Nuôi trai lấy ngọc

Nuôi trai lấy ngọc là phương pháp cấy dị vật vào bên trong con trai, chúng sẽ tiết ra hợp chất để bao bọc dị vật, sau một thời gian (khoảng 18- 24 tháng) sẽ cho ra được ngọc. Mô hình này tạo ra được ngọc trai có giá trị cao, không kém phần so với ngọc trai thiên nhiên.

Nuôi trai lấy ngọc
Có bao giờ chúng ta tự hỏi rằng những viên ngọc trai lấp lánh ngoài kia thực sự được hình thành như thế nào? Ảnh: Tepbac

Sự phát triển của mô hình nuôi trai lấy ngọc

Được ví như giọt nước mắt của những vị thần, với vẻ đẹp mang hình hài của biển cả, ngọc trai cũng giống như kim cương, quý hiếm vô cùng. Theo thống kê, ngày nay cứ 3- 4 tấn trai thì chỉ có khoảng vài con là chứa ngọc. Với lẽ đó cùng nhu cầu làm đẹp, thì không thể thiếu những viên trân châu giúp tô điểm thêm cho sự lấp lánh, vậy nên những câu chuyện nghề nuôi trai lấy ngọc của người nông dân Việt Nam được hình thành từ đây. 

Nghề nuôi trai lấy ngọc

Nhu cầu tăng cao giúp các làng nghề nuôi trai phát triển hơn. Ảnh: Tepbac

Nuôi trai lấy ngọc với 02 mô hình: nuôi tại những bãi biển nước mặn hoặc nuôi trong bể nước ngọt. Đối với trai nước mặn, ngọc sẽ thường đẹp hơn vì có điều kiện giúp tăng mức độ xà cừ cho ngọc cứng cáp, cũng như môi trường sống ở đấy dồi dào khoáng chất, mang lại nguồn thức ăn chứa nhiều dinh dưỡng. Mặc dù vậy, đổi lại là sự gian nan, vất vả vô cùng, bởi hàng ngày luôn phải chống chọi với cái nắng, gió và những cơn giông bão luôn chờ chực xuất hiện. 

Mô hình nuôi trai lấy ngọc

Không chỉ tận ngoài biển khơi mới có thể nuôi trai. Giờ đây ai cũng có thể nuôi trai lấy ngọc ngay tại nhà. Ảnh: Tepbac

Để giải quyết mọi vấn đề trên, thì ngày nay với sự ứng dụng cao của công nghệ và tiên tiến hơn từ máy móc. Việc nuôi trai lấy ngọc giờ đây có thể xây dựng được ngay tại nhà hay những mảnh đất trống, với mô hình bể nuôi nước ngọt giúp kiếm tiền tỷ hàng năm. 

Tìm hiểu thêm về mô hình nuôi trai lấy ngọc nước ngọt

Kỹ thuật nuôi trai lấy ngọc nước ngọt trải qua 07 giai đoạn: chuẩn bị trai mẹ, chọn lọc trai mẹ, tiến hành cấy nhân, nuôi vỗ, nuôi thành ngọc, chăm sóc quản lí và thu hoạch. 

Quy trình nuôi trai lấy ngọc

Để có được những viên ngọc đáng giá, người nuôi phải trải qua những quy trình vô cùng tỉ mỉ và tốn kém. Ảnh: Tepbac

Chuẩn bị trai mẹ 

Ức chế tuyến sinh dục vào đầu mùa sinh sản hoặc kích thích tuyến sinh dục phát triển mạnh. 

Chọn lọc trai mẹ 

Trai đạt yêu cầu là trai có màng áo nguyên vẹn, dày, không bị bẩn, tơ chân ít, cơ khép vỏ không bị đứt và tuyến sinh dục không phát triển.  

Tiến hành cấy nhân 

Bao gồm ba bước: Cắt màng áo, cấy màng áo và cấy nhân. 

Nuôi vỗ 

Nơi nuôi cấy phải đảm bảo yên tĩnh và môi trường nước ít giao động (lồng tre hoặc lồng nhựa treo trên giàn, bè,..). Thời gian nuôi vỗ khoảng 1 tuần cho đến 1 tháng.  

Nuôi thành ngọc 

Thời gian nuôi thành ngọc kéo dài từ 1 đến 4 năm tùy theo kích thước ngọc mong muốn, trong đó khoảng thời gian từ 4-5 tháng cuối là thời gian gây màu ngọc trai bằng cách thay đổi thành phần trong khẩu phần ăn của chúng. Thức ăn có nhiều kẽm, natri thì ngọc có màu hồng, thức ăn có nhiều bạc thì ngọc trai sẽ màu bạc óng ánh.  

