Nuôi trồng thủy sản khắc phục sau bão Yagi

Sau trận bão số 3 vừa qua, các hộ nuôi trồng thủy sản tại các tỉnh ven biển phía Bắc đã phải chịu thiệt hại nặng nề, đặc biệt là những người nuôi lồng bè trên biển. Do đó, vấn đề khắc phục của ngành thủy sản sau thiên tai được cho là quan trọng nhất. Nhằm giảm thiểu thiệt hại và đảm bảo tái sản xuất bền vững.

Bão Lagi tàn phá
Sau bão, công tác khắc phục hậu quả được coi là vô cùng quan trọng. Ảnh: thanhnien.vn

Bão số 3 Yagi tàn phá nuôi trồng thủy sản miền Bắc

Sau cơn bão số 3, vùng biển Cẩm Phả và các khu vực lân cận như Quảng Yên, Vân Đồn, Hạ Long đã phải hứng chịu thiệt hại nặng nề, đặc biệt là ngành nuôi trồng thủy sản. Những khu vực từng tấp nập với hàng trăm hộ nuôi cá lồng bè giờ đây chỉ còn lại cảnh tượng hoang tàn với mảnh bè vỡ và phao nhựa trôi vô định trên biển.

Hơn 100 hộ nuôi cá lồng bè từng hoạt động sôi động đã gần như mất sạch tài sản. Những lồng bè bị sóng đánh vỡ tan, chỉ còn lại vài cọc gỗ, phi nhựa, và có người thậm chí không tìm lại được bè của mình. Thiệt hại ước tính lên tới hàng tỷ đồng, chủ yếu là các loại cá có giá trị cao như cá song, cá vược, cá chim vàng. Tính đến ngày 11/9, tại Cẩm Phả chỉ còn khoảng 39 hộ nuôi giữ lại được một phần lồng bè với mức độ thiệt hại từ 50-70%. Trong khi đó, 326 hộ khác thiệt hại gần như hoàn toàn, gây tổn thất kinh tế lớn.

Bão tàn pháCác nhà máy chế biến thủy sản bị thiệt hại nặng nề. Ảnh: thanhnien.vn

Tại TX Quảng Yên, toàn bộ 800 bè hàu và 1.700 lồng nuôi cá của các hộ nuôi đều bị phá hủy sau bão. Nhiều người dân đang cố gắng vớt vát những gì còn lại như mảnh bè gỗ, dây treo hàu, hà để mong khôi phục sản xuất trong tương lai.

Tại các địa phương khác như: Vân Đồn, Hạ Long, Quảng Yên cũng đều chung số phận với thiệt hại lớn. Những hộ nuôi trồng ít thì mất vài trăm triệu đồng, nhiều thì thiệt hại lên tới vài tỷ, thậm chí vài chục tỷ đồng. Các loại cá có giá trị cao bị thất thoát khiến người dân khó có khả năng khôi phục nhanh chóng.

Sau bão, môi trường biển vẫn ngổn ngang, nhiều lồng bè, phao trôi nổi không thể sử dụng. Nhiều hộ nuôi thủy sản đang phải tìm kiếm tài sản của mình trong vô vọng. Đặc biệt, một số người nuôi trồng bị mất tích sau cơn bão vẫn chưa tìm thấy, gây thêm đau lòng cho các gia đình. 

Ngành thủy sản khẩn trương khắc phục hậu quả sau bão

Để khắc phục hậu quả của bão số 3 (bão Yagi) tại tỉnh Quảng Ninh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm hỗ trợ người nuôi trồng thủy sản sớm khôi phục sản xuất. 

Tàu thuyềnCác tỉnh miền Bắc khẩn trương khắc phục hậu quả sau bão. Ảnh: vietnamplus.vn

- Thu gom, xử lý rác thải và thủy sản chết: Đảm bảo việc xử lý đúng quy định, tránh ô nhiễm môi trường và phát sinh dịch bệnh tại các vùng nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là vùng ven biển.

- Thống kê và đánh giá thiệt hại: Tổng hợp nhu cầu và hỗ trợ kịp thời cho người dân bị ảnh hưởng, đồng thời xây dựng kế hoạch khôi phục nuôi trồng thủy sản, cung cấp các yếu tố đầu vào như con giống, thức ăn, vật tư môi trường và gia cố lồng bè.

- Hướng dẫn kỹ thuật phục hồi: Chăm sóc đàn thủy sản còn lại, sửa chữa lồng bè, ao nuôi bằng các vật liệu bền vững, thân thiện với môi trường và chịu được điều kiện khắc nghiệt sau bão.

