Khi “mỏ vàng” chưa được khai thác
Ở Việt Nam, hệ sinh thái biển phát triển rất đa dạng khi có rất nhiều bãi đá, rạn san hô cũng như nhiều đầm phá, tạo điều kiện lý tưởng cho việc nuôi trồng rong biển phát triển.
Theo thống kê của Tổng cục Thủy sản, hiện Việt Nam chỉ đang trồng 7 loại rong phổ biến có giá trị kinh tế cao gồm rong nho (Caulerpa lentillifer); rong câu chỉ vàng (Gracilaria tenuistipitata); rong câu thắt (Gracilaria firma); rong câu cước (Gracilariopsis bailinae); rong sụn (Kappaphycus alvarezii); rong bắp sú (Kappaphycus striatus) và rong sụn gai (Eucheuma denticulatum).
Ngoài ra, theo đánh giá của Tổng cục Thủy sản cho biết, diện tích tiềm năng cho nuôi trồng rong biển tại Việt Nam lên đến 900.000ha, thế nhưng hiện nay con số diện tích được sử dụng để nuôi trồng ở nước ta rất khiêm tốn khi chỉ dừng ở mức hơn 10.000ha.
Tiềm năng khổng lồ của nghề nuôi rong biển
Vào năm 2020, Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN-PTNT), quy mô thị trường rong biển thương mại toàn cầu được định giá 16,6 tỷ USD và dự kiến sẽ mở rộng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 10,8% từ năm 2021 đến năm 2028.
Việt Nam hiện đang có 40% sản phẩm rong tươi được chế biến thành rong trắng để phục vụ cho việc sản xuất các sản phẩm như bánh kẹo, snack, làm phụ gia, thực phẩm chức năng,…
Giá trị rong biển mang lại là rất cao
Trong thời gian tới, chắc chắn ngành rong của Việt Nam sẽ cực kì phát triển. Mục tiêu cho đến năm 2025 ước tính sản lượng sẽ rơi vào khoảng 180.000 tấn, trong đó, sẽ có 170.000 tấn được thu hoạch gần bờ và 10.000 tấn thu hoạch xa bờ.
Và cho đến năm 2030, sản lượng rong biển ở Việt Nam ước lượng đạt đến 500.000 tấn; trong đó, có 400.000 tấn thu hoạch gần bờ và 100.000 tấn thu hoạch xa bờ.
Ngoài ra, rong biển trong tự nhiên còn tạo lên một môi trường sống, chuỗi thức ăn hàng đầu ở biển và cũng là nơi sinh sản tuyệt vời cho các loài cá khác.
Cần thêm nhiều nguồn cung cấp giống
Những sự ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường hay chưa nhận được nhiều sự quan tâm đến từ chính quyền địa phương, chưa có kế hoạch phát triển cụ thể và đặc biệt nhất là vẫn chưa có nơi lưu trữ, cấp giống nuôi trồng rong cho người dân.
Nhận thấy được tình hình nguy cấp cũng như là tiềm năng về kinh tế mà rong biển mang lại, trong thời gian tới, Tổng cục Thủy sản Việt Nam cũng như các cơ quan ban ngành có liên quan sẽ đồng hành cùng người dân để hình thành lên Trạm nghiên cứu sản xuất giống rong biển tại Cam Ranh để nghiên cứu, lưu trữ, nhân giống, trị bệnh để sản xuất ra những giống rong biển mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Ngoài ra, rong biển Việt Nam sẽ được đưa vào các chương trình du lịch nhiều hơn để quảng bá mạnh mẽ đến với người dân du lịch trong nước cũng như bạn bè quốc tế, giúp cho rong biển Việt ngày càng phát triển và có chỗ đứng vững chắc hơn trên thị trường.
Hiện nay, nhu cầu thị trường về rong biển đang tăng khá cao, chính vì thế việc đầu tư mạnh vào ngành nuôi trồng rong biển là điều cực kì cần thiết để khai thác mạnh mẽ tiềm năng mà loài thủy sản này mang lại.