Nuôi trồng thủy sản bằng lồng bè sớm có quy định tạm thời

Trong buổi làm việc với ngành Nông nghiệp mới đây, ông Nguyễn Hải Ninh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng ngay quy định tạm thời vùng nuôi trồng thủy sản (NTTS) bằng lồng bè.

Lồng nuôi thủy sản ở Khánh Hòa.
Lồng nuôi thủy sản ở Khánh Hòa. Ảnh: Minh họa.

Khó khăn do chưa có quy hoạch

Thủy sản là một lĩnh vực nổi bật trong bức tranh nông nghiệp của tỉnh. Năm 2020, xuất khẩu nông, thủy sản của Khánh Hòa đạt 800 triệu USD, trong đó mặt hàng thủy sản đóng góp hơn 510 triệu USD. Hoạt động chế  biến, xuất khẩu thủy sản của Khánh Hòa còn ghi dấu ấn trong cả nước.

Theo ông Nguyễn Trọng Chánh - Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh, trong chuỗi giá trị thủy sản, hệ thống chế biến thủy sản của Khánh Hòa rất phát triển. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, tình hình đánh bắt thủy sản những năm gần đây ngày một khó khăn hơn, sản lượng đánh bắt thủy sản suy giảm. Trong khi đó, hoạt động NTTS còn nhiều dư địa phát triển, nhưng cũng đang đối diện với nhiều vấn đề. Toàn tỉnh có hơn 60.000 ô lồng của 2.285 hộ NTTS, nhưng đến nay vẫn chưa có quy hoạch vùng NTTS tỉnh.

Đặc biệt, hơn một nửa số lồng bè đang nằm trên vịnh Vân Phong thuộc huyện Vạn Ninh và thị xã Ninh Hòa - khu vực có nhiều dự án đầu tư đã, đang và sẽ triển khai trong thời gian tới. Điều này ảnh hưởng lớn đến hoạt động NTTS của ngư dân khu vực này.

Thực ra, vấn đề quy hoạch vùng NTTS tỉnh từng được nhắc đến nhiều, có những thời điểm đã được ban hành và đi vào thực hiện. Tuy nhiên, theo Luật Quy hoạch, các quy hoạch ngành cần phải được tích hợp vào quy hoạch chung toàn tỉnh. Trong khi quy hoạch tỉnh đang xây dựng nên các quy hoạch khác, trong đó có NTTS phải chờ.

Việc chưa có quy hoạch đang gây ra nhiều khó khăn cho công tác quản lý nhà nước lẫn người NTTS. “Muốn thực hiện việc giao, cho thuê mặt nước NTTS, truy xuất nguồn gốc thủy sản nuôi, quản lý chặt chẽ hoạt động NTTS, hỗ trợ người NTTS bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh… đều phải căn cứ vào quy hoạch NTTS”, ông Chánh nói.

Khẩn trương ban hành quy định tạm thời

Ông Nguyễn Xuân Hòa, người NTTS kỳ cựu ở khu vực biển thuộc xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh chia sẻ: “Tôi mong muốn Nhà nước sớm quy hoạch vùng NTTS. Quy hoạch giống như ở đất liền, theo từng ô thửa ngay hàng thẳng lối, có đánh số, có địa chỉ rồi cho ngư dân bốc thăm vào từng ô như thế. Điều này vừa giúp người NTTS yên tâm đầu tư, vừa dễ dàng cho Nhà nước trong việc quản lý. Quy hoạch vùng nuôi còn là cơ sở pháp lý để Nhà nước cho thuê mặt biển NTTS”.

Trong buổi làm việc với ngành Nông nghiệp mới đây, ông Nguyễn Hải Ninh đã đặt câu hỏi với lãnh đạo ngành: “Nhiều dự án trên vịnh Vân Phong đã và sẽ ảnh hưởng lớn đến đời sống, sản xuất của ngư dân. Nhiều hộ phải di dời đến nơi ở mới. Việc chưa có quy hoạch vùng NTTS đang gây ra nhiều khó khăn cho cả ngư dân và cơ quan quản lý. Ngành đã nghiên cứu vấn đề này ra sao?”. Ông chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan khẩn trương tham mưu UBND tỉnh ban hành quy định tạm thời vùng NTTS lồng bè ven bờ trên biển, không chờ quy hoạch chung của tỉnh; tạo điều kiện cho ngư dân yên tâm đầu tư NTTS. Ngoài ra, ngành phải tính toán các giải pháp phù hợp nhằm chăm lo sinh kế, đảm bảo đời sống của những hộ NTTS bị ảnh hưởng bởi việc triển khai các dự án đầu tư ở khu vực vịnh Vân Phong.

Được biết, thực hiện chỉ đạo của Bí thư Tỉnh ủy, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang tập trung hoàn thiện dự thảo quy định tạm thời vùng NTTS lồng bè ven bờ trên biển, tham mưu UBND tỉnh xem xét, ban hành trong thời gian tới.

Báo Khánh Hoà
Đăng ngày 01/07/2021
Hồng Đăng
Nuôi trồng

FLOCponics: Sự tích hợp hoàn hảo của công nghệ biofloc và cây thủy canh

FLOCponics là một loại Aquaponics thay thế tích hợp công nghệ biofloc (BFT) với sản xuất cây trồng không sử dụng đất.

flocponics
• 15:51 07/03/2022

Mô hình nuôi ba ba lãi 300 triệu đồng/năm

Mô hình nuôi ba ba của ông Lương Thành Kỷ, ở thị trấn Búng Tàu, huyện Phụng Hiệp. Qua 14 năm phát triển, đến nay đàn ba ba sinh sản của ông Kỷ đã phát triển hơn 1.500 con, mỗi năm xuất bán ra thị trường từ 8.000-10.000 con giống, trừ hết các khoản chi phí, lợi nhuận gần 300 triệu đồng/năm.