- Quan trắc và giám sát môi trường: Thường xuyên kiểm tra và chuyển tải thông tin về tình trạng môi trường đến người dân, giúp họ điều chỉnh kỹ thuật nuôi trồng phù hợp với điều kiện thực tế.

- Theo dõi thời tiết và phòng chống dịch bệnh: Cập nhật diễn biến thời tiết để hướng dẫn các biện pháp phòng ngừa và xử lý dịch bệnh trên thủy sản, bảo đảm an toàn trong quá trình nuôi trồng.

Những biện pháp này nhằm đảm bảo khôi phục sản xuất nuôi trồng thủy sản nhanh chóng và bền vững sau bão, đồng thời phòng ngừa rủi ro cho các đợt thời tiết xấu tiếp theo.

Đăng ngày 16/09/2024
Hòa Thy @hoa-thy
Môi trường

Chủ động phòng, chống thiệt hại thủy sản nuôi trong mùa mưa bão

Hiện nay, tỉnh Bình Định nói riêng và miền Trung nói chung đang vào mùa mưa bão, vì vậy để chủ động phòng, chống thiệt hại, người nuôi thủy sản cần lưu ý thực hiện một số biện pháp.

Nuôi lồng bè
• 09:33 09/10/2024

Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức bảo vệ rừng ngập mặn

Rừng ngập mặn là một hệ sinh thái đặc biệt ở vùng cửa sông, ven biển với nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng. Hệ sinh thái rừng ngập mặn có vai trò rất quan trọng trong việc ổn định môi trường, ứng phó với tác động cực đoan của biến đổi khí hậu và bảo đảm cân bằng hệ sinh thái.

Rừng ngập mặn
• 13:56 07/10/2024

Khuyến cáo bảo vệ các lĩnh vực thủy sản khi có bão

Từ tháng 10-12/2024, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, có khả năng xuất hiện bão trên biển Đông xấp xỉ hoặc cao hơn trung bình hàng năm (4,5 cơn bão) và đổ bộ vào đất liền cao hơn trung bình hàng năm (1,9 cơn bão), tập trung ở Trung Bộ và phía Nam. Mùa mưa ở Nam Bộ có thể đến nửa cuối tháng 12/2024 mới kết thúc, muộn hơn bình thường. Bão gây mưa to, sóng biển cao ảnh hưởng lớn đến nuôi trồng, khai thác thủy sản và chuyên gia khuyến cáo một số biện pháp bảo vệ.

Ao nuôi
• 10:07 04/10/2024

Hồ thủy điện Trị An: Hàng trăm người đổ xô bắt cá khủng sau lũ

Ngày khi ngừng xả lũ, hàng trăm người dân đã đổ về hồ thủy điện Trị An (Đồng Nai) xuống đập tràn để bắt cá.

Người dân
• 14:11 01/10/2024

Điểm nhấn tại tuần lễ Sinh vật cảnh 2024

Tuần lễ Sinh vật cảnh năm 2024, do Chi hội Cá cảnh Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), sự kiện lần này hứa hẹn mang đến một trải nghiệm sôi động và đa dạng cho những người yêu thích cá cảnh và thú cưng.

Tuần lễ Sinh vật cảnh
• 06:59 12/10/2024

Gấu nước: Một sinh vật bé nhỏ với sức sống mãnh liệt

Trong thế giới tự nhiên, không hiếm sinh vật có đời sống lâu dài; tuy nhiên, sinh vật biển có khả năng sinh tồn trong gần như mọi điều kiện môi trường như gấu nước thì thật sự rất hiếm hoi.

Bọ gấu nước
• 06:59 12/10/2024

Biện pháp phòng vệ chống lại vi-rút đốm trắng: Bảo vệ qua trung gian RNAi ở tôm

Vi-rút gây hội chứng đốm trắng (WSSV) đe dọa đáng kể đến ngành nuôi tôm trên toàn thế giới.

Tôm bệnh đốm trắng
• 06:59 12/10/2024

Tôm đóng rong nhớt cách nhận biết và giải pháp

Tôm bị đóng rong, nhớt thì trên một phần hoặc toàn bộ cơ thể sẽ bị phủ một lớp rong rêu màu xanh đen, khiến tôm hoạt động khó khăn, khó lột vỏ và chậm lớn.

Tôm đóng rong
• 06:59 12/10/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu

Đậu nành
• 06:59 12/10/2024
Some text some message..