Nuôi tôm vụ hè: Sản lượng thấp, nhiều hộ thua lỗ

Qua thống kê, đến nay có khoảng 70% diện tích đã thu hoạch, hều hết đều thua lỗ và hòa vốn, số hộ lãi chỉ “đến trên đầu ngón tay”.

Nuôi tôm vụ hè: Sản lượng thấp, nhiều hộ thua lỗ
Người dân Phong Hải thu hoạch tôm

Thua lỗ vì nắng nóng

Ông Nguyễn Tr.  (thôn Hải Đông, xã Phong Hải) và nhiều hộ không đành bỏ hoang ao hồ vì sợ lãng phí và nóng lòng lo trả nợ vay ngân hàng nên “đánh liều” nuôi tôm trên cát vụ hè. Ông Tr. thừa biết việc nuôi tôm vụ hè tỉ lệ thua lỗ rất cao nhưng vẫn cố nuôi. 

Khi xuống giống cũng là thời điểm nắng nóng gay gắt diễn ra, mặc dù ông Tr. sử dụng nhiều biện pháp thay nước, dàn quạt tạo ô xi hoạt động liên tục nhưng nguồn nước trong hồ vẫn rất nóng so với môi trường phát triển bình thường. Gần một nửa số tôm giống không thể thích nghi nguồn nước nhiệt độ cao đã bị chết, số còn lại tuy “sống sót” nhưng chậm sinh trưởng. Thông thường, mỗi vụ nuôi chỉ trung bình 4 tháng cho thu hoạch, nhưng vụ hè này kéo dài đến 5 tháng.

Thời gian nuôi kéo dài song kích cỡ tôm vẫn nhỏ, bình quân từ 100 - 120 con/kg, loại tôm 60 - 70 con/kg rất ít, hầu như không có loại 30 con/kg như các vụ nuôi khác. Kích cỡ tôm nhỏ, cộng với thị trường tiêu thụ mùa hè không mạnh nên giá tôm rất thấp, loại 100 - 120 con/kg chỉ có giá 100 -120 ngàn đồng. Ông Tr. nhẩm tính: “Vụ hè này, tui thả nuôi 2 hồ, mỗi hồ rộng 3.000m2, cách đây một tuần, các hồ đều cho thu hoạch, mỗi hồ đạt 2 tấn, thu được trên 400 triệu đồng, trong khi đó mọi chi phí con giống, thức ăn, thuốc men, điện nước… hết 800 triệu đồng. Như vậy, bị lỗ khoảng 400 triệu đồng”.

Ông Võ T. ở thôn Hải Thế, xã Phong Hải nuôi 2 hồ cũng chỉ đạt chừng 6 tấn, một phần vì tỷ lệ chết cao, phần do kích cỡ tôm quá nhỏ. Số tôm chết chủ yếu do nước trong hồ nuôi nóng, số còn lại chậm sinh trưởng nên sản lượng đạt rất thấp. Tuy nhiên, so với nhiều hộ nuôi, hộ ông T. may mắn hơn, đạt 6 tấn, thu gần 700 triệu đồng, chỉ lỗ khoảng 100 triệu đồng.

Chủ tịch UBND xã Điền Hòa, ông Nguyễn Đăng Phúc cho hay, mặc dù địa phương đã khuyến cáo nhưng vụ hè này vẫn có một số hộ nuôi tôm chân trắng trên cát, bất chấp thời tiết nắng nóng, bất lợi. Mới đây, các hộ đều thu hoạch đại trà, trong số 10 hộ nuôi chỉ có 2 hộ có lãi nhưng rất ít, còn lại thua lỗ và hòa vốn.

Thấp thỏm chờ đợinuôi tôm, vụ tôm 2019, giá tôm, giá tôm thẻ, nuôi tôm Thừa Thiên Huế

Chăm sóc hồ tôm, chờ ngày thu hoạch với hy vọng có lãi

Khu vực Ngũ Điền còn lại chừng 30% diện tích ao hồ chưa thu hoạch và có khả năng lãi nếu từ nay đến khi thu tôm không xảy ra dịch bệnh. Các ao hồ nuôi này cũng kéo dài 5 tháng, nhưng qua kiểm tra, tỷ lệ tôm chết do nắng nóng thấp so với nhiều ao hồ khác, quá trình nuôi đến thời điểm này chưa xảy ra dịch bệnh. 

Ông Võ Nh. (thôn Hải Thế, xã Phong Hải) nuôi 2 hồ rộng 3.0002/hồ, đến nay tôm vẫn “ổn”. Quá trình nuôi không xảy ra dịch bệnh, tỷ lệ tôm chết rất thấp song tôm chậm phát triển, sản lượng đạt sẽ không cao. Qua kiểm tra, cả hai ao hồ ước sản lượng 5 tấn/hồ, chủ yếu các loại tôm có kích cỡ 70 - 80 con/kg và 100 -120 con/kg.