Ba ba.
• 09:38 14/06/2021

Kinh tế ổn định nhờ nuôi ba ba sinh sản

Hơn 20 năm nuôi ba ba sinh sản, anh Nguyễn Đức Lợi, ấp Phước Thọ B, xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng có cuộc sống khấm khá. Gắn bó lâu năm với con ba ba một phần cũng vì sự yêu thích loài vật này, ba ba lại dễ nuôi, nhẹ công chăm sóc, thị trường tiêu thụ tốt, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình anh.

• 15:40 03/03/2021

Thu trăm triệu đồng mỗi năm từ nuôi ba ba

Nuôi ba ba gai là một công việc đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn và kỹ thuật cao. Nhưng bằng ý chí, nghị lực, sự đam mê tận tụy với công việc cùng với áp dụng các kiến thức khoa học kỹ thuật mà ông Phạm Tất Đạt ở xã Yên Bình, thành phố Tam Điệp đã thành công, vươn lên trở thành triệu phú.

kỹ thuật sản xuất giống baba
• 10:00 30/05/2017

Tình hình khuẩn Vibrio ngày càng tăng

Trong những năm gần đây, ngành nuôi tôm tại Việt Nam đang đối mặt với một thách thức lớn: sự gia tăng nhanh chóng của vi khuẩn Vibrio trong các ao nuôi. Đây là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe của tôm và hiệu quả kinh tế của người nuôi.

Tôm bệnh
• 10:12 24/04/2025

Tôm chết nổi trên mặt nước

Một trong những hiện tượng nghiêm trọng và ám ảnh nhất chính là tôm chết nổi trên mặt nước. Đây không chỉ là dấu hiệu cho thấy sức khỏe đàn tôm đang bị đe dọa nghiêm trọng, mà còn là lời cảnh báo về một chuỗi vấn đề tiềm ẩn trong quy trình quản lý ao nuôi. Qua bài viết này, tôi muốn chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn đã tích lũy được trong quá trình nuôi, nhằm giúp bà con hiểu rõ nguyên nhân, cách xử lý và phòng ngừa hiệu quả hiện tượng tôm chết nổi.

Tôm chết
• 10:10 22/04/2025

Hệ thống cảnh báo sớm dịch bệnh trong nuôi tôm thông qua phân tích dữ liệu

Hệ thống cảnh báo sớm dịch bệnh trong nuôi tôm thông qua phân tích dữ liệu là một công nghệ tiên tiến giúp phát hiện và ngăn ngừa dịch bệnh trong ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong nuôi tôm thâm canh.

Máy đo môi trường
• 10:47 21/04/2025

Nếu vì một nguyên nhân nào đó sinh ra khí độc thì phải xử lý như thế nào?

Trong quá trình nuôi tôm, khí độc là một trong những yếu tố nguy hiểm âm thầm nhưng đầy sát thương.

Ao nuôi tôm
• 10:02 21/04/2025

Hiệu quả của peptide kháng khuẩn (AMPs) trong phòng trị bệnh tôm

Trong ngành nuôi tôm, so với giai đoạn năm 1991, người nuôi từng sử dụng nhiều loại kháng sinh để phòng và trị bệnh.

Vi khuẩn
• 22:53 24/04/2025

Tình hình khuẩn Vibrio ngày càng tăng

Trong những năm gần đây, ngành nuôi tôm tại Việt Nam đang đối mặt với một thách thức lớn: sự gia tăng nhanh chóng của vi khuẩn Vibrio trong các ao nuôi. Đây là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe của tôm và hiệu quả kinh tế của người nuôi.

Tôm bệnh
• 22:53 24/04/2025

Chung tay gìn giữ sông Cầu khỏi biến đổi khí hậu

Sông Cầu – dòng chảy quan trọng ở miền Bắc Việt Nam – đang đối mặt với những thách thức nghiêm trọng từ biến đổi khí hậu, hoạt động sản xuất – kinh doanh và sự gia tăng dân số đô thị. Việc bảo vệ dòng sông này là nhiệm vụ cấp thiết nhằm gìn giữ tài nguyên thiên nhiên, bảo đảm an ninh nguồn nước và sự phát triển bền vững cho cả khu vực.

Sông Cầu
• 22:53 24/04/2025

Công nghệ chỉnh sửa gen trong nuôi tôm: Tăng sức đề kháng bệnh mà không cần kháng sinh

Ngành nuôi tôm Việt Nam đang đối mặt với nỗi lo lớn: dịch bệnh như đốm trắng (WSSV) hay hoại tử gan (AHPND) khiến tôm chết hàng loạt, gây thiệt hại nặng nề.

Tôm
• 22:53 24/04/2025

Mối quan hệ thời gian đông máu và sức khỏe tôm nuôi

Sức khoẻ tôm nuôi trong ao ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố tác động như thời tiết khí hậu, mùa vụ, chất lượng nguồn nước với các thông số môi trường liên quan, dịch bệnh, chất lượng giống, thức ăn, mật độ nuôi, kỹ thuật chăm sóc quản lý... Đánh giá tôm khoẻ, tôm yếu, thông qua hoạt động bơi lội, tiêu thụ mồi, tăng trưởng, tỷ lệ sống, độ đồng đều size cỡ, cơ thịt, màu sắc vỏ, những vấn đề liên quan đến gan, ruột tôm…Một phương pháp đánh giá nhanh, thông qua thời gian đông máu tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 22:53 24/04/2025
Some text some message..