Nuôi tôm “vượt rào” là hiểm họa của cả cộng đồng

Nuôi tôm trái vụ tỷ lệ thành công rất thấp và người nuôi thường phải chuốc lấy những hậu quả thất bại nặng nề, đây là bài học không mới đối với người nuôi tôm.

tôm sú

Ảnh: ao nuôi tôm

Tuy vậy, vụ tôm năm 2012 này một số bà con nuôi tôm ở ĐBSCL dường như vẫn bất chấp rủi ro dẫm chân vào “vết xe đổ”, và cuối cùng cả cộng đồng người nuôi tôm phải gánh chịu những hậu quả khó lường mà họ để lại.

“Vượt rào” đồng nghĩa rủi ro cao

Theo Chi cục Thủy sản tỉnh Trà Vinh, toàn tỉnh Trà Vinh hiện có 895 hộ thả nuôi trước lịch thời vụ trên diện tích 1.397,2 ha với 80,19 triệu con tôm giống trong tổng số 6.866 ha của 6.047 hộ đang thả nuôi. Trong đó, tính đến thời điểm này đã có có 399 hộ bị thiệt hại trên diện tích 545,4 ha (gần 40% diện tích thả sớm) với 26,19 triệu con tôm giống, tập trung ở huyện Duyên Hải và Cầu Ngang.

Tại Sóc Trăng, ông Nguyễn Văn Khởi - Phó giám đốc Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng - cho biết năm nay, toàn tỉnh có hơn 700 ha ao tôm thả giống sớm. Dù trong lịch thời vụ nuôi tôm năm 2012, tỉnh khuyến cáo nông dân chỉ nên thả bắt đầu thả tôm nuôi từ tháng 3/2012 trở đi. Kết quả là những ngày qua đã có hơn 100 ha tôm nuôi (hơn 14% diện tích thả sớm) ở thị xã Vĩnh Châu, huyện Trần Đề, Mỹ Xuyên bị chết.

Năm 2012 này, tình trạng vi phạm chỉ thị ngắt vụ trong nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Tiền Giang giảm mạnh so với năm ngoái. Theo kết quả báo cáo sơ bộ tình hình thực hiện chỉ thị ngắt vụ nuôi tôm năm 2012 của các địa phương, toàn tỉnh có khoảng 40 ha ao tôm thả nuôi sớm so với thời gian cho phép của chỉ thị ngắt vụ (được phép thả giống sau ngày 15/1), giảm gần 90% so với 342,6 ha của năm 2011. Trong đó, diện tích tôm nuôi bị dịch bệnh chết chiếm hơn 50% diện tích ao tôm thả giống sớm.

Trên đây là những con số thống kê được, thực tế diện tích tôm nuôi bị thiệt hại có thể còn cao hơn nhiều. Ông Trần Thanh Phong là chủ đại lý kinh doanh thức ăn, thuốc thú y thủy sản đồng thời cũng là hộ nuôi tôm ở xã Phước Trung, huyện Gò Công Đông (Tiền Giang) - cho biết, hơn 70% hộ nuôi tôm “vượt rào” ở xã Phước Trung này bị “rớt giữa đường” (tôm bệnh chết) do bị hoại tử gan, đốm trắng nhưng người nuôi tôm sợ nhiều người biết nên không báo với cơ quan chức năng.

Chưa chắc bán được giá

Nhiều người nuôi tôm đã quan niệm rằng, nuôi tôm vụ nghịch để bán được giá, có lợi nhuận cao nên không nghĩ đến hậu quả. Đến khi tôm nuôi bị bệnh chết, họ hối hận thì cũng đã muộn rồi. “Cũng vì muốn có tôm bán sớm hơn những hộ nuôi khác để được giá cao chứ tôi đâu nghĩ rằng kết quả lại ra nông nổi này”, ông Nguyễn Văn Rô có ao tôm 4.000 m2 thả sớm hơn chỉ thị ngắt vụ 10 ngày và bị thiệt hại do bị bệnh gan ở xã Tân Thạnh, huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) buồn bã nói.

Trên thực tế, phần lớn tôm nuôi không được tiêu thụ trong nước mà được chế biến xuất khẩu vì vậy giá tôm nguyên liệu trong nước phụ thuộc rất lớn vào thị trường thế giới. Điều này đã được ông Mai Thành Lộc - Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Tiền Giang khẳng định với bà con nuôi tôm trong một cuộc hội nghị lấy ý kiến Chỉ thị ngắt vụ nuôi tôm được tổ chức gần đây.

