Nuôi tôm trong nhà kính vẫn ẩn chứa nguy cơ dịch bệnh

Nuôi trong nhà kính không đảm bảo rằng tôm nuôi sẽ an toàn với dịch bệnh.

Nuôi tôm trong nhà kính.
Mô hình nuôi tôm trong nhà kính. Ảnh: Việt Úc

Nuôi trong nhà kính không đảm bảo rằng tôm nuôi sẽ không bị nhiễm bệnh

Những năm gần đây, ngành công nghiệp tôm đã trải qua sự ảnh hưởng kinh tế nghiêm trọng từ sự bùng phát ngày càng nguy hiểm của các loại dịch bệnh. Một số loại phổ biến như: hội chứng tôm chết sớm (EMS) hay bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) gây ra bởi Vibrio parahaemolyticus nằm ở bao tử tôm và tiết ra các độc tốt làm bong tróc mảng lớn tế bào; bệnh vi bào tử trùng EHP do vi bào tử trùng microsporidia thuộc chi Enterocytozoon, tỉ lệ chết thấp nhưng làm tôm chậm phát triển; ngoài ra còn có một số dịch bệnh đã quen thuộc như bệnh đốm trắng (WSSV); hội chứng Taura (TSV); bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan lập biểu mô (IHHVN) và bệnh đầu vàng (YHV).

Vì sự bùng phát dịch ngày càng nghiêm trọng và có sức ảnh hưởng rộng rãi từ các ao đơn lẻ đến cà vùng nuôi nên các biện pháp an toàn sinh học ngày càng được chú trọng hơn: như trữ và xử lí tốt nguồn nước cấp, nước cũng được xử lí trước khi xả ra môi trường, hạn chế sự ra vào và dùng riêng các dụng cụ ở từng ao để hạn chế sự lây lan hay mang mầm bệnh vào ao nuôi, ngoài ra còn nuôi tôm có nguồn gốc được kiểm dịch trước khi thả nuôi, tôm SPF (tôm sạch bệnh),… nhưng mầm bệnh vẫn có thể lây lan qua đường trên không như hạt nước, chim, côn trùng,… Vì thế hình thức nuôi trong nhà kính ra đời, ao tôm tách biệt với môi trường ngoài, môi trường nuôi được kiểm soát chặt chẽ, các giai đoạn nuôi cũng được chia nhỏ để quản lí và đảm bảo an toàn. 

Tuy nhiên, liệu mô hình nuôi trong nhà kính có đảm bảo rằng tôm nuôi sẽ không bị nhiễm bệnh?

Các nhà khoa học đã tiến hành điều tra về các dịch bệnh phổ biến hiện nay có thể gây cảm nhiễm ở tôm nuôi trong nhà kính. Các ao nuôi tôm có diện tích 600m2, độ sâu là 1m được kiểm soát nghiêm ngặt ở từng khâu, đảm bảo chất lượng quản lí trong quá trình nuôi và đã chứng minh là hiệu quả cao.

Vật liệu và phương pháp thí nghiệm

Mẫu vật tôm

Tổng cộng có 360 mẫu tôm được thu thập từ 20 ao trong nhà kính từ ngày 7 – 14 tháng 9 năm 2016. Mỗi ao sẽ lấy ngẫu nhiên 20 cá thể tôm, tôm sẽ được đo kích thước và đông lạnh. Có 3 cá thể tôm trên một ao sẽ được mang đi kiểm tra siêu cấu trúc. Mẫu tôm còn lại sẽ được chia thành nhóm tôm khỏe và tôm chậm lớn (dựa theo bảng theo dõi và đánh giá của người nuôi).

Các phương pháp dùng để phân tích gồm: sử dụng kính hiển vi, phân tích axit nucletic, PCR, RT-PCR và kiểm tra thống kê.

