Nuôi trồng thủy sản và cơ hội đầu tư ở ĐBSCL

Ngày 30/10/2023, tại Cần Thơ, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL cho biết, nuôi trồng thủy sản vùng này áp dụng khoa học công nghệ cao đã khai thác được tiềm năng, lợi thế tự nhiên mang lại giá trị kinh tế lớn.

Ao tôm
Nuôi tôm công nghệ cao. Ảnh: Tép Bạc

Tuy nhiên, cũng chỉ ra quá trình phát triển đang đối diện nhiều thách thức và đó là cơ hội mới cho đầu tư.

Ứng dụng công nghệ tiên tiến 

Cục Thủy sản cho biết, các công nghệ nuôi tiên tiến trên thế giới đã được ứng dụng rộng rãi ở nhiều nơi trong ĐBSCL:

Hệ thống nuôi tuần hoàn (RAS): Áp dụng tại một số cơ sở sản xuất giống tôm nước lợ của công ty như CP Việt Nam, Việt - Úc, Hải Thanh... cho kết quả tốt. Công nghệ này có ưu điểm lọc và xử lý nước ao nuôi theo chu kỳ khép kín, ít thay nước nên kiểm soát các yếu tố môi trường và hạn chế dịch bệnh

Công nghệ Biofloc: Áp dụng chủ yếu ở cơ sở nuôi có nguồn lực đầu tư tài chính mạnh và năng lực vận hành quy trình công nghệ tốt. Mô hình semi-biofloc được ứng dụng rộng rãi hơn mô hình biofloc ở các tỉnh ven biển để nuôi tôm nước lợ. Công nghệ này cho hiệu quả kinh tế cao và phòng chống được một số loại bệnh trên tôm, giảm ô nhiễm môi trường.

Công nghệ nuôi trong nhà màng: Nuôi siêu thâm canh thường áp dụng công nghệ cao, đầu tư cao, được dự báo mở rộng trong thời gian tới với các doanh nghiệp hoặc hộ nuôi có đủ nguồn lực tài chính, có khả năng quản lý và áp dụng công nghệ cao trong nuôi tôm.

Nuôi tôm nhà màngCông nghệ nuôi tôm trong nhà màng

Công nghệ nuôi nhiều giai đoạn: Nuôi tôm 2 và 3 giai đoạn được ứng dụng rộng rãi tại ĐBSCL, có tiềm năng mở rộng và phù hợp với xu hướng đầu tư phát triển thời gian tới.

Kỹ thuật nuôi ghép, nuôi kết hợp: Nuôi ghép tôm nước lợ - rong biển, bào ngư - rong biển,... hoặc nuôi kết hợp cá - lúa, tôm - lúa,... đã được nghiên cứu và chuyển giao vào sản xuất. Nuôi ghép, nuôi kết hợp hướng hữu cơ, sinh thái,… cần được tiếp tục đẩy mạnh.

Quy trình công nghệ nuôi sạch: Đã phát triển các quy trình công nghệ nuôi sạch tôm sú, cá tra, rô phi. Ứng dụng kỹ thuật PCR, kỹ thuật chẩn đoán sớm một số bệnh nguy hiểm cũng đã được nghiên cứu ứng dụng, góp phần giảm rủi ro trong nuôi tôm. 

Sản xuất còn manh mún, năng suất thấp 

Vùng ĐBSCL đã hình thành các vùng nuôi trọng điểm tôm sú, tôm chân trắng, cá tra, tôm càng xanh, nhuyễn thể, thuỷ đặc sản. Chuyển hướng rõ rệt theo quy mô sản xuất công nghiệp, áp dụng khoa học công nghệ cao để nâng cao năng suất, sản lượng và giá trị.

Tuy nhiên, nền sản xuất còn manh mún, vẫn còn nhiều cơ sở nuôi nhỏ lẻ, chưa tạo thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Tỷ lệ nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh thấp, do đó năng suất bình quân mới đạt khoảng 3,7 tấn/ha, thấp hơn so với năng suất bình quân của cả nước đạt khoảng 4 tấn/ha.

Ao tômVùng ĐBSCL đã hình thành các vùng nuôi trọng điểm tôm sú, bên cạnh vẫn còn nhiều cơ sở nuôi nhỏ lẻ, chưa tạo thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Ảnh: Tép Bạc

Cũng theo Cục Thủy sản, cơ chế chính sách thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế, doanh nghiệp vào phát triển nuôi trồng thủy sản vùng ĐBSCL còn nhiều bất cập, hạn chế, thiếu và không đồng bộ. Chưa xây dựng được các mô hình liên kết đầu tư như hợp tác công tư, đầu tư mồi,… do đó chưa có nhiều doanh nghiệp đầu tư vào phát triển nuôi trồng thủy sản. Liên kết trong sản xuất theo chuỗi còn rất nhiều hạn chế. 

Những lĩnh vực ưu tiên đầu tư 

Hội nghịQuang cảnh hội nghị

Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững vùng ĐBSCL đến năm 2030 tại Quyết định số 3550/QĐ-BNN-TCTS ngày 12/8/2021 của Bộ NN&PTNT đã nêu ra những lĩnh vực ưu tiên đầu tư để phát triển. Trong đó, có dự án Đầu tư nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản tập trung thích ứng với biến đổi khí hậu, vùng chuyển đổi từ đất sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu sang nuôi trồng thủy sản, có tổng vốn 3.000 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách, vốn vay ODA, vốn xã hội hóa và vốn từ các chương trình, dự án đã phê duyệt. Một số nội dung chính là: 

Đầu tư hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thuỷ sản: Hoàn thiện hệ thống công trình thuỷ lợi để chủ động cấp nước; nâng cấp đê bao, bờ ao ở các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung. Xây dựng hệ thống cống điều tiết nước chủ động ở các vùng tập trung để phục vụ sản xuất, đặc biệt là phục vụ các mô hình nuôi thủy sản kết hợp với trồng lúa.

