Ồ ạt nuôi trồng thủy sản ven bờ

Tình trạng nuôi trồng thủy sản (NTTS) tự phát, ngoài khu vực quy hoạch đang để lại nhiều hệ lụy về môi trường trên vịnh Cam Ranh.

Ồ ạt nuôi trồng thủy sản ven bờ
Lồng bè nuôi trồng thủy sản trên vịnh Cam Ranh

Dày đặc ô lồng vùng nước ven bờ

Lâu nay, người dân TP. Cam Ranh và nhiều địa phương lân cận thường đến vịnh Cam Ranh để đầu tư NTTS. Ông Mai Tiều - người dân ở thị trấn Cam Đức (huyện Cam Lâm, Khánh Hòa), đầu tư nuôi cá trên vùng biển vịnh Cam Ranh cho biết: “Tôi từ Cam Đức vào phường Cam Phúc Nam (TP. Cam Ranh) để đầu tư nuôi cá bớp được mấy năm nay. Những năm trước, việc nuôi trồng khá thuận lợi, hiệu quả mang lại cao nên lồng bè giăng kín một góc vịnh Cam Ranh. Mấy năm gần đây, tuy điều kiện thời tiết khắc nghiệt, môi trường vùng nuôi không đảm bảo nhưng số bè nuôi không có dấu hiệu giảm”.

Ông Hoàng Đình Minh - Chủ tịch Hội Nông dân phường Cam Phúc Nam cho biết: “Thời gian gần đây, số lồng bè NTTS, nhất là nuôi tôm hùm xanh trên vùng biển Cam Phúc Nam tăng đột biến. Hiện nay, toàn phường có 364 bè NTTS, với 4.416 lồng; trong đó số bè nuôi của người dân vãng lai là 59 bè. Nguyên nhân là do tôm hùm xanh đang cho hiệu quả và giống rất rẻ nên người dân đổ xô nuôi”. Cũng theo ông Minh, theo quy hoạch, vùng nước Cam Phúc Nam không còn phát triển NTTS, các chủ bè phải di dời về vùng biển xã Cam Bình. Tuy nhiên, người dân ít lưu tâm mà vẫn vô tư thả nuôi, không chịu di dời nên rất khó quản lý.

Đứng ở ven biển phường Cam Linh, phóng tầm mắt ra vài trăm mét là có thể thấy hàng nghìn ô lồng nuôi tôm hùm san sát, các ghe thuyền phục vụ NTTS phải khó khăn lắm mới có thể luồn lách ra bè. Trên bờ, nhiều lồng nuôi tôm hùm xanh vẫn tiếp tục được làm mới chất đầy đường. Theo ngư dân phường Cam Linh, đầu tư nuôi tôm hùm xanh chi phí ít hơn nhiều so với tôm hùm bông. Tôm hùm xanh giống rẻ, ít dịch bệnh, giá bán khá cao.

Theo bà Nguyễn Thị Châu Pha - Chủ tịch Hội Nông dân phường Cam Linh, cách đây 2 năm, trên địa bàn phường chỉ khoảng 1.500 lồng NTTS, nhưng hiện nay đã lên đến trên dưới 6.500 lồng. Theo quy hoạch, vùng nước khu vực Cam Linh không được NTTS lồng bè. Chính quyền địa phương đã tăng cường tuyên truyền, vận động nhưng người dân vẫn ồ ạt NTTS tại khu vực này.

Không riêng gì ở Cam Linh mà nhiều địa phương khác ven vịnh Cam Ranh cũng có chung tình trạng trên.

Những hệ lụy

Ông Lê Minh Hải - Trưởng phòng Kinh tế TP. Cam Ranh cho biết, thành phố hiện có hơn 33.100 lồng NTTS, trong đó có hơn 80% là lồng nuôi tôm hùm xanh, tăng gần 4.000 lồng so với thời điểm đầu năm 2017, gấp nhiều lần so với quy hoạch phát triển NTTS trên vịnh Cam Ranh. Theo số liệu tổng hợp giám sát dịch bệnh của Trạm Chăn nuôi và Thú y Cam Ranh, từ đầu năm 2017 đến nay, tình hình dịch bệnh trên tôm hùm nuôi tại Cam Ranh diễn biến khá phức tạp. Vào thời điểm tháng 3, tỷ lệ tôm hùm chết (chủ yếu có độ tuổi từ 3 đến 5 tháng) ở một số vùng nuôi lên đến 30%. Một trong những nguyên nhân được chỉ ra là do khu vực nuôi lồng bè gần bờ, mật độ nuôi dày, chưa có các quy định hay quy chế vệ sinh chung cho vùng nuôi nên gây ô nhiễm vùng nuôi, dẫn đến phát sinh dịch bệnh trên thủy sản nuôi.

