt độ này có xu hướng giảm đi và tác động của sự thay đổi đến việc tăng trọng lượng và oxy hòa tan tăng lên khi thời gian nuôi cấy được tiến hành. Và vào cuối nghiên cứu, các thay đổi sản lượng chủ yếu được giải thích bởi sự thay đổi ngẫu nhiên trong trọng lượng tôm cuối cùng được xác định trong các ao, và bởi sự khác biệt trong quần thể còn sống dựa trên ảnh hưởng của oxy hòa tan đến tỷ lệ chết.

Mô hình sản xuất tôm thẻ trong các ao siêu mặn với các điều kiện quang dị dưỡng và hạn chế thay nước cung cấp được tôm thương mại trong mười lăm tuần, điều này cho thấy rằng có thể sản xuất hai vụ tôm mỗi năm, một lựa chọn thay thế thú vị cho các nhà sản xuất tôm ở Tây Bắc Mexico. Việc tái chế các chất dinh dưỡng từ quang dị dưỡng đã góp phần thu được kết quả hứa hẹn và duy trì chất lượng nước đầy đủ trong hệ thống.

Dựa trên kết quả nghiên cứu, các nhà khoa học kết luận rằng việc sử dụng hệ thống siêu mặn (37 đến 45 gram/Lít) để nuôi tôm với việc hạn chế thay nước tạo ra trọng lượng cuối cùng, tỷ lệ sống, năng suất và FCR tương đương với hệ thống nuôi tôm biển hoặc nước lợ.

Đăng ngày 13/09/2018
TCTS Lược dịch GAA
Kỹ thuật

Sử dụng men vi sinh để trị bệnh cho tôm

Một trong những giải pháp đang ngày càng được nhiều người nuôi tôm áp dụng để kiểm soát và điều trị bệnh chính là sử dụng men vi sinh. Men vi sinh không chỉ giúp cải thiện chất lượng nước mà còn hỗ trợ tôm khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng và phòng ngừa các bệnh thường gặp. Việc áp dụng men vi sinh đúng cách có thể mang lại hiệu quả lâu dài, giúp người nuôi tôm bảo vệ đàn tôm khỏi bệnh tật và nâng cao năng suất nuôi trồng.

Men vi sinh
• 11:38 02/12/2024

Cách tăng cường hoạt tính của các Enzyme tiêu hóa

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm chính là hệ tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôm cũng có đủ enzym tiêu hóa hoặc enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Sau đây là một số cách tăng cường hoạt tính của các Enzym tiêu hóa cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:58 29/11/2024

Giải thích cơ chế cắt tảo ao nuôi bằng vi sinh

Trong quá trình nuôi tôm, sự xuất hiện và phát triển quá mức của các loại tảo độc như tảo lam, tảo giáp hay tảo mắt,… luôn là một thách thức lớn đối với người dân.

Ao nuôi
• 11:44 28/11/2024

Bản chất pH ao nuôi tôm và cách xử lý

Các kỹ sư thường tư vấn bà con việc kiểm tra pH đều đặn ngày 2 lần. Tuy nhiên nếu kiểm soát được môi trường tốt, nuôi được tảo có lợi chiếm ưu thế thì pH ao tôm sẽ được ổn định và hạn chế dao động. Việc hiểu bản chất sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và điều chỉnh pH theo ý muốn của mình được dễ dàng.

pH ao nuôi tôm
• 10:04 27/11/2024

Tạo thói quen kiểm tra môi trường nước nuôi tôm thường xuyên

Môi trường nước ổn định và sạch sẽ giúp tôm sinh trưởng khỏe mạnh, hạn chế dịch bệnh và mang lại sản phẩm chất lượng cao. Ngược lại, môi trường nước bị ô nhiễm hoặc không đạt chuẩn có thể gây hại cho sức khỏe của tôm, thậm chí làm suy giảm năng suất hoặc dẫn đến thất thoát toàn bộ vụ mùa.

Thăm nhá tôm
• 04:10 03/12/2024

Sử dụng men vi sinh để trị bệnh cho tôm

Một trong những giải pháp đang ngày càng được nhiều người nuôi tôm áp dụng để kiểm soát và điều trị bệnh chính là sử dụng men vi sinh. Men vi sinh không chỉ giúp cải thiện chất lượng nước mà còn hỗ trợ tôm khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng và phòng ngừa các bệnh thường gặp. Việc áp dụng men vi sinh đúng cách có thể mang lại hiệu quả lâu dài, giúp người nuôi tôm bảo vệ đàn tôm khỏi bệnh tật và nâng cao năng suất nuôi trồng.

Men vi sinh
• 04:10 03/12/2024

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 04:10 03/12/2024

Cách tăng cường hoạt tính của các Enzyme tiêu hóa

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm chính là hệ tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôm cũng có đủ enzym tiêu hóa hoặc enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Sau đây là một số cách tăng cường hoạt tính của các Enzym tiêu hóa cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 04:10 03/12/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 04:10 03/12/2024
Some text some message..