Nuôi trồng thủy sản tại Hà Nội: Hạ tầng yếu, hiệu quả thấp

Trong bối cảnh người chăn nuôi gia súc, gia cầm lao đao vì giá giảm, các hộ nuôi trồng thủy sản (NTTS) ở ngoại thành Hà Nội vẫn bám trụ được với nghề nhưng cũng chỉ lấy công làm lãi... Làm thế nào để đưa nghề NTTS phát triển ổn định, bền vững và có thể xuất khẩu trong tương lai đang là bài toán khó cho TP Hà Nội.

Thu hoạch cá
Thu hoạch cá ở Duyên Hà (Thanh Trì). Ảnh: Bảo Lâm

Năng suất thấp

Huyện Chương Mỹ là một trong những vùng NTTS lớn của thành phố Hà Nội, tập trung ở các xã Tân Tiến, Thanh Bình, Trường Yên, Nam Phương Tiến... Tuy nhiên, Phó phòng Kinh tế huyện Chương Mỹ Hoàng Văn Thám cho rằng, việc nuôi thủy sản ở đây vẫn mang tính nhỏ lẻ, manh mún nên hiệu quả chưa tương xứng với tiềm năng. Cơ sở hạ tầng cho các khu NTTS hầu như chưa được đầu tư gây khó khăn cho việc phát triển, mở rộng diện tích. Chẳng hạn như khu vực xã Nam Phương Tiến, sau khi có chủ trương dồn điền, đổi thửa, chuyển đổi khu trũng cấy lúa kém hiệu quả sang NTTS nhưng do bờ vùng, bờ thửa chỉ đắp bằng đất, hệ thống điện không có nên nhiều hộ dân muốn mở rộng quy mô chăn nuôi cũng chấp nhận bó tay vì sợ thua lỗ. Do đó, năng suất cá bình quân trên địa bàn huyện chỉ đạt 5 tấn/ha. Để nâng cao hiệu quả sản xuất, huyện đã quy hoạch, xây dựng các dự án NTTS tập trung, trong đó Nhà nước hỗ trợ đầu tư về cơ sở hạ tầng nhưng đến nay các dự án gần như "nằm trên giấy". Đơn cử như dự án ở xã Thanh Bình kết hợp với chăn nuôi trên diện tích 84ha đã được phê duyệt nhưng không có vốn nên vẫn chưa đầu tư. Dự án NTTS ở các xã Nam Phương Tiến - Hoàng Văn Thụ - Tân Tiến với diện tích 120ha và dự án NTTS ở Trung Hòa đã làm xong thủ tục đầu tư nhưng đến nay không thực hiện được vì chưa có vốn. 

Cùng chung quan điểm này, Phó Chủ tịch UBND xã Phụng Châu Nguyễn Chí Thuần cho biết, thời gian đầu, NTTS trên địa bàn xã có hiệu quả kinh tế cao hơn trồng lúa, nhưng đến nay một số hộ nuôi bị lỗ vì chi phí đầu tư quá lớn do chuyển từ ruộng sang ao để nuôi cá. Thực tế, diện tích mặt nước khu NTTS rộng nhưng không sâu nên mất nhiều công đào đắp vì vậy xây dựng cơ sở hạ tầng khu vực nuôi trồng trung bình phải mất đến 1-2 tỷ đồng/ha nên việc đầu tư rất khó khăn do người dân thiếu vốn. Ngoài ra, thời gian đấu thầu để thả cá ngắn, chỉ khoảng 5 năm nên người dân không yên tâm để đầu tư cơ sở hạ tầng. Không những thế, kinh nghiệm trong NTTS của đa số các hộ dân còn rất hạn chế nên mới chỉ tập trung vào nuôi cá truyền thống như trắm, chép, rô, trôi, mè... cho hiệu quả kinh tế không cao, năng suất trung bình của xã chỉ đạt 2 tấn/ha.

