Nuôi xen tôm - cua - cá chi phí thấp, giảm rủi ro

Dù lợi nhuận không cao bằng nuôi thâm canh, nhưng mô hình nuôi xen tôm, cua, cá trong rừng ngập mặn có chi phí thấp, giảm được rủi ro và có tính bền vững.

Rừng ngập mặn
Nuôi tôm xen cua, cá tận dụng được không gian của hệ sinh thái cây rừng ngập mặn, do vậy người nuôi được giảm chi phí cải tạo ao hồ. Ảnh: V.Đ.T

Chi phí thấp, giảm rủi ro

Trong năm 2022, Trung tâm Khuyến nông Bình Định đã triển khai 2 mô hình nuôi thủy sản tổng hợp tôm - cua - cá, xây dựng 2 điểm trình diễn. Kết quả của các mô hình cho thấy hiệu quả khả quan. Những hộ tham gia mô hình đạt thu nhập 150 - 180 triệu đồng/ha.

Nuôi tôm xen cua, cá có chi phí đầu tư ban đầu thấp, tận dụng được không gian của hệ sinh thái cây rừng ngập mặn, do vậy người nuôi giảm được chi phí cải tạo ao hồ. Từ kết quả đạt được, Trung tâm Khuyến nông Bình Định sẽ nhân rộng mô hình trong thời gian tới.

Hiện nay, mô hình nuôi thủy sản tổng hợp tôm - cua - cá đã thu hút ngư dân ở những vùng nuôi tôm nước lợ, đang được nhiều người có nhu cầu tiếp cận để chuyển đổi. Do vậy, trong năm 2023, Trung tâm Khuyến nông Bình Định tiếp tục triển khai 3 mô hình nuôi trồng thủy sản, trong đó có mô hình nuôi tổng hợp tôm - cua - cá ở các vùng nuôi thủy sản nước lợ, đồng thời xây dựng các điểm trình diễn giúp công tác chuyển giao kỹ thuật cho ngư dân hiệu quả hơn.

Tham gia mô hình nuôi thủy sản tổng hợp tôm - cua - cá trong ao sinh thái cây ngập mặn, ngư dân được hỗ trợ 50% chi phí con giống, vật tư thiết yếu; được hướng dẫn kỹ thuật, cách phòng ngừa dịch bệnh…

Theo đánh giá của Trung tâm Khuyến nông Bình Định, đối với lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, người dân ngày càng quan tâm tới mô hình nuôi thủy sản tổng hợp, nuôi xen ghép ở các vùng nước lợ; nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng thương phẩm bằng công nghệ Semi-Biofloc; nuôi cá trong ao nước ngọt kết hợp gắn với chuỗi tiêu thụ.

Do đó, trong năm 2023 này, Trung tâm Khuyến nông Bình Định sẽ xây dựng 3 mô hình nuôi thủy sản gồm: Nuôi ghép tổng hợp tôm - cua - cá trong ao sinh thái cây ngập mặn; nuôi cá chình thương phẩm trong ao nước ngọt và nuôi cá thát lát cườm thương phẩm trong hồ thủy lợi.

Riêng với mô hình nuôi ghép tổng hợp trong ao sinh thái cây ngập mặn, đơn vị này triển khai 2 mô hình với 3 điểm trình diễn, gồm 2 điểm tại xã Phước Sơn và xã Phước Thắng (huyện Tuy Phước) và 1 điểm tại xã Cát Minh (huyện Phù Cát) có quy mô 1 ha/điểm trình diễn.

Cây rừngCây rừng ngập mặn phát triển tốt, tạo môi trường thuận lợi để triển khai nuôi thủy sản tổng hợp. Ảnh: V.Đ.T

Hiện nay, cán bộ kỹ thuật của Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp với các địa phương đang thẩm định, lựa chọn hộ đủ điều kiện tham gia mô hình, trong tháng 3/2023 sẽ chính thức triển khai. Trong quá trình thực hiện, Trung tâm Khuyến nông Bình Định sẽ tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn kỹ thuật cho người dân để nhân rộng và chuyển giao kỹ thuật.

Nhiều triển vọng nhân rộng

Tuy Phước là địa phương có diện tích nuôi trồng thủy sản nước lợ lớn nhất tỉnh Bình Định. Trong năm 2022, trên địa bàn huyện này có 42ha ao hồ nuôi tôm bị dịch bệnh tấn công. Riêng vùng nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng ở thôn Đông Điền (xã Phước Thắng) xảy ra tình trạng tỷ lệ nước mặn thấp dưới mức cho phép, nhiều ao nuôi không thể áp dụng được quy trình nuôi tôm VietGAP, buộc phải chuyển đổi sang các hình thức nuôi khác.

Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thời tiết ở Bình Định ngày càng diễn biến phức tạp, hiện tượng vùng nuôi bị ngọt hóa thường xuyên xảy ra, do đó, ngành nông nghiệp Tuy Phước rất cần nhân rộng mô hình nuôi thủy sản tổng hợp trong các ao nuôi, vùng nuôi có cây rừng ngập mặn trên địa bàn để giảm thiểu rủi ro.

Tàu thuyềnMô hình nuôi thủy sản tổng hợp tôm - cua - cá ở các vùng nuôi nước lợ đang được ngư dân Bình Định đón nhận, nhân rộng. Ảnh: V.Đ.T

“Không phải vùng nuôi tôm nào cũng đủ điều kiện áp dụng công nghệ mới trong nuôi thâm canh, do vậy, mô hình nuôi tổng hợp là hướng đi phù hợp để nghề nuôi tôm được bền vững. Nuôi tôm xen cua, cá tận dụng không gian của hệ sinh thái cây rừng ngập mặn, bà con vừa giảm được chi phí đầu tư, vừa giảm được rủi ro.

Dù lợi nhuận không cao bằng nuôi tôm thâm canh, nhưng nuôi tôm theo mô hình tổng hợp sẽ bảo vệ được môi trường, giảm rủi ro. Ngoài 2 mô hình do Trung tâm Khuyến nông tỉnh hỗ trợ, huyện sẽ triển khai thêm 1 mô hình nữa để từng bước áp dụng rộng rãi cho các vùng nuôi trong huyện”, ông Phạm Quang Ân, Phó trưởng Phòng NN-PTNT huyện Tuy Phước cho hay.

Nuôi trồng thủy sản ở huyện Phù Cát có thế mạnh là tận dụng được không gian của hệ sinh thái cây rừng ngập mặn chạy dọc các xã Cát Thành, Cát Khánh, Cát Minh. Đây là điều kiện thuận lợi để nhân rộng mô hình nuôi tổng hợp tôm - cua - cá. Cây rừng ngập mặn phát triển tốt, tạo môi trường thuận lợi để triển khai nuôi thủy sản tổng hợp. Do đó, ngành chức năng huyện này đã giao khoán rừng ngập mặn cho các hộ dân để kết hợp vừa nuôi thủy sản, vừa bảo vệ rừng ngập mặn.

Nông Nghiệp Việt Nam
Đăng ngày 06/03/2023
Vũ Đình Thung
Nuôi trồng

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 09:49 26/12/2024

Thuần hóa tôm giống trước khi thả

Thuần hóa tôm giống trước khi thả vào ao nuôi là một trong những bước quyết định sự thành bại của vụ nuôi. Quá trình này không chỉ giúp tôm thích nghi với môi trường mới mà còn tăng khả năng sinh trưởng và giảm tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn đầu. Để đảm bảo thành công, người nuôi cần nắm rõ các bước và áp dụng phương pháp phù hợp.

tôm giống
• 10:10 24/12/2024

Xu hướng công nghệ trong nuôi trồng thủy sản năm 2025

Trước sức ép gia tăng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, nuôi trồng thủy sản được kỳ vọng đáp ứng hơn 60% sản lượng thủy sản tiêu thụ vào năm 2030. Tuy nhiên, ngành này đang đối mặt với nhiều thách thức như dịch bệnh, sự suy thoái môi trường, và tác động từ biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh đó, việc ứng dụng công nghệ hiện đại đã trở thành yếu tố cốt lõi để đảm bảo sự phát triển bền vững.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:50 24/12/2024

Những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP trên tôm

Bệnh vi bào tử trùng EHP là một trong những bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, gây ra thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn gây khó khăn trong quản lý ao nuôi. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP và các giải pháp hiệu quả mà người nuôi tôm cần biết.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:03 23/12/2024

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 15:43 26/12/2024

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 15:43 26/12/2024

Tiềm năng của cá cảnh trong thị trường xuất khẩu

Ngành nuôi trồng thủy sản không chỉ tập trung vào tôm, cá nuôi thương phẩm mà còn bao gồm cả ngành cá cảnh, một lĩnh vực đang ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Với sự phát triển của công nghệ nuôi trồng và nhu cầu ngày càng tăng từ các thị trường lớn, cá cảnh đã trở thành một sản phẩm xuất khẩu đầy tiềm năng.

Cá cảnh
• 15:43 26/12/2024

Câu chuyện thành công trong nuôi tôm

Những ngày gần đây, bà con nông dân nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ đang thu được những thành công lớn từ mô hình nuôi tôm kết hợp với trồng lúa, đặc biệt là khi giá tôm đạt mức kỷ lục. Những câu chuyện thành công từ các mô hình nuôi tôm, đặc biệt là ở Kiên Giang và Cà Mau, đang được chia sẻ rộng rãi và tạo động lực lớn cho người dân trong khu vực và trên cả nước.

Tôm thẻ chân trắng
• 15:43 26/12/2024

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 15:43 26/12/2024
Some text some message..