Theo ông Lộc, tôm Việt Nam chủ yếu xuất khẩu và Việt Nam cũng chỉ là một nước có thế mạnh về xuất khẩu tôm bên cạnh các nước sản xuất tôm lớn trên thế giới như Thái Lan, Trung Quốc… nên giá tôm trong nước bị ảnh hưởng bởi cán cân cung cầu tôm trên thị trường thế giới chứ không phụ thuộc nhiều vào nguồn cung trong nước.

Số liệu thống kê giá cả tôm nuôi năm 2011 của Chi cục Thủy sản tỉnh Tiền Giang cho thấy, thời điểm thu hoạch vụ nghịch (tháng 10 - 12) tôm sú loại 40 con/kg chỉ có giá 145 - 155 ngàn đồng/kg, tôm sú loại 30 con/kg có giá 175 - 190 ngàn đồng/kg, giảm 20 – 25 ngàn đồng/kg so với vụ thuận (tháng 6 - 8); tôm thẻ chân trắng loại 100 con/kg có giá 68 - 75 ngàn đồng/kg, giảm 12 - 17 ngàn đồng/kg.

Hậu quả khó lường

Chẳng phải tự nhiên cơ quan chức năng “bày ra” chỉ thị ngắt vụ, lịch thời vụ, rồi dựa vào đó mà không cho người dân thả tôm nuôi, hạn chế khả năng làm giàu của người dân, mà vấn đề chính ở đây chính là lợi ích của chính người nuôi tôm, của cả cộng đồng nuôi tôm.

Đại diện Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, cho biết có trường hợp chủ xe vận chuyển tôm giống vi phạm thời gian thả nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Tiền Giang theo chỉ thị ngắt vụ của UBND tỉnh nhưng người này chẳng những không biết lỗi mà còn lớn tiếng cho rằng: “Nhà nước làm khó dân, không giúp người dân làm giàu thì thôi chứ sao lại cấm”. Đây quả là một số ít người dân thiếu ý thức, kém hiểu biết làm tăng hiểm họa cho cả cộng đồng người nuôi tôm.

Thật vậy, theo các tài liệu khoa học, thời gian ngắt vụ là nhằm để ao nuôi có thời gian nghỉ, để cải tạo ao cho tốt, cắt đứt mầm bệnh giữa 2 vụ nuôi liên tiếp nhau, từ đó từ đó duy trì hiệu quả giúp nghề nuôi tôm phát triển bền vững. Ngược lại, nếu vì lợi ích trước mắt mà thả nuôi liên tục thì các vụ tôm càng về sau rủi ro càng cao. Thêm vào đó, ao nuôi nhanh chóng bị lão hóa, mầm bệnh nhiều và vùng nuôi tôm đó nhanh chóng trở thành “vùng nuôi tôm chết”.

Theo Chi cục Thủy sản tỉnh Tiền Giang, nguyên nhân dẫn đến rủi ro cao trong những ao nuôi tôm thả nuôi trong thời gian ngắt vụ có rất nhiều. Đầu tiên là chất lượng con giống, bởi trong thời gian ngắt vụ, điều kiện khí hậu không thuận lợi cho hoạt động sản xuất giống. Do đó, chất lượng giống sản xuất ra khó đáp ứng cho nhu cầu nuôi thâm canh và bán thâm canh, nhất là thời điểm điều kiện thời tiết không thuận lợi cho sự phát triển của tôm nuôi. Lúc này, khả năng mầm bệnh phát triển là rất cao và đương nhiên là tỷ lệ thành công của những ao tôm nuôi trái vụ là rất thấp.

Hơn nữa, trong điều kiện sản xuất nhỏ lẻ, hầu hết bà con nuôi tôm không có hệ thống ao lắng, xử lý nước thải, hoặc tận dụng cả ao lắng để nuôi tôm nên nước thải và bơm bùn đáy ao sau thu hoạch sẽ được bơm thẳng ra kênh rạch mà không qua xử lý đã làm cho hệ thống kênh rạch bị bồi lắng, môi trường nước tự nhiên bị ô nhiễm nghiêm trọng. Việc xả thải liên tục, không có thời gian ngắt vụ đồng loạt để môi trường được phục hồi, mầm bệnh bị cắt đứt sẽ dẫn đến tình trạng mầm bệnh tràn lan, ao nuôi nhanh lão hóa, nguồn nước trong hệ thống kênh rạch trở nên ô nhiễm.