Chăm sóc quản lý 

Luôn giữ cho lồng nuôi trai sạch sẽ, không bị đóng rong rêu và bị các sinh vật sống bám để hạn chế tối đa dịch bệnh và đảm bảo sự phát triển của trai bằng cách vệ sinh lồng nuôi trai định kỳ. Trong điều kiện bất lợi cần phải chuyển trai đến bãi nuôi khác. 

Thu hoạch 

Thời gian thu hoạch thích hợp là từ tháng 8 đến tháng 10 hằng năm. Thu hoạch ngọc trai vào thời điểm nhiệt độ thấp sẽ cho ra những hạt ngọc có màu sắc và hình dạng đẹp hơn so với ở nhiệt độ cao. Trai được tách vỏ, lấy ngọc, làm sạch và sau đó được phân loại kỹ càng.  

So với việc nuôi trồng những loài thủy sản khác, trai ngọc có giá trị cao hơn rất nhiều lần. Ngoài tạo ra được ngọc trai, thịt của chúng còn có thể tạo thành thực phẩm bổ dưỡng cho con người. Vậy nên, nghề nuôi trai lấy ngọc này không chỉ đòi hỏi kỹ thuật và công nghệ cao trong quá trình nuôi, mà còn cần sự tỉ mỉ đến từng chi tiết, từ người thợ trong công đoạn cấy dị vật vào ngọc trai. 

Đăng ngày 04/10/2022
Quỳnh Trang @quynh-trang
Kỹ thuật

Tổng quan về công nghệ MBBR trong nuôi trồng thủy sản

MBBR là Moving Bed Biofilm Reactor, hứa hẹn là công nghệ xử lý nước thải ưu việt trong nuôi trồng thủy sản.

công nghệ MBBR
• 18:17 25/09/2021

Xử lý nước thải chế biến thủy sản bằng công nghệ SNAP

Xử lý nước thải chế biến thủy sản bằng công nghệ SNAP không chỉ loại bỏ hiệu quả nồng độ Ammonium mà còn xử lý đến 90% chất hữu cơ.

Chế biến cá tra
• 07:00 22/04/2020

Quan trắc nước nuôi trồng thủy sản bằng cảm biến nano

Sử dụng được cả trên bờ, dưới nước để quan trắc chất lượng nước, hệ thống cảm biến nano do Viện Công nghệ nano (INT) thuộc Đại học Quốc gia TPHCM nghiên cứu giúp người nuôi trồng thủy sản yên tâm khi chất lượng nước nuôi được cảnh báo tự động kịp thời khi có sự cố.

Quan trắc nước nuôi trồng thủy sản
• 14:35 05/02/2020

Lưu ý về môi trường trong ao nuôi tôm nước lợ

Quản lý môi trường ao nuôi tôm nước lợ là khâu quan trọng, đòi hỏi người nuôi có sự hiểu biết cần thiết về mối quan hệ giữa các yếu tố môi trường và biến động của chúng.Từ đó, có biện pháp điều chỉnh phù hợp, giảm nguy cơ thiệt hại, góp phần vào thành công của vụ nuôi.

Lưu ý về môi trường trong ao nuôi tôm nước lợ
• 08:46 30/10/2019

Cung cấp gì cho tôm để hỗ trợ hấp thu tốt?

Hiệu quả hấp thu dinh dưỡng đóng vai trò then chốt trong việc tối ưu hóa tốc độ tăng trưởng, giảm hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR), nâng cao sức khỏe tôm và từ đó gia tăng lợi nhuận cho người nuôi. Tuy nhiên, hệ tiêu hóa của tôm rất nhạy cảm với biến động môi trường, khẩu phần ăn và mầm bệnh. Do đó, việc hỗ trợ khả năng hấp thu dưỡng chất là một yếu tố quan trọng mà người nuôi cần đặc biệt quan tâm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:27 12/06/2025

Tôm giống và tôm trưởng thành: Nhu cầu dinh dưỡng khác nhau thế nào?