Đầu tư đồng bộ

Các hộ NTTS đều cho rằng, Nhà nước nên có những chính sách hỗ trợ hợp lý cho các vùng NTTS của Hà Nội về hạ tầng kỹ thuật như đắp bờ, làm đường ra, vào ở những nơi nuôi thả tập trung theo quy hoạch. Nên có chính sách cho các hộ thuê đất trong thời gian dài để yên tâm đầu tư. 

Ông Nguyễn Xuân Năm ở xã Phụng Châu (Chương Mỹ) cho biết, hiện người NTTS đều đang gặp khó khăn về vốn vì đầu tư để xây dựng một trang trại quá lớn. Vì vậy, Nhà nước nên tạo điều kiện cho các hộ dân tiếp cận với nguồn vay ưu đãi từ các chương trình phát triển nông nghiệp để duy trì sản xuất. Ngoài ra, hằng năm cần mở các lớp tập huấn về nâng cao kiến thức trong NTTS để người dân nắm bắt những tiến bộ khoa học, kỹ thuật áp dụng vào quá trình nuôi trồng để đạt hiệu quả cao nhất. 

Chi Cục trưởng Chi cục Thủy sản Hà Nội Hoàng Tiến Minh khuyến cáo, để nâng cao năng suất và sản lượng nuôi trồng, các hộ nuôi cần theo dõi chặt chẽ việc xử lý nước thải tại các ao nuôi. Ngoài ra, cần tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật cho vùng nuôi công nghiệp, bán công nghiệp, bảo đảm các điều kiện nuôi thâm canh, an toàn dịch bệnh. Các địa phương cần hướng dẫn người nuôi thực hiện quy trình nuôi tốt, thí điểm triển khai các mô hình NTTS theo chương trình VietGap để nâng cao năng suất và kiểm soát được dịch bệnh.

Theo Chi cục Thủy sản Hà Nội, đến nay, diện tích nuôi thủy sản của thành phố đạt 71,3% kế hoạch, tăng 1,5% so cùng kỳ năm 2012. Sản lượng thủy sản nuôi đạt 32.475 tấn, tăng 7,3%... Tuy nhiên, ngành NTTS của Hà Nội vẫn còn nhiều hạn chế. Mặc dù tiềm năng rất lớn với trên 30.000ha có khả năng NTTS nhưng hiện nay mới chỉ nuôi thả được gần 15.000ha. Trong đó, người dân chủ yếu nuôi bằng hình thức quảng canh, nuôi theo kinh nghiệm là chính nên năng suất bình quân thấp, chỉ đạt khoảng 3-5 tấn/ha/năm.

Báo Hà Nội mới
Đăng ngày 05/08/2013
Quỳnh Dung
Nuôi trồng

Tiêu hủy trên 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch

Ngày 16/11, Phòng Cảnh sát về Môi trường Công an tỉnh Bạc Liêu vừa phối hợp các đơn vị liên quan bắt và tiêu hủy hơn 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch.

tiêu hủy tôm giống
• 14:37 18/11/2022

Chấn chỉnh việc buôn bán, sử dụng kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản

Ngày 9/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công văn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường quản lý buôn bán, sử dụng thuốc thú y thủy sản trong nuôi trồng thủy sản.

Cần quản lý chặt chẽ chất kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Tép Bạc
• 10:41 10/11/2022

Đừng nuôi tôm như... đánh số đề!

Giống tôm kháng bệnh có thể chậm lớn hơn, song sẽ khắc phục được bất lợi của thời tiết, dịch bệnh tại vùng nuôi tôm khu vực Bắc Trung bộ và các tỉnh phía Bắc.

Thu hoạch tôm. Ảnh: icdn.dantri.com.vn
• 09:41 03/11/2022

Bình Định: Đẩy mạnh công tác tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản

TTKN Bình Định phối hợp với Truyền hình Bình Định tổ chức tọa đàm tăng cường kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản.

tọa đàm
• 11:58 02/11/2022

Hiện trạng tôm càng chết hàng loạt do ngập mặt tấn công ao nuôi

Trong bối cảnh hiện nay, vấn đề nắng nóng, xâm nhập mặn kéo dài tại các tỉnh miền Nam đang trở nên ngày càng nghiêm trọng đối với ngành nuôi trồng thủy sản. Kiên Giang, với diện tích lớn dành cho việc nuôi tôm càng xanh kết hợp với canh tác lúa, đang phải đối mặt với hậu quả đáng kể của hạn hán và xâm nhập mặn.