Tiếp theo, vấn đề rất quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả và sự bền vững của nghề nuôi tôm mà rất ít bà con chú trọng, đó là chất đất trong ao nuôi tôm. Đất thường xuyên ngập mặn sẽ làm thay đổi tính chất vật lý và hóa học của đất khiến đất rất chặt, khó thoát nước và dễ nứt nẻ sâu khi phơi khô dẫn đến chua đất khi có nước. Hàm lượng Natri trong nước mặn sẽ dễ bị hấp thu vào trong đất, từ đó các ion Natri này sẽ đẩy các chất dinh dưỡng có lợi trong đất ra ngoài dẫn đến dễ bị rửa trôi. Bên cạnh đó, ion Clo sẽ tồn tại trong đất và tích lũy dần theo thời gian dẫn đến sự suy thoái khó phục hồi của môi trường đất thường xuyên ngập mặn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho đất nuôi tôm liên tục nhiều năm sẽ không còn có hiệu quả nếu không có chế độ cải tạo hợp lý.

Để nghề nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh phát triển một cách bền vững thì hơn ai hết, chính người nuôi phải thấy rõ trách nhiệm của mình, phải nghiêm túc thực hiện những quy định của pháp luật về thời gian ngắt vụ nuôi tôm, bảo vệ môi trường, quản lý dịch bệnh và tuân thủ khuyến cáo của các cơ quan chuyên môn về mùa vụ thả nuôi để nghề nuôi tôm biển phát triển bền vững.

Theo Báo Công Thương 09/03/2012
Đăng ngày 11/03/2012
Hoàng Lâm
Nuôi trồng

Giải pháp vi sinh giảm thiểu khí độc trong ao nuôi

Các khí thường xuyên xuất hiện trong ao nuôi tôm, đặc biệt khi chất hữu cơ tích tụ và quá trình phân hủy xảy ra mạnh mẽ. Những khí độc này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm giảm năng suất nuôi.

Tạt vi sinh
• 10:03 10/01/2025

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 10:49 09/01/2025

Quản lý nguồn nước và cải tạo ao nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu đang tạo ra những thách thức lớn đối với ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong quản lý nguồn nước và cải tạo ao nuôi. Các hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa lớn, hạn hán kéo dài, và nhiệt độ thay đổi thất thường ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường ao nuôi, sức khỏe thủy sản và năng suất sản xuất. Để thích ứng và duy trì sự bền vững, người nuôi cần áp dụng các biện pháp quản lý nguồn nước và cải tạo ao phù hợp với các điều kiện khí hậu mới.

Nuôi
• 09:44 09/01/2025

Nguyên tắc nuôi ghép các loài phù hợp

Nuôi ghép các loài đang trở thành xu hướng phổ biến trong nuôi trồng thủy hải sản hiện đại. Phương pháp này không chỉ giúp tối ưu hóa nguồn lực và diện tích ao hồ, mà còn tăng cường hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường.

Nuôi ghép
• 10:19 08/01/2025

Loài cá được mệnh danh là "phù thủy" dưới đại dương

Cá mặt quỷ không chỉ được thiên nhiên “ưu ái” ban tặng một vẻ ngoài “ma chê quỷ hờn” mà còn sở hữu thêm kỹ năng ngụy trang và phản công bằng nọc độc vô cùng đáng sợ hệt một phù thủy thực thụ dưới đại dương.

Cá mặt quỷ
• 12:49 10/01/2025

Nâng cao công tác quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản

Hiện nay công tác bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản đang tiếp tục đối mặt với một số khó khăn, thách thức như các hình thái thời tiết cực đoan trên biển đang ngày càng phức tạp, khó lường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Tàu cá
• 12:49 10/01/2025

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025

Ngày 03/01/2025, UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Nhá tôm
• 12:49 10/01/2025

Giải pháp vi sinh giảm thiểu khí độc trong ao nuôi

Các khí thường xuyên xuất hiện trong ao nuôi tôm, đặc biệt khi chất hữu cơ tích tụ và quá trình phân hủy xảy ra mạnh mẽ. Những khí độc này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm giảm năng suất nuôi.

Tạt vi sinh
• 12:49 10/01/2025

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 12:49 10/01/2025
Some text some message..