Tuy nhiên, ông Nh. vẫn tỏ ra lo lắng. Từ nay đến khi thu hoạch còn chừng 10 ngày nữa, tôm nuôi vẫn còn đối diện với thời tiết rất phức tạp, ngày nắng nóng, chiều mưa dông khiến nguồn nước, môi trường thay đổi đột ngột, nguy cơ dịch bệnh, tôm chết rất cao. Những ngày này, ông Nh. và các hộ nuôi thường xuyên theo dõi nhiệt độ, môi trường trong ao nuôi để có sự điều chỉnh phù hợp.

Ông Võ Ng. (thôn Hải Thế, xã Phong Hải) cho rằng, nếu từ nay đến khi thu hoạch không xảy ra dịch bệnh thì “cầm chắc” có lãi. Tuy nhiên, do sản lượng, kích cỡ tôm không lớn như các vụ khác nên lãi sẽ không cao. Với ao hồ nuôi rộng 3.000m2 đạt 5 tấn có thể thu được khoảng 600 triệu đồng, trừ các loại chi phí chỉ lãi chừng 200 triệu đồng, trong khi các vụ khác trong năm có thể đạt 8-9 tấn, lãi 500-600 triệu đồng.

Theo UBND huyện Phong Điền, huyện đang chỉ đạo các địa phương phối hợp với ngành thủy sản, nghiên cứu các biện pháp nuôi tôm trên cát vụ hè, tuy nhiên tùy thuộc vào điều kiện thời tiết, nhiệt độ từng năm để thả nuôi phù hợp. Trước mắt, huyện vẫn khuyến cáo người dân không nên nuôi vụ hè, trong điều kiện nắng nóng quá phức tạp. UBND huyện cũng đã yêu cầu cầu các địa phương kết nối với các lái buôn thu mua sản phẩm cho người dân, tránh tình trạng “độc quyền”, ép giá, cạnh tranh không lành lạnh…

Báo Thừa Thiên Huế
Đăng ngày 12/08/2019
Hoàng Triều
Kinh tế

Cua ghẹ Việt Nam tăng trưởng ấn tượng khi hút hàng tại Trung Quốc

Xuất khẩu cua ghẹ và các loại giáp xác khác của Việt Nam đang có sự bứt phá ngoạn mục trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Trung Quốc. Số liệu từ tháng 9/2024 cho thấy, ngành hàng này tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, mở ra nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới.

Ghẹ
• 09:34 20/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 11:14 18/11/2024

Phát triển các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng

Ngành thủy sản là một trong những trụ cột kinh tế quan trọng của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu và giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động. Tuy nhiên, để nâng cao giá trị, tăng sức cạnh tranh và mở rộng thị trường, phát triển các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng là hướng đi tất yếu và bền vững.

Tôm chế biến sẵn
• 10:07 18/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 09:41 15/11/2024

Mở Shop Cá cảnh - Tép cảnh online nhanh và nhàn tại Farmext eShop

Bạn đang kinh doanh, phân phối giống và các sản phẩm thuộc lĩnh vực Cá cảnh - Tép cảnh? Bạn cần mở shop online nhanh chóng, để có thêm hướng ra cho sản phẩm và tăng thêm thu nhập? Hãy liên hệ với Farmext eShop ngay.

Cá cảnh - Tép cảnh online
• 21:33 20/11/2024

Tự tin thể hiện ý tưởng cùng Tương Lai Thủy Sản Việt: Thế Hệ Mới, Level Mới

Tương Lai Thủy Sản Việt: Thế Hệ Mới, Level Mới là cuộc thi viết được tổ chức bởi Tép Bạc. Cuộc thi dành cho tất các các đối tượng sinh viên đam mê ngành thủy sản tại Việt Nam. Đây là cơ hội để các bạn tự do thể hiện mọi góc nhìn và ý tưởng của mình đối với ngành thủy sản.

Cuộc thi viết
• 21:33 20/11/2024

Đặc điểm sinh sản kỳ thú của rồng lá biển

Rồng lá biển (Phyllopteryx) là một trong những loài sinh vật biển kỳ thú bậc nhất với vẻ ngoài vô cùng độc đáo, khiến chúng dễ bị nhầm lẫn với thực vật hơn là động vật.

Rồng lá biển
• 21:33 20/11/2024

Niềm tự hào của người ươm mầm tương lai

Thuở còn đi dạy, tôi thường lên mạng tìm kiếm tài liệu bổ sung cho các bài giảng của mình. Một lần tình cờ tôi tìm đến trang web có tên rất ngộ nghĩnh và dễ thương: Tepbac.

Anh Trần Duy Phong
• 21:33 20/11/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 21:33 20/11/2024
Some text some message..