Theo lãnh đạo UBND TP. Cam Ranh, vấn đề cần quan tâm nhất hiện nay đối với NTTS trên vịnh Cam Ranh là yếu tố môi trường. Thực tế, nhu cầu NTTS của người dân rất lớn, trong khi quy hoạch vùng nuôi tại Cam Bình diện tích chỉ 187ha, không đáp ứng được nhu cầu của người dân. Mặt khác, các hộ NTTS cho rằng khu vực quy hoạch xa, nước sâu, sóng gió lớn, trong khi kết cấu lồng bè chưa đảm bảo an toàn. Bên cạnh đó, do chưa có chế tài cụ thể, một số địa phương còn buông lỏng công tác quản lý nên tình trạng NTTS tự phát vẫn diễn ra.

Được biết, hiện nay, TP. Cam Ranh đã triển khai cắm mốc, vận động người dân di dời lồng bè đến vùng quy hoạch ở xã Cam Bình nhưng các hộ NTTS chưa thực hiện. Để giải quyết tình trạng này, UBND TP. Cam Ranh đã đề nghị bổ sung vào Quy hoạch phát triển ngành Thủy sản tỉnh giai đoạn 2016 - 2025, tầm nhìn đến năm 2035 thêm 200ha đến 300ha mặt nước ven bờ phục vụ NTTS.

 Theo Đề án Quy hoạch phát triển ngành Thủy sản tỉnh giai đoạn 2016 - 2025 và định hướng đến năm 2035 được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình UBND tỉnh, đến năm 2020, nuôi thủy sản biển trên vịnh Cam Ranh sẽ tập trung vào các đối tượng chính gồm: tôm hùm 28.000 lồng, cá biển 2.000 lồng. Đối với các vùng nuôi ven bờ sẽ di dời toàn bộ diện tích nuôi lồng bè hiện có ở phía tây vịnh Cam Ranh ra khu vực Cam Lập, Cam Bình; khuyến khích các hộ nuôi chuyển sang nuôi lồng bè công nghiệp khu vực phía đông xã Cam Lập…

Báo Khánh Hòa
Đăng ngày 26/09/2017
Bích La
Môi trường

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 11:26 02/12/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Phụ phẩm từ mực và bạch tuộc được tận dụng như thế nào?

Ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là mực và bạch tuộc, đang ngày càng phát triển với sự gia tăng của nhu cầu tiêu thụ toàn cầu. Tuy nhiên, một lượng lớn phụ phẩm như đầu, xúc tu, nội tạng, da, và nước thải từ quá trình chế biến lại bị bỏ phí hoặc chưa được sử dụng hiệu quả. Việc tận dụng các phụ phẩm này không chỉ giúp giảm thiểu lãng phí mà còn mang lại giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mực
• 13:39 19/12/2024

Điểm danh các loài cá cảnh đắt tiền và quý hiếm

Nuôi cá cảnh không chỉ là thú vui giải trí mà còn là một cách thể hiện phong cách sống, sự tinh tế và đẳng cấp của người chơi.

Cá cảnh
• 13:39 19/12/2024

Điều kiện tự nhiên thuận lợi để nuôi cá tầm lấy trứng ở nước ta

Cá tầm, một loài cá quý hiếm và có giá trị kinh tế cao, đặc biệt với sản phẩm trứng cá tầm (caviar), được coi là một trong những thực phẩm xa xỉ bậc nhất thế giới. Tại Việt Nam, nhờ điều kiện tự nhiên lý tưởng, ngành nuôi cá tầm lấy trứng đang dần trở thành một hướng đi triển vọng trong lĩnh vực thủy sản.

Trứng cá tầm
• 13:39 19/12/2024

Tập trung vào các phương pháp nuôi tôm thân thiện với môi trường

Nuôi tôm đã và đang là ngành kinh tế quan trọng tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, những áp lực đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường đang gây nhiều thách thức cho ngành. Để đảm bảo phát triển bền vững, việc áp dụng các phương pháp nuôi tôm thân thiện với môi trường là hết sức cần thiết.

Tôm thẻ
• 13:39 19/12/2024

Top 6 doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ đóng hộp hàng đầu Việt Nam

Cá ngừ đóng hộp Việt Nam đang chinh phục thị trường quốc tế, đặc biệt là Mỹ - nơi chiếm 36% tổng kim ngạch xuất khẩu. Với sự phát triển vượt bậc trong những năm qua, ngành cá ngừ đóng hộp không chỉ góp phần gia tăng giá trị xuất khẩu mà còn nâng cao vị thế thương hiệu thủy sản Việt Nam.

Cá ngừ đóng hộp
• 13:39 19/12/2024
Some text some message..