Kết quả

Kiểm tra siêu cấu trúc

Dùng kiểm tra TEM (kính hiển vi điện tử truyền qua) để phân tích vi cấu trúc của tôm chậm lớn không thấy rõ sự thay đổi của tế bào trong các tế bào biểu mô hình ống của gan tụy, ngoại trừ sự hiện diện của EHP xung quanh tế bào chất. Số lượng lớn EHP được tìm thấy trong tế bào biểu mô hình ống của gan tụy.

Phân tích PCR

Trong 6 bệnh phổ biến thì kiểm tra cho thấy EHP có xuất hiện ở tôm chậm lớn trong nghiên cứu này. 

Tỷ lệ tôm chậm lớn dương tính với EHP trong bước đầu là 12%, đối với tôm khỏe tỷ lệ này là 0%. Ngoài ra, tôm cũng cảm nhiễm với các dịch bệnh như IHHNV, AHPND.

Mối quan hệ giữa mầm bệnh với chiều dài cơ thể, trọng lượng thân và tỉ lệ trọng lượng thân trên chiều dài cơ thể

Chiều dài thân và trọng lượng của nhóm không nhiễm bệnh cao hơn hẵn nhóm bị nhiễm. 

Thảo luận

Qua nghiên cứu chúng ta có thể thấy, trong 6 loại dịch bệnh phổ biến thì tôm nuôi trong nhà kính có thể cảm nhiễm với 3 loại là EHP, IHHNV và AHPND. Trong đó, cảm nhiễm cao nhất là EHP, sự lây lan nhanh cả theo chiều ngang và chiều dọc khiến cho sự kiểm soát trở nên khó khăn hơn (tỷ lệ nhiễm lên đến 54,4% trong thí nghiệm này). EHP làm tôm chậm lớn nên ảnh hưởng lớn đến kinh tế người nuôi. Tuy vậy, EHP vẫn được đánh giá là không quá nghiêm trọng bởi vì tỉ lệ chết gây ra không cao bằng AHPND.

Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng dù nuôi trong nhà kính với các khâu riêng biệt và sử dụng các biện pháp an toàn sinh học thì các ao tôm vẫn có nguy cơ nhiễm các dịch bệnh phổ biến, đặc biệt là ba bệnh EHP, IHHNV và AHPND. Dù vậy vì được nuôi trong nhà kính nên khả năng phản ứng kịp thời cùng các biện pháp an toàn sẽ được thực hiện ngay, các ao sẽ được nuôi tách biệt và sẽ không gây lây nhiễm giữa các ao với nhau như nuôi trong ao đất. Điều này càng chứng minh sự hiệu quả của nuôi ao trong nhà kính mang lại.

Đăng ngày 31/08/2020
Triệu
Kỹ thuật

Khoáng K3 - Khoáng chất tự nhiên cho tôm nuôi

Công ty K3 là doanh nghiệp chuyên môn hóa sản xuất và cung cấp khoáng chất có nguồn tự nhiên cho nuôi tôm, với mục tiêu là đem đến cho người nuôi những sản phẩm khoáng chất lượng hàng đầu.

Khoáng trong nuôi tôm
• 10:42 08/09/2023

Giá thức ăn tôm tăng đến 44.000 đồng/kg, người nuôi điêu đứng

Nông dân các tỉnh ven biển miền Tây đang trong vụ nuôi tôm nhưng giá thức ăn cao chót vót, trong khi giá tôm giảm sâu nên bị lỗ, may ra huề vốn.

thức ăn tôm
• 10:07 06/07/2023

Ông Châu tâm huyết với nghề nuôi tôm công nghệ cao

Nhờ nắm bắt được thông tin về công nghệ mới trong nuôi tôm, ông Nguyễn Ngọc Châu (67 tuổi, xã Cát Minh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) đã nhanh chóng tiếp cận và mạnh dạn đầu tư. Đến nay, với thâm niên nghề nuôi tôm thẻ chân trắng gần 13 năm, ông đầu tư 3 ha ao nuôi áp dụng công nghệ Semi - Biofloc, gắn hệ thống đèn led trong các ao nuôi, thiết lập hệ thống máy móc hỗ trợ…

