Nuôi ương tôm hùm nhí

Những năm qua nghề nuôi ương “tôm hùm nhí” ở xã An Hòa, huyện Tuy An (Phú Yên) phát triển khá mạnh, mỗi năm đáp ứng cho người nuôi tôm thương phẩm từ 40.000 - 70.000 con.

tôm hùm nhí
Tôm con (tôm trắng) sau khi thu mua về sẽ được thả ương sau 3-4 tháng sẽ bán cho người nuôi thịt

Ông Huỳnh Văn Phúc, Chủ tịch UBND xã An Hòa cho biết, nếu như những năm 2000 toàn xã chỉ có vài hộ nuôi ương tôm giống thì đến nay lên đến khoảng 60 hộ. Tôm con sau khi được ngư dân khai thác ngoài tự nhiên (nhỏ bằng chân nhang) sau đó đưa vào ương, qua 3 - 4 tháng nuôi, tôm sẽ đạt kích thước bằng ngón tay út, được bán lại cho người nuôi tôm thịt.

Anh Lê Ánh Hào, một người chuyên nuôi ương “tôm hùm nhí” ở thôn Nhơn Hội cho biết, trung bình mỗi năm gia đình anh nuôi ương tôm hùm giống từ 1.000 - 3.000 con; sau 1,5 - 3,5 tháng xuất bán, trừ chi phí còn lãi trên dưới 200 triệu đồng.

Tương tự, hộ ông Phan Lưu, người cùng thôn có hơn 10 năm kinh nghiệm nuôi ương tôm hùm giống. Những năm 2011 trở về trước khi giá tôm giống rẻ, từ 70.000 - 200.000 đồng/con, mỗi năm gia đình ông thu mua nuôi ương từ 2.000 - 2.500 con, sau 3 tháng nuôi, bán với giá 150.000 - 300.000 đồng/con, trừ chi phí lãi hơn 100 triệu đồng/vụ. 

Tuy nhiên những năm trở lại đây khi con giống khan hiếm, giá thu mua đầu vào cao nên gia đình cũng không dám ương nhiều. Như năm 2015, ông thả ương 450 con, sau 3 tháng thả nuôi bán lại cho người nuôi tôm thịt còn lãi 50 triệu đồng.

Cũng theo ông Lưu, việc nuôi ương tôm hùm giống cũng giống như nuôi tôm hùm lồng. Tôm con sau khi khai thác được thả ương trong lồng lưới nylon có kích thước 1,5 x 1,5 x 0,6 m; mỗi lồng thả từ 200 -400 con, cứ sau 1 tháng nuôi sẽ được vệ sinh, thay lồng nuôi, đồng thời giảm bớt mật độ. Thức ăn cho tôm ương là ghẹ, cua.

“Nuôi tôm ương vẫn rủi ro như nuôi tôm thịt, tuy nhiên tỷ lệ hao hụt thấp từ 5 - 15%. Thế nhưng nhờ thời gian nuôi ngắn, chi phí đầu tư về thức ăn thấp nên có lãi khá”, ông Lưu chia sẻ.


Nghề ương tôm giống phát triển khá mạnh tại xã An Hòa

Được biết, để phát triển nghề ương tôm giống bền vững phục vụ cho người nuôi tôm thịt, xã An Hòa đang quy hoạch vùng nuôi ương với diện tích mặt nước 16 ha tại Gành Yến (thôn Nhơn Hội).

Theo các chuyên gia, việc ương nuôi tôm hùm giống ngay tại vùng khai thác trong thời gian ngắn (10 ngày) cũng mang lại kết quả tốt cho việc ương nuôi tôm hùm giống sau này với tỷ lệ sống đạt trên 90% sau 75 ngày nuôi.

Nông Nghiệp Việt Nam, 22/03/2016
Đăng ngày 23/03/2016
Kim Sơ
Nuôi trồng

Hành trình đổi đời nhờ nuôi cá chạch lấu của chàng dược sĩ bỏ phố về quê

Võ Lê Hoàng Tuấn, 32 tuổi, từng là một Dược sĩ làm việc tại TP.HCM với mức lương ổn định 15 triệu đồng mỗi tháng.

Nông dân
• 11:35 18/11/2024

Theo dõi chặt chẽ thời tiết là biện pháp tốt giúp vụ nuôi thành công

Thời tiết là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của tôm. Những thay đổi đột ngột về nhiệt độ, mưa lớn, hoặc gió mạnh có thể làm biến đổi chất lượng nước và gây căng thẳng cho tôm, dẫn đến nguy cơ dịch bệnh hoặc chậm phát triển.

Ao tôm
• 10:19 18/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:19 15/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 11:36 14/11/2024

Hành trình đổi đời nhờ nuôi cá chạch lấu của chàng dược sĩ bỏ phố về quê

Võ Lê Hoàng Tuấn, 32 tuổi, từng là một Dược sĩ làm việc tại TP.HCM với mức lương ổn định 15 triệu đồng mỗi tháng.

Nông dân
• 15:45 18/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 15:45 18/11/2024

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 15:45 18/11/2024

Theo dõi chặt chẽ thời tiết là biện pháp tốt giúp vụ nuôi thành công

Thời tiết là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của tôm. Những thay đổi đột ngột về nhiệt độ, mưa lớn, hoặc gió mạnh có thể làm biến đổi chất lượng nước và gây căng thẳng cho tôm, dẫn đến nguy cơ dịch bệnh hoặc chậm phát triển.

Ao tôm
• 15:45 18/11/2024

Phát triển các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng

Ngành thủy sản là một trong những trụ cột kinh tế quan trọng của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu và giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động. Tuy nhiên, để nâng cao giá trị, tăng sức cạnh tranh và mở rộng thị trường, phát triển các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng là hướng đi tất yếu và bền vững.

Tôm chế biến sẵn
• 15:45 18/11/2024
Some text some message..