Tôm càng xanh
• 09:00 03/05/2024

Ảnh hưởng tiêu cực từ nước xả thải ao tôm

Việc quản lý và xử lý chất thải, xử lý nước thải trong nuôi trồng thủy sản cũng cần được chú trọng. Các vật tư hóa chất, chế phẩm sinh học được sử dụng trong các mô hình canh tác ở các vùng kinh tế đáp ứng tiêu chuẩn môi trường và hạn chế dịch bệnh nuôi trồng thủy sản lây nhiễm để phát triển bền vững ngành nuôi trồng thủy sản.

Nước ao tôm
• 08:00 02/05/2024

Quản lý tốt ao nuôi khi có mưa bất ngờ vào mùa nắng

Giai đoạn giao mùa nắng và mưa, sẽ xuất hiện những cơn mưa đầu mùa bất thường đang gây ra sự biến đổi đột ngột trong môi trường ao nuôi tôm. Sau cơn mưa đó là nắng nóng gay gắt, làm giảm sức đề kháng của tôm và tăng nguy cơ bùng phát bệnh.

Ao nuôi
• 08:00 02/05/2024

Hiểu rõ lợi ích của Edta trong nuôi tôm

Khi thảo luận về việc hiểu rõ lợi ích của Edta trong nuôi tôm, không thể phủ nhận vai trò quan trọng mà chất này mang lại trong quá trình chăm sóc và duy trì môi trường sống cho tôm.

Ao tôm
• 08:00 01/05/2024

Khả năng tái tạo cơ thể kỳ diệu của sên biển

Năm 2021, một nhóm nghiên cứu ở Nhật Bản đã phát hiện một loài sên biển thuộc họ sacoglossans có khả năng tự tái tạo phần cơ thể đã mất đi chỉ trong khoảng từ 2 đến 3 tuần.

Sên biển
• 18:04 03/05/2024

Cá nhám phơi: Loài cá to lớn có tính tình thân thiện

Sở hữu thân hình to lớn và có phần kỳ dị, nhưng cá nhám phơi lại là một sinh vật biển có tính tình rất hiền lành và thân thiện.

Cá nhám
• 18:04 03/05/2024

Xuất khẩu nông lâm thủy sản tăng mạnh trong 4 tháng đầu năm

Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 19,06 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm 2023. Cùng với đó, nhập khẩu nông lâm thủy sản đạt 14,32 tỷ USD. Như vậy, giá trị xuất siêu ngành đạt được 4 tháng là 4,74 tỷ USD, tăng 71,5%.

Tôm thẻ
• 18:04 03/05/2024

Tạt vi sinh cho ao tôm

Trong nuôi tôm, vi sinh mang đến rất nhiều lợi ích cho ao nuôi cũng như vật nuôi sinh trưởng. Nhưng liệu bạn có đang hiểu rõ và sử dụng chúng đúng cách để giúp phát huy hết năng lực của vi sinh mang đến. Cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Ao nuôi tôm
• 18:04 03/05/2024

Hiện trạng tôm càng chết hàng loạt do ngập mặt tấn công ao nuôi

Trong bối cảnh hiện nay, vấn đề nắng nóng, xâm nhập mặn kéo dài tại các tỉnh miền Nam đang trở nên ngày càng nghiêm trọng đối với ngành nuôi trồng thủy sản. Kiên Giang, với diện tích lớn dành cho việc nuôi tôm càng xanh kết hợp với canh tác lúa, đang phải đối mặt với hậu quả đáng kể của hạn hán và xâm nhập mặn.

Tôm càng xanh
• 18:04 03/05/2024