Trong nuôi tôm, việc hiểu rõ nhu cầu dinh dưỡng ở từng giai đoạn phát triển là yếu tố then chốt quyết định hiệu quả tăng trưởng, tỷ lệ sống và năng suất cuối vụ. Tôm giống và tôm trưởng thành có hệ tiêu hóa, khả năng hấp thu và yêu cầu dưỡng chất hoàn toàn khác nhau. Vậy cụ thể sự khác biệt đó là gì? Hãy cùng Tepbac phân tích chi tiết.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:54 09/06/2025

Bảo vệ gan ruột tôm ngày mưa dài: Giải pháp then chốt cho vụ nuôi bền vững

Vào mùa mưa kéo dài – đặc biệt là trong giai đoạn chuyển mùa – hệ gan ruột của tôm thường bị tổn thương, gây ra hàng loạt vấn đề như chậm lớn, tiêu hóa kém, phát sinh bệnh đường ruột hoặc bùng phát các bệnh nguy hiểm như phân trắng, EMS, hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND)... Do đó, bảo vệ gan ruột tôm trong những ngày mưa dài là bài toán sống còn cho người nuôi tôm muốn đảm bảo thành công vụ nuôi.

Gan ruột tôm
• 10:15 06/06/2025

Cần làm gì để phòng ngừa bệnh TPD lúc này?

Mùa hè năm nay ở nhiều vùng nuôi tôm trên cả nước đang bước vào cao điểm của thời tiết mưa giông, độ mặn dao động thất thường, nhiệt độ thay đổi liên tục, là điều kiện lý tưởng để bệnh TPD (mờ đục hậu ấu trùng) xuất hiện và lan rộng tại các trại giống.

Tôm giống
• 11:03 05/06/2025

Đà Nẵng: Người nuôi mất trắng sau một đêm

Đợt mưa lũ trái mùa từ ngày 11 đến 13 tháng 6 năm 2025, do ảnh hưởng của cơn bão số 1 (WUTIP), đã gây ra những thiệt hại nặng nề cho người dân các tỉnh miền Trung, đặc biệt là các hộ nuôi trồng thủy sản tại Đà Nẵng. Lũ lên nhanh và bất ngờ trong đêm đã khiến nhiều gia đình mất trắng tài sản, với ước tính thiệt hại lên đến hàng tỷ đồng.

Bão
• 13:50 13/06/2025

Vắc-xin uống từ vi tảo

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản toàn cầu đang chịu áp lực bởi các đợt bùng phát dịch bệnh nghiêm trọng, vắc-xin được xem là giải pháp hiệu quả để nâng cao miễn dịch và giảm sự phụ thuộc vào hóa chất. Một xu hướng nổi bật gần đây là ứng dụng vi tảo làm nền tảng sản xuất vắc-xin, mở ra triển vọng phát triển các loại vắc-xin uống bền vững, hiệu quả và ít tốn kém.

Vi tảo
• 13:50 13/06/2025

Tháo gỡ 'nút thắt' trong cấp phép nuôi biển tại Quảng Ninh

Quảng Ninh nổi bật với hơn 45.100 ha vùng biển quy hoạch cho nuôi trồng thủy sản, mở ra tiềm năng lớn cho ngành nuôi biển. Tuy nhiên, thủ tục hành chính rườm rà, thiếu hướng dẫn cụ thể và nhận thức hạn chế của ngư dân đang kìm hãm sự phát triển. Bài viết phân tích những khó khăn, giải pháp thực tiễn tại Quảng Ninh và định hướng thúc đẩy nuôi trồng thủy sản bền vững, hướng tới xuất khẩu.

Nuôi biển
• 13:50 13/06/2025

Doanh nghiệp thủy sản bị ép giá: Người nuôi và người lao động chịu thiệt

Trong chuỗi cung ứng thủy sản, doanh nghiệp đóng vai trò cầu nối giữa người nuôi và thị trường. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam đang đối mặt với sự chên ép giá từ các chuỗi bán lẻ lớn quốc tế. Và hậu quả không chỉ dừng lại ở mức doanh thu doanh nghiệp bị suy giảm, mà gánh nặng còn trực tiếp chuyển về người nuôi.

Tôm thẻ
• 13:50 13/06/2025

VASEP nhiệm kỳ mới (2025-2030): Chủ động thích ứng – Đổi mới sáng tạo – Phát triển bền vững

Trước bối cảnh thị trường đầy biến động và những yêu cầu ngày càng khắt khe, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa tổ chức thành công Đại hội tàn thể lần thứ 7, bầu ra ban lãnh đạo mới và đặt ra phương châm hành động cho 5 năm tới. Đây là thông điệp quan trọng, định hướng cho toàn ngành, từ doanh nghiệp lớn đến từng hộ nuôi trồng.

Vasep
• 13:50 13/06/2025
Some text some message..