Ồ ạt phá rừng nuôi tôm

Trong những ngày này, dọc tuyến đường Thanh Niên, ven biển 2 huyện Thăng Bình và Núi Thành của tỉnh Quảng Nam, rất nhiều người dân đào ao nuôi tôm thẻ chân trắng, bất chấp ô nhiễm môi trường cũng như cảnh báo của chính quyền địa phương.

tận dung nuôi tôm
Người dân tận dụng mọi diện tích để nuôi tôm thẻ chân trắng

Những khu rừng dương phòng hộ ven biển xanh tươi trước đây giờ đã bị phá tan hoang. Thay vào đó là những ao tôm mọc lên như nấm. Rầm rộ nhất có lẽ là tại xã Tam Tiến, huyện Núi Thành, người dân tận dụng tất cả diện tích đất có được để đào ao tôm. Từ các ao tôm, chằng chịt những đường ống dẫn nước thải chảy thẳng ra sông.

Ông Đỗ Hồng Thanh (thôn Hà Quang, xã Tam Tiến) cho biết trước đây ông và một số ngư dân sắm thuyền đánh bắt xa bờ. Từ đầu năm 2013 đến nay, thấy những hộ nuôi tôm thẻ chân trắng thu lợi lớn nên ông và các ngư dân khác bỏ biển để nuôi tôm. Năm ngoái, ông vay ngân hàng gần 450 triệu đồng đầu tư đào 3 ao tôm, chỉ qua 2 vụ, gia đình ông đã trả hết nợ.

Thấy việc nuôi tôm dễ dàng, thu lợi cao, năm nay ông Thanh rủ thêm người em sống ở tỉnh Đắk Lắk về quê góp vốn nuôi. Anh em ông Thanh mở rộng diện tích lên 7 ao.

Sáng nào, các đầu nậu cũng mang xe tải lớn chạy khắp đường làng. Ao nào đến thời điểm thu hoạch thì chỉ cần kéo lên cân, thương lái đưa tiền sòng phẳng, có bao nhiêu cũng mua hết khiến người dân rất hào hứng. Các thương lái cho biết họ thu gom rồi bán lại cho các đầu nậu người Trung Quốc. Buôn bán với người Trung Quốc thì cũng sợ nhưng cả năm nay có thấy gì đâu?” - ông Thanh nói.

Ông Nguyễn Giúp, Chủ tịch UBND xã Tam Tiến, cho biết việc người dân ồ ạt phá rừng phòng hộ ven biển để đào ao nuôi tôm thẻ chân trắng tiềm ẩn nhiều rủi ro, môi trường bị phá hủy. Người dân đầu tư quá lớn, nếu thương lái giở trò thì trắng tay…

Để ngăn chặn việc này, UBND tỉnh đã thông báo nêu rõ hộ nào đang nuôi thì cho nuôi hết vụ, hộ nào mới đào ao chưa thả nuôi thì cấm. Tuy nhiên, khi đến xử lý thì hộ này nhìn hộ kia, phân bì nên rất khó khăn” - ông Giúp nói.

Bà Phạm Thị Hoàng Tâm, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Quảng Nam, cho biết sau khi nhận được phản ánh, chi cục đã lập đoàn kiểm tra và xử lý rất nhiều trường hợp sai phạm. Về lâu dài, để tránh ô nhiễm môi trường, tỉnh Quảng Nam đang lên phương án quy hoạch vùng nuôi tôm cho các hộ dân.

Chúng tôi đã khảo sát lập quy hoạch, đo đạc xác định vùng nuôi tôm tạm thời tại 2 huyện Núi Thành và Thăng Bình. Chúng tôi đang chờ sự góp ý của 2 huyện, sau đó trình UBND tỉnh ký thông qua để thực hiện” - bà Tâm cho biết.

Người Lao Động
Đăng ngày 24/02/2014
Trần Thường
Nuôi trồng

Tôm đóng rong nhớt cách nhận biết và giải pháp

Tôm bị đóng rong, nhớt thì trên một phần hoặc toàn bộ cơ thể sẽ bị phủ một lớp rong rêu màu xanh đen, khiến tôm hoạt động khó khăn, khó lột vỏ và chậm lớn.

Tôm đóng rong
• 10:35 09/10/2024

Tại sao xây dựng mô hình nuôi cá măng kết hợp tôm sú lại hiệu quả?

Tại Bến Tre, mô hình nuôi cá măng kết hợp tôm sú trong ao đất đang dần trở thành hướng đi mới đầy tiềm năng. Mô hình này không chỉ giúp tận dụng tối đa diện tích ao nuôi mà còn giảm thiểu rủi ro từ môi trường và biến đổi khí hậu, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

Tôm sú
• 09:34 09/10/2024

Độ mặn ao nuôi tôm tăng cao

Khi độ mặn trong ao nuôi tôm tăng cao bất thường, điều này có thể dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng cho cả sức khỏe của tôm và hiệu suất nuôi trồng. Việc hiểu rõ nguyên nhân, hậu quả và cách quản lý tình trạng độ mặn tăng cao sẽ giúp người nuôi tôm bảo vệ đàn tôm của mình hiệu quả hơn.

Đo độ mặn
• 10:16 08/10/2024

Thời gian tôm đào thải hết kháng sinh

Một câu hỏi thường gặp của người nuôi tôm là: “Tôm mất bao lâu để đào thải hết kháng sinh sau khi ngưng sử dụng?”. Hiểu rõ về thời gian đào thải kháng sinh sẽ giúp người nuôi đưa ra kế hoạch nuôi phù hợp và đảm bảo tôm sạch kháng sinh trước khi xuất bán.

Tôm thẻ
• 09:51 07/10/2024

Gấu nước: Một sinh vật bé nhỏ với sức sống mãnh liệt

Trong thế giới tự nhiên, không hiếm sinh vật có đời sống lâu dài; tuy nhiên, sinh vật biển có khả năng sinh tồn trong gần như mọi điều kiện môi trường như gấu nước thì thật sự rất hiếm hoi.

Bọ gấu nước
• 23:24 10/10/2024

Biện pháp phòng vệ chống lại vi-rút đốm trắng: Bảo vệ qua trung gian RNAi ở tôm

Vi-rút gây hội chứng đốm trắng (WSSV) đe dọa đáng kể đến ngành nuôi tôm trên toàn thế giới.

Tôm bệnh đốm trắng
• 23:24 10/10/2024

Tôm đóng rong nhớt cách nhận biết và giải pháp

Tôm bị đóng rong, nhớt thì trên một phần hoặc toàn bộ cơ thể sẽ bị phủ một lớp rong rêu màu xanh đen, khiến tôm hoạt động khó khăn, khó lột vỏ và chậm lớn.

Tôm đóng rong
• 23:24 10/10/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu

Đậu nành
• 23:24 10/10/2024

Những lưu ý khi sử dụng Probiotics trong nuôi trồng thủy sản

Hệ sinh thái của các thủy vực nuôi trồng thủy sản (NTTS) luôn thay đổi, việc duy trì sức khỏe và sản lượng của các loài thủy sản là rất quan trọng. Probiotics đã nổi lên như một giải pháp hiệu quả trong nỗ lực này, cung cấp một cách tiếp cận tự nhiên và lâu dài để cải thiện sự tăng trưởng, tăng khả năng miễn dịch và giảm tỷ lệ mắc bệnh (Singh và cộng sự, 2023).

Tôm giống
• 23:24 10/10/2024
Some text some message..