Hệ thống ao nuôi của ông Châu
• 09:49 03/07/2023

Vietshrimp 2023 đang diễn ra tại Cần Thơ

Hội chợ Triển lãm Quốc tế Công nghệ ngành tôm Việt Nam lần thứ 4 (VietShrimp 2023) đang diễn ra tại Cần Thơ.

vietshrimp 2023
• 18:12 12/04/2023

Biện pháp hạ phèn hiệu quả nhanh chóng

Chắc chắn rằng việc ao nuôi bị nhiễm phèn không còn là điều quá xa lạ đối với những người nuôi trồng thủy sản. Phèn xuất hiện trong ao nuôi tôm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất và sản lượng của vụ nuôi.

Ao nuôi tôm bị nhiễm phèn
• 10:27 28/03/2024

Tôm đang trong ao bị thối đuôi: Nguyên nhân và cách điều trị

Tôm bị thối đuôi là một trong những bệnh nguy hiểm thường gặp ở tôm, đặc biệt là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Bệnh có thể gây ra tỷ lệ tử vong cao, ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ thương phẩm
• 09:57 28/03/2024

Làm thế nào để hạn chế ốc đinh ao tôm

Ốc đinh hay còn gọi là ốc hút, có kích thước nhỏ bé chỉ từ 1cm đến 2cm. Chúng sở hữu hình dạng xoắn ốc độc đáo và thường sinh sống ở những khu vực nuôi tôm, cạnh tranh thức ăn với tôm. Vậy làm thế nào để hạn chế loài ốc này, cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!.

Ốc đinh
• 10:06 27/03/2024

Sử dụng thuốc cho gan và hệ tiêu hóa tôm hiệu quả

Để tôm có thể phát triển khỏe mạnh, sức đề kháng và hấp thu tốt, người nuôi thường sử dụng các loại thuốc thủy sản giúp hỗ trợ cũng như điều trị cho tôm. Gan và hệ tiêu hóa là hai bộ phận gần như được quan tâm nhất khi nhắc đến các chất dinh dưỡng bổ sung cho tôm. Hôm nay hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu sâu hơn về chúng nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 09:00 26/03/2024

Bạc Liêu: Tiến độ xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm

Tép Bạc đã phản ánh, năm 2023, tỉnh Bạc Liêu đứng đầu cả nước về sản lượng tôm nước lợ và kim ngạch xuất khẩu nhờ phát triển nuôi siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao. Bạn đọc muốn biết thêm tiến độ đầu tư xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm nổi tiếng ở Bạc Liêu nên xin cung cấp thêm thông tin.

Khu nuôi tôm công nghệ cao
• 20:42 28/03/2024

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 20:42 28/03/2024

Như thế nào để tôm được vận chuyển đúng cách?

Tôm cũng giống như các hàng hóa khác, phân loại theo nhu cầu của khách hàng mà được vận chuyển đến các nơi khác nhau, với hai giai đoạn cơ bản như tôm giống được vận chuyển từ các trại giống đến ao nuôi và tôm thương phẩm được vận chuyển đến các chợ đầu mối, nhà máy chế biến. Vậy cách nào để có thể vận chuyển chúng một cách an toàn, tiết kiệm mà vẫn hiệu quả nhất? Hãy cùng tìm hiểu dưới đây nhé!

Tôm đông lạnh
• 20:42 28/03/2024

Biện pháp hạ phèn hiệu quả nhanh chóng

Chắc chắn rằng việc ao nuôi bị nhiễm phèn không còn là điều quá xa lạ đối với những người nuôi trồng thủy sản. Phèn xuất hiện trong ao nuôi tôm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất và sản lượng của vụ nuôi.

Ao nuôi tôm bị nhiễm phèn
• 20:42 28/03/2024

Tôm đang trong ao bị thối đuôi: Nguyên nhân và cách điều trị

Tôm bị thối đuôi là một trong những bệnh nguy hiểm thường gặp ở tôm, đặc biệt là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Bệnh có thể gây ra tỷ lệ tử vong cao, ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ thương phẩm
• 20:42 28/03/2024