Đầu tư hạ tầng vùng chuyển đổi sang nuôi trồng thuỷ sản: Xây dựng hạ tầng kỹ thuật tại các vùng nuôi đã chuyển đổi nhưng chưa được đầu tư để đảm bảo phát triển bền vững. Ưu tiên đầu tư, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng ở những vùng nuôi tôm nước lợ, vùng chuyển đổi từ trồng lúa sang tôm nước lợ.

Đầu tư hệ thống quan trắc, cảnh báo môi trường phục vụ nuôi trồng thuỷ sản: Xây dựng hoàn thiện hệ thống quan trắc môi trường nước ở các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung đảm bảo quan trắc kịp thời biến động môi trường, thông tin, cảnh báo cho cơ quan quản lý thuỷ sản, các cơ sở nuôi trồng thủy sản trong vùng.

Đầu tư hạ tầng sản xuất giống: Đầu tư hạ tầng vùng sản xuất giống cá tra tập trung tại Đồng Tháp, An Giang; vùng sản xuất giống tôm chân trắng tại Bạc Liêu; vùng sản xuất giống tôm sú tại Cà Mau; vùng sản xuất giống phục vụ nuôi biển tại Kiên Giang.

Đăng ngày 17/11/2023
Sáu Nghệ
Góc nhìn

Phấn đấu ương dưỡng giống cá tra hao hụt dưới 85%

Ương dưỡng giống cá tra hiện nay, tỷ lệ hao hụt trên 90% và Cục Thủy sản đặt mục tiêu phấn đấu trong thời gian tới giảm xuống dưới 85%, tỷ lệ cá sống đạt 15-20%.

Cá tra giống
• 10:09 25/10/2024

Khử trùng nước bằng Ozone tốt hơn tia UV khi nuôi tôm tuần hoàn?

Nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) trong hệ thống tuần hoàn (RAS) đang phát triển ở nhiều nước. Tuy nhiên cũng phát triển nhóm Vibrio gây bệnh cho tôm và thường được sử dụng Ozone hay tia UV để làm giảm lượng vi khuẩn.

Nuôi tôm tuần hoàn
• 09:53 23/10/2024

Phó Thủ tướng yêu cầu xóa tàu cá “3 không” trong tháng 11

Ngày 17/10/2024, Ban Chỉ đạo quốc gia về chống khai thác IUU họp ở Cà Mau, cho biết cả nước còn hơn 9.300 tàu cá “3 không” (không đăng ký, không đăng kiểm, không cấp phép). Chủ trì cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu trong tháng 11/2024 tập trung xóa hết tàu cá “3 không”

Tàu cá Việt Nam
• 09:25 22/10/2024

Thực trạng và hướng phát triển bền vững nuôi cá biển

PGS.TS Phạm Đức Hùng ở Viện Nuôi trồng Thủy sản thuộc Trường Đại học Nha Trang phân tích thực trạng nuôi cá biển hiện nay, từ con giống đến các đối tượng và hình thức nuôi còn nhiều hạn chế, từ đó đề xuất hướng phát triển bền vững.

Cá biển
• 11:15 18/10/2024

Mở Shop Cá cảnh - Tép cảnh online nhanh và nhàn tại Farmext eShop

Bạn đang kinh doanh, phân phối giống và các sản phẩm thuộc lĩnh vực Cá cảnh - Tép cảnh? Bạn cần mở shop online nhanh chóng, để có thêm hướng ra cho sản phẩm và tăng thêm thu nhập? Hãy liên hệ với Farmext eShop ngay.

Cá cảnh - Tép cảnh online
• 17:26 20/11/2024

Tự tin thể hiện ý tưởng cùng Tương Lai Thủy Sản Việt: Thế Hệ Mới, Level Mới

Tương Lai Thủy Sản Việt: Thế Hệ Mới, Level Mới là cuộc thi viết được tổ chức bởi Tép Bạc. Cuộc thi dành cho tất các các đối tượng sinh viên đam mê ngành thủy sản tại Việt Nam. Đây là cơ hội để các bạn tự do thể hiện mọi góc nhìn và ý tưởng của mình đối với ngành thủy sản.

Cuộc thi viết
• 17:26 20/11/2024

Đặc điểm sinh sản kỳ thú của rồng lá biển

Rồng lá biển (Phyllopteryx) là một trong những loài sinh vật biển kỳ thú bậc nhất với vẻ ngoài vô cùng độc đáo, khiến chúng dễ bị nhầm lẫn với thực vật hơn là động vật.

Rồng lá biển
• 17:26 20/11/2024

Niềm tự hào của người ươm mầm tương lai

Thuở còn đi dạy, tôi thường lên mạng tìm kiếm tài liệu bổ sung cho các bài giảng của mình. Một lần tình cờ tôi tìm đến trang web có tên rất ngộ nghĩnh và dễ thương: Tepbac.

Anh Trần Duy Phong
• 17:26 20/11/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 17:26 20/11/2